Các tiêu chí phản ánh kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Các tiêu chí phản ánh kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tƣ

tƣ của NHTM

a. Số lượng dự án đã thẩm định cho vay qua các năm

Số lƣợng dự án đã thẩm định cho vay là tổng số hồ sơ vay vốn dự án của chủ đầu tƣ đã đƣợc NHTM thẩm định trong một giai đoạn, thƣờng là một năm.

Các NHTM thƣờng không theo dõi các hồ sơ dự án bị từ chối cho vay nên số lƣợng dự án đã thẩm định sẽ căn cứ vào số hợp đồng tín dụng tài trợ dự án trong một giai đoạn.

Chỉ tiêu này cho biết số lƣợng dự án mà NHTM đã tiến hành thẩm định trong một giai đoạn nhiều hay ít.

b. Quy mô dư nợ cho vay đối với DAĐT

Quy mô dƣ nợ cho vay đối với DAĐT đƣợc thể hiện thông qua dƣ nợ cho vay trung dài hạn của các DAĐT. Dƣ nợ cho vay trung dài hạn các DAĐT càng lớn cho thấy NHTM có khả năng thẩm định nhiều DADT có quy mô lớn, có khả năng mở rộng hoạt động cho vay DAĐT.

c. Thời gian thẩm định trung bình một hồ sơ DAĐT

Đây là khoảng thời gian trung bình tính từ lúc NHTM nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp theo yêu cầu đến thời điểm khoản vay đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt

Thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tƣ vấn, hƣớng dẫn hồ sơ của Cán bộ thẩm định. Trƣờng hợp, Cán bộ thẩm định hƣớng dẫn hồ sơ đầy đủ, chi tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tƣ chuẩn bị hồ sơ, thông tin cung cấp cho Ngân hàng, tránh phải cung cấp nhiều lần. Bên cạnh đó, thời gian thẩm định cũng còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tƣ.

Nhìn chung, các NHTM chƣa đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá chỉ tiêu này do việc lấy dữ liệu thống kê gặp nhiều khó khăn.

d. Số dự án không hiệu quả

Số dự án không hiệu quả là số lƣợng dự án hoạt động không đạt đƣợc công suất hòa vốn hoặc kết quả kinh doanh lỗ. Các chủ đầu tƣ có thể triển khai nhiều dự án trong một giai đoạn. Do đó, việc đánh giá dự án nào hiệu quả, dự án nào không hiệu quả đòi hỏi chủ đầu tƣ phải có chính sách kế toán độc lập cho từng dự án.

Các dự án không hiệu quả sẽ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho NHTM. Số dự án không hiệu quả càng lớn thì công tác thẩm định tài chính chƣa thực sự hiệu quả.

Hiện nay, các doanh nghiệp thƣờng có nhiều dự án đầu tƣ cùng một lúc nên việc đánh giá hiệu quả riêng lẻ từng dự án gặp nhiều khó khăn do chế độ hạch toán kế toán chƣa phân tách theo từng dự án.

e. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của DAĐT

Nợ quá hạn của DAĐT là bất kỳ khoản vay tài trợ DAĐT đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi mà Chủ đầu tƣ không thanh toán đúng hạn.

Nợ xấu của DAĐT là các khoản vay tài trợ DAĐT đƣợc phân loại vào nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) theo Quy định phân loại nợ của NHNN.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các khoản cho vay dự án đầu tƣ là tỷ lệ giữa nợ quá hạn, nợ xấu của các khoản vay tài trợ DAĐT trên tổng dƣ nợ cho vay dự án. Tỷ lệ này càng cao cho thấy công tác thẩm định tài chính chƣa hiệu quả.

1.3 . CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI

CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ bị chi phối bởi nhiều nhân tố, song có thể phân chia thành nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên trong là những nhân tố thuộc về Ngân hàng, có thể kiểm soát, hạn chế đƣợc. Các nhân tố bên ngoài là những nhân tố môi trƣờng bên ngoài tác động và không thể kiểm soát mà chỉ có thể phòng ngừa, khắc phục để thích nghi. Việc xem xét, đánh giá các nhân tố đó là rất cần thiết đối với ngân hàng trong việc đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án.

1.3.1 . Các nh n tố bên trong

a. Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ thẩm định (Nhân tố con người)

Cũng nhƣ trong tất cả các công tác khác, nhân tố con ngƣời là hết sức quan trọng và có tính quyết định tới kết quả thẩm định. Trong quá trình thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng Cán bộ thẩm định luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ họ chính là những ngƣời trực tiếp tiến hành hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tƣ.

Để đảm bảo chất lƣợng và độ tin cậy của kết luận thẩm định, cán bộ thẩm định phải trang bị cho mình những kiến thức tổng quát và chuyên sâu

trên các phƣơng diện nhƣ: kinh tế, kỹ thuật, pháp luật ….Sự hiểu biết và toàn bộ những kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội mà cán bộ thẩm định có đƣợc đều phải thông qua đào tạo hay sự bồi dƣỡng kiến thức mà có; kinh nghiệm, kỹ năng là những gì tích luỹ đƣợc thông qua hoạt động thực tiễn; năng lực là khả năng nắm bắt, xử lý công việc trên cơ sở các tri thức, kiến thức đã đƣợc tích luỹ.

