Môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần đầu tư đà nẵng miền trung (Trang 37 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Môi trƣờng bên ngoài

Môi trƣờng bên ngoài liên quan tới những thể chế hay lực lƣợng bên ngoài tổ chức đã ảnh hƣởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Môi trƣờng bên ngoài bao gồm:

- Môi trƣờng luật pháp, kinh tế, chính trị: Quy định về quyền lợi của ngƣời lao động nhƣ: Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, quy định của Bộ Lao động và Thƣơng binh xã hội... Khi có biến động về đƣờng lối chính trị, ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của Nhà nƣớc, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, sự điều tiết và can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế nói chung và công tác quản trị nguồn nhân lực nói riêng, các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại các hoạt động để thích nghi và phát triển. Vì thế phƣơng pháp đánh giá thành tích đƣợc doanh nghiệp sử dụng phải đảm bảo công bằng và không vi phạm quyền lợi, nhân phẩm của nhân viên đã đƣợc các bộ luật quy định.

- Sự phát triển văn hóa xã hội: Sự phát triển văn hóa xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động của con ngƣời. Việc thay đổi thái độ làm việc và nghỉ ngơi, lối sống trong xã hội, sự nhìn nhận đối với lao động nữ… Tất cả những yếu tố này đều ảnh hƣởng đến công tác đánh giá thành tích và cần đƣợc các nhà quản trị quan tâm đến các thay đổi này.

- Trình độ dân trí: Đây là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia và của doanh nghiệp, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản trị nguồn nhân lực, trong đó có công tác đánh giá thành tích trong doanh nghiệp. Trình độ dân trí phản ánh sự hiểu biết thông tin văn hóa, xã hội, trình độ chuyên môn, kỹ năng và năng lực làm việc và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống cũng nhƣ trong công việc.

- Thị trƣờng lao động: Các doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng cạnh tranh gay gắt trên thƣơng trƣờng nên để đạt đƣợc sự thành công, đòi hỏi các doanh

nghiệp phải có sự khác biệt so với đối thủ. Trong số các nguồn lực để tạo nên sự khác biệt thì nguồn nhân lực là một trong các nguồn lực không thể sao chép đƣợc, vì thế các doanh nghiệp rất muốn thu hút và duy trì đƣợc nhiều nhân viên giỏi và phù hợp với ngành nghề. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có hệ thống đánh giá nhân viên tốt nhằm giúp cho họ thấy mình đƣợc coi trọng, có khả năng phát triển hơn khi đƣợc làm việc tại doanh nghiệp để tạo động lực cho nhân viên nỗ lực làm tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Đánh giá thành tích là đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên theo những mục tiêu đã đặt ra trong một giai đoạn nào đó. Đây cũng chính là đánh giá kết quả công việc.

Đánh giá thành tích nhân viên là hoạt động rất quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực, có tác động to lớn đến cả tổ chức và nhân viên. Việc đánh giá thành tích không những có ý nghĩa kiểm tra kết quả công việc thực công việc của họ mà mang ý nghĩa công nhận thành tích của họ trong một thời gian xác định. Công tác đánh giá thành tích nhân viên đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao hiểu quản kinh doanh và khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Khi đánh giá thành tích nhân viên, các doanh nghiệp cần phải: - Xác định đƣợc mục tiêu đánh giá

- Xác định đƣợc các tiêu chí đánh giá - Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá - Xác định đội tƣợng đánh giá phù hợp - Xác định thời gian đánh giá

- Sử dụng kết quả đánh giá

Ngƣời đánh giá còn phải chú ý đến các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác đánh giá thành tích khi thực hiện.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ ĐÀ NẴNG -

MIỀN TRUNG

2.1. TÍNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ ĐÀ NẴNG - MIỀN TRUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần đầu tư đà nẵng miền trung (Trang 37 - 40)