6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tài chính DAĐT là một trong những nội dung quan trọng của quá trình thẩm định dự án. Dựa trên các kết quả thẩm định khác, thẩm định tài chính sẽ cho kết quả định lƣợng về hiệu quả tài chính dự án. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để NHTM ra quyết định cho vay. Do đó, nội dung thẩm định tài chính DAĐT phải đảm bảo tính khoa học, có căn
cứ và tính khả thi. Các nội dung thẩm định tài chính bao gồm:
a. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi nguồn vốn
- Tổng mức vốn đầu tư Dự án:
Đây là một nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành thẩm định tài chính dự án. Tổng mức vốn đầu tƣ dự án là bao gồm toàn bộ các khoản chi phí tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lƣu động đảm bảo cho dự án đi vào hoạt động kinh doanh bình thƣờng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mà dự án đề ra.
Việc xác định tổng mức đầu tƣ sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của DA. Do đó, việc thẩm định chính xác tổng mức vốn đầu tƣ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tƣ dự tính quá thấp thì dự án không thực hiện đƣợc trong thực tế và ngƣợc lại, nếu dự tính quá cao thì sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án. Tổng mức vốn này đƣợc chia ra làm hai loại là vốn đầu tƣ vào tài sản cố định và vốn đầu tƣ vào tài sản lƣu động ròng.
- Vốn đầu tư vào tài sản cố định:
Vốn đầu tƣ vào tài sản cố định là toàn bộ chi phí liên quan đến việc hình thành tài sản cố định (hữu hình, vô hình) từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đến giai đoạn thực hiện đầu tƣ và giai đoạn kết thúc xây dựng dự án đƣa vào sử dụng.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Bao gồm những chi phí trƣớc khi thực hiện dự án. Các chi phí này không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhƣng là chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến việc tạo lập dự án. Các chi phí nhƣ chi phí đo đạc, chi phí khảo sát, chi phí thiết kế, nghiên cứu, tƣ vấn lập hồ sơ dự án…. Các chi phí này khó có thể tính toán chính xác đƣợc. Bởi vậy, cần phải đƣợc xem xét đầy đủ các khoản mục để thẩm định cho chính xác. Thẩm định chi
phí giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đƣợc kiểm tra theo quy định hiện hành của nhà nƣớc.
Giai đoạn thực hiện đầu tư: Bao gồm các chi phí sau:
Chi phí xây dựng và mặt bằng: Chi phí về tiền thuê đất, mặt nƣớc, mặt biển, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng các hạng mục công trình, nhà tạm….
Chi phí về máy móc thiết bị (bao gồm cả lắp đặt và chạy thử), phƣơng tiện vận tải: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị và lắp đặt thiết bị
Các chi phí khác: lãi vay, giám sát dự án, dự phòng…
Do đó, việc kiểm tra chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị cần tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án, mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp và thiết bị.
Đồng thời, đối với các dự án có thời gian triển khai dài thì cần xác định nhu cầu vốn đầu tƣ theo tiến độ thực hiện DA: Phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện DA và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn nhƣ thế nào, có hợp lý hay không. Đây là cũng là cơ sở để Ngân hàng xem xét sự phù hợp với kế hoạch thu xếp các nguồn vốn tài trợ của dự án và cơ sở để tính toán lãi vay trong thời gian đầu tƣ xây dựng.
Ngoài ra, đối với Ngân hàng thì nhu cầu vốn vay theo tiến độ dự án có mối quan hệ chặt chẽ với tiến độ rút vốn vay dự án, Ngân hàng cần nắm rõ lịch trình này để chủ động trong việc tạo lập nguồn vốn cho vay nếu ký hợp đồng tín dụng với chủ đầu tƣ.
Giai đoạn kết thúc xây dựng dự án đưa vào sử dụng: Bao gồm các chi phí hoàn công, quyết toán hồ sơ dự án, kiểm toán dự án ….