Để đạt đƣợc chất lƣợng tốt trong thẩm định tài chính dự án, yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với Cán bộ thẩm định là phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ. Phải nắm vững các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách do Nhà nƣớc quy định đối với các lĩnh vực: Ngân hàng, xây dựng cơ bản, tài chính kế toán…

Tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức tốt của Cán bộ thẩm định là điều kiện để đảm bảo cho chất lƣợng thẩm định và ngƣợc lại, cán bộ thẩm định không có kỷ luật, đạo đức không tốt sẽ không đánh giá đúng đƣợc tính khả thi của dự án. Đồng thời, cán bộ thẩm định phải có tinh thần trách nhiêm cao và trung thực trong công việc, bởi vì nếu kết luận thẩm định thiếu tính chính xác và không trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định dự án sẽ ảnh hƣởng đến ý kiến quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền.

Nhƣ vậy Cán bộ thẩm định là một trong những nhân tố quyết định chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ. Lấy thông tin gì? Ở đâu? Áp dụng chỉ tiêu nào để đánh giá đều đƣợc tiến hành bởi Cán bộ thẩm định. Do vậy muốn nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trƣớc hết bản thân trình độ kiến thức, năng lực đạo đức của Cán bộ thẩm định phải đƣợc nâng cao.

b. Công tác thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho quá trình thẩm định

Thông tin là cơ sở cho các phân tích đánh giá và là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của Cán bộ thẩm định. Muốn có kết quả thẩm định chính xác

thì phải có đƣợc thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác trên nhiều góc độ khác nhau. Để có đƣợc nguồn thông tin cần thiết cho dự án, ngân hàng có thể dựa vào các thông tin do chủ đầu tƣ cung cấp hoặc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến vấn đề cần đánh giá và tiến hành sắp xếp thông tin, sử dụng các phƣơng pháp xử lý, phân tích thông tin một cách thích hợp theo nội dung của quy trình thẩm định.

Hiện nay để có đƣợc thông tin về khách hàng của mình không khó đối với ngân hàng nhƣng làm sao để có những thông tin chính xác mới là vấn đề ngân hàng phải quan tâm. Thông thƣờng để thuận lợi cho việc đi vay, dự án mà chủ đầu tƣ đƣa đến Ngân hàng đều khả thi và mang tính chủ quan của ngƣời lập, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đều cho thấy tình hình tài chính là lành mạnh. Các chủ đầu tƣ có xu hƣớng thƣờng cung cấp thông tin theo hƣớng lạc quan, những thông tin tốt về dự án và che dấu những thông tin bất lợi về dự án. Nếu NHTM chỉ dựa vào các thông tin này thì kết quả thẩm định sẽ không phản ánh đúng thực chất hiệu quả của dự án. NHTM phải thu thập nhiều thông tin đa chiều để có thể thẩm định các thông tin dự án của chủ đầu tƣ.

Nhƣ vậy, việc thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác luôn đƣợc đặt ra nhƣ một nhu cầu cấp bách đối với công tác thẩm định dự án, thiết lập đƣợc một hệ thống thông tin nhƣ vậy sẽ giúp cho Ngân hàng rất nhiều trong việc nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ của Ngân hàng.

c. Tổ chức công tác thẩm định

Công tác thẩm định cho vay là nghiệp vụ đòi hòi tập hợp của nhiều hoạt động khác nhau với sự tham gia của nhiều bộ phận. Giữa các bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau đòi hỏi có một sự phân công, phối hợp, quy định quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng nhƣ mối liên hệ giữa các cá nhân và các bộ phận trong quá trình

thực hiện. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tài chính dự án nếu đƣợc xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy đƣợc năng lực, sức sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ sẽ nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án. Đồng thời, ngân hàng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định đối với từng cá nhân và bộ phận thẩm định. Tuy nhiên, các quy định trên không đƣợc cứng nhắc, gò bó làm mất đi tính chủ động, sức sáng tạo của từng cá nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định dự án.

d. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định

Hiện nay khoa học kỹ thuật hiện đại đã ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là công nghệ thông tin đã đƣợc ứng vào trong ngành ngân hàng làm tăng khả năng thu thập, xử lý và lƣu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó việc cung cấp thông tin cho việc thẩm định tài chính dự án đầu tƣ một cách hiệu quả hơn. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm chuyên dùng cho ngân hàng nói chung và cho công tác thẩm định nói riêng đƣợc thuận tiện hơn. Các Cán bộ thẩm định có thể truy cập và xử lý một lƣợng thông tin lớn mà vẫn tiết kiệm thời gian, các chỉ tiêu tính toán đã đƣợc cài đặt chỉ cần nạp số liệu vào máy sẽ cho các chỉ tiêu nhƣ: NPV, IRR. Tuy nhiên, các chƣơng trình ứng dụng này cũng là sản phẩm của con ngƣời nên đòi hỏi các Cán bộ thẩm định phải rà soát, kiểm tra lại từng dữ liệu nhập vào để cho một kết quả chính xác.