Vốn đầu tƣ vào tài sản lƣu động ròng:
các tài sản lƣu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án. Khi dự án đi vào hoạt động, tất yếu sẽ phát sinh nhu cầu vốn lƣu động, do đó cần tính toán, xác định nhu cầu vốn lƣu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của DA sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính. Do đó, chỉ có vốn lƣu động ban đầu (chu kỳ sản xuất đầu tiên) và phần thay đổi vốn lƣu động hàng năm mới đƣợc tính vào vốn đầu tƣ.
Đặc tính vốn lƣu động là không đƣợc khấu hao mặc dù nó đƣợc sử dụng trong suốt vòng đời dự án và đƣợc thu hồi toàn bộ khi dự án kết thúc
- Nguồn vốn đầu tư:
Một dự án có thể đƣợc hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn tự có của chủ đầu tƣ, vốn NSNN, vốn vay TCTD, vốn trái phiếu….Chủ đầu tƣ phải giải trình một cách chắc chắn có cơ sở pháp lý khả năng thu xếp các nguồn vốn dự kiến để tài trợ cho dự án.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tƣ đƣợc thẩm định, Ngân hàng cần rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho Dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn.
Đánh giá khả năng tham gia vốn tự có của chủ đầu tƣ: Căn cứ vào tình hình tài chính hiện tại, kế hoạch tăng vốn của chủ sở hữu, năng lực tài chính của các chủ sở hữu...
Đối với các nguồn vốn huy động khác: Chủ đầu tƣ phải đƣa ra kế hoạch thu xếp và chứng minh tính khả thi của các nguồn vốn đó nhƣ: Quyết định cấp vốn NSNN, chấp thuận cho phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các hợp đồng tín dụng….
Ngoài ra, Ngân hàng còn đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện DA để đảm bảo tiến độ thi công dự án. Các nguồn vốn đã thu xếp phải sẵn sàng đáp ứng tiến độ vốn của dự án.
b. Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh
Ở nội dung này, NHTM sẽ thẩm định tính khoa học, hợp lý, hợp lệ của các bảng kế hoạch tài chính. Các bảng tài chính đƣợc thẩm định thông thƣờng bao gồm:
- Bảng kế hoạch doanh thu từ hoạt động của DA: bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu của DA đƣợc lập trên cơ sở giá bán và công suất khả thi trong mức sản xuất dự kiến của DA đã đƣợc xác định trong phần phân tích kỹ thuật. Ngoài ra, còn có doanh thu từ thanh lý tài sản cố định vào năm cuối vòng đời dự án.
- Bảng kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu này đƣợc tính cho từng năm trong suốt cả đời DAĐT. Việc tính chi phí sản xuất kinh doanh dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của DAĐT (lãi vay).
- Bảng kế hoạch kết quả kinh doanh: trên cơ sở số liệu dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm sẽ dự tính mức lãi lỗ hàng năm của DAĐT, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh hiệu quả kế toán tuyệt đối trong từng năm hoạt động của đời DADT.
- Bảng dự trù cân đối kế toán của DAĐT: bảng dự trù cân đối kế toán của DAĐT đƣợc tính cho từng năm hoạt động của DAĐT, mô tả tình trạng tài chính hoạt động kinh doanh của DAĐT thông qua việc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong từng năm hoạt động của DAĐT. Đây là tài liệu giúp Chủ đầu tƣ cũng nhƣ NHTM phân tích đánh giá đƣợc khả năng cân bằng tài chính của DAĐT.
- Bảng cân đối thu – chi (dòng tiền của DA): Dòng tiền của DAĐT là dòng tiền thực thu và thực chi của DA trong suốt quá trình hoạt động. Việc xác định dòng tiền là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng chủ yếu
đến kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tƣ.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = lợi nhuận sau thuế + khấu hao + lãi vay
Dòng tiền ròng của dự án = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + thay đổi vốn lƣu động – Chi tiêu vốn đầu tƣ
Chi tiêu vốn đầu tƣ là khoản đầu tƣ tăng thêm để thay thế, bổ sung tài sản cố định trong thời gian dự án đi vào hoạt động.
Trên cơ sở thẩm định tính chính xác, hợp lý của các bảng này, NHTM tiến hành phân tích tài chính DAĐT để xem xét hiệu quả tài chính của DAĐT qua các năm và mức độ rủi ro của dự án.