1.3.2 . Các nh n tố bên ngoài

a. Môi trường kinh tế

Lạm phát là yếu tố bất định ảnh hƣởng đến việc thẩm định tài chính dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian, do vậy nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tƣ. Mức lạm phát rất khó dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào nhiều

nhân tố: quy luật cung cầu, tâm lý ngƣời tiêu dùng, sức mạnh nền kinh tế... Các biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu NPV, IRR đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy để đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó cần phải xác định một cách chính xác hợp lý giá cả của các yếu tố trong chi phí hay doanh thu của dự án.

b. Môi trường pháp lý

Các chủ thể trong nền kinh tế đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Do đó, những văn bản chính sách của các cơ quan Nhà nƣớc sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động thẩm định của Ngân hàng. Các văn bản này có thể kể tới nhƣ: các văn bản hƣớng dẫn tính khấu hao, tính tiền thuê đất đai, các khoản phí, thuế tài nguyên, môi trƣờng hay những hƣớng dẫn về thuế là những văn bản có ảnh hƣởng trực tiếp tới công tác thẩm định của ngân hàng.

Dự án nào càng bị chi phối bởi nhiều quy định của pháp luật, các chính sách của Nhà nƣớc thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro do hệ thống pháp luật nƣớc ta chƣa ổn định và hay bị thay đổi. Do đó, các kết quả thẩm định sẽ khác biệt nhiều so với thực tế trong quá trình triển khai dự án.

c. Khách hàng

Thông thƣờng, các dự án mà khách hàng gửi tới ngân hàng là những thông tin tích cực, các khách hàng thƣờng che dấu hoặc không đề cập những vấn đề bất lợi. Do đó, trƣờng hợp những Cán bộ thẩm định không có trách nhiệm nghề nghiệp, chủ quan, tin tƣởng vào khách hàng mà không tiến hành kiểm tra lại các thông tin dự án của Khách hàng thì sẽ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là kết luận sai về tính khả thi, hiệu quả của dự án và nếu ngân hàng cho vay thì có nguy cơ dẫn đến thua lỗ, không thu hồi vốn.

Bên cạnh đó, không phải Khách hàng nào cũng biết lập dự án và cung cấp các thông tin cần thiết cho Ngân hàng. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động quản lý mang tính chất gia đình thƣờng không biết lập dự án và đầu

tƣ theo kinh nghiệm, không có hệ thống sổ sách theo dõi kịp thời. Khi gặp những trƣờng hợp này thì ngƣợc lại, Cán bộ thẩm định lại tốn nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin và hƣớng dẫn khách hàng cung cấp thông tin để Ngân hàng thẩm định. Trƣờng hợp Cán bộ thẩm định thiếu quá nhiều thông tin cũng sẽ có thể kết luận sai về tính khả thi, hiệu quả của dự án. Có thể có những dự án tốt bị từ chối cho vay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DAĐT và giới thiệu tổng quan về công tác thẩm định và nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong cho vay tại các NHTM bao gồm các nội dung: Khái niệm, sự cần thiết, mục đích, các nội dung công tác thẩm định tài chính, phân tích rủi ro, các tiêu chí phản ánh kết quả thẩm định…

Phần cuối chƣơng I phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tài chính DAĐT: Nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ Ở VIETCOMBANK ĐÀ NẴNG

2.1 . TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK ĐÀ NẴNG 2.1.1 . Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 . Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 30/04/1975 là ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nƣớc, đồng thời Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (Ban đại diện tại Trung Trung bộ) đã ký Quyết định số 31/QĐ ngày 30/04/1975 thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng trực thuộc Ngân hàng Khu Trung Trung bộ nhằm phục vụ kịp thời các hoạt động kinh tế đối ngoại của Chính phủ cách mạng tại vùng giải phóng Trung bộ. Đây là chi nhánh ngân hàng hoạt động đối ngoại đầu tiên của Miền Nam Việt Nam.

Tiếp theo tại Quyết định số 142/NH/QĐ ngày 27/12/1976, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam ra quyết định thành lập lại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng Đà Nẵng trực thuộc Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.

Trƣớc đây, Chi nhánh Ngân hàng ngoại thƣơng Đà Nẵng hoạt động theo cơ chế bao cấp, khách hàng bao gồm các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc phép kinh doanh đối ngoại, việc đầu tƣ tín dụng bị hạn chế theo kế hoạch.

Từ cuối năm 1990, Chi nhánh Ngân hàng ngoại thƣơng Đà Nẵng đã tiến hành đổi mới toàn diện, triệt để theo pháp lệnh ngân hàng, theo điều lệ Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam và tổ chức hoạt động kinh doanh theo cơ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)