6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. QUY TRÌNH TÍN DỤNG CHO VAY DỰ ÁN
a. Sơ đồ quy trình tín dụng cho vay dự án
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình tín dụng cho vay dự án
b. Diễn giải
Hiện nay, Vietcombank có 2 quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng SMEs và Quy trình tín dụng Doanh nghiệp lớn. Tùy theo mức cho vay mà thẩm quyền phê duyệt khác nhau. Theo đó, thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Chi nhánh sẽ áp dụng Quy trình tín dụng SMEs. Thẩm quyền Hội sở chính phê duyệt thì áp dụng Quy trình Doanh nghiệp lớn. Nhìn chung, các quy trình đều giống nhau ở tại Chi nhánh, riêng quy trình Doanh nghiệp lớn sẽ có thêm bƣớc là trình Hội sở chính phê duyệt sau khi đƣợc Hội đồng tín dụng Chi nhánh đồng ý đầu tƣ. Các bƣớc trong quy trình thẩm định tại Chi nhánh nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Tiếp xúc khách hàng và hƣớng dẫn hồ sơ:
Phòng Khách hàng là phòng đầu mối tiếp nhận yêu cầu của Khách hàng. Cán bộ khách hàng (CBKH) hƣớng dẫn hồ sơ cho Khách hàng cung cấp. Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu của Khách hàng, CBKH xem xét những yếu tố sau:
+ Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ;
+ Thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ khách hàng hoặc từ nguồn khác (nếu có);
+ Thông tin cập nhật về những thay đổi quan trọng của khách hàng so với thời điểm cấp tín dụng lần trƣớc (Nếu đã có quan hệ tín dụng)
+ Thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng cụ thể đang đề cập; phƣơng án/dự án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp bảo đảm tiền vay.
Trƣờng hợp hồ sơ của khách hàng chƣa đáp ứng đủ theo quy định hiện hành, CBKH báo cáo xin ý kiến Lãnh đạo Phòng Khách hàng để đề nghị khách hàng bổ sung.
- Bƣớc 2: Thẩm định đề xuất tín dụng: Trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc, CBKH lập báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng. Nội dung thẩm định tối thiểu bao gồm:
o Sự phù hợp của việc cấp tín dụng so với các quy định pháp luật và chính sách quản lý rủi ro của Vietcombank.
o Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro liên quan đến dự án của Khách hàng
o Khả năng trả nợ của Khách hàng
o Biện pháp bảo đảm.
- Bƣớc 3: Kiểm soát hồ sơ: Sau khi hoàn tất, CBKH ký vào Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng và trình Lãnh đạo Phòng Khách hàng rà soát, có ý kiến và ký vào Báo cáo.
- Bƣớc 4: Phê duyệt tín dụng: Sau khi Lãnh đạo phòng Khách hàng ký vào báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, CBKH sắp xếp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Bƣớc 5: Soạn thảo và ký kết các hợp đồng: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và hợp đồng khác: Sau khi phê duyệt, CBKH tiến hành soạn thảo các loại hợp đồng (Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo….) và chịu trách nhiệm lấy chữ ký đúng ngƣời, đúng thẩm quyền. Các thông tin trên hợp đồng phải khớp đúng với các thông tin tín dụng đƣợc phê duyệt.
- Bƣớc 6: Nhập dữ liệu vào hệ thống và lƣu hồ sơ: CBKH lập Thông báo tác nghiệp mở hợp đồng tín dụng gửi Phòng Quản lý nợ kèm toàn bộ hồ sơ thẩm định khách hàng.
- Bƣớc 7: Giải ngân: Khi Khách hàng có nhu cầu rút vốn, CBKH hƣớng dẫn hồ sơ và kiểm tra các điều kiện phê duyệt đã đáp ứng chƣa? Trƣờng hợp đã đáp ứng thì lập thông báo Tác nghiệp rút vốn để chỉ thị Phòng Quản lý nợ mở tài khoản vay và giải ngân.
- Bƣớc 8: Kiểm tra, giám sát và phát hiện rủi ro: sau khi giải ngân thì CBKH có trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động của dự án.
- Bƣớc 9: Điều chỉnh tín dụng, xử lý khoản nợ có vấn đề (nếu có):Khi Khách hàng có khả năng trả nợ không đúng kế hoạch trả nợ hoặc không đáp ứng điều kiện phê duyệt tín dụng thì CBKH hƣớng dẫn Khách hàng gửi công văn đề nghị điều chỉnh và tiến hành thẩm định và đề xuất điều chỉnh tín dụng. Quy trình phê duyệt điều chỉnh tín dụng giống quy trình phê duyệt tín dụng.
Trƣờng hợp khoản vay bị quá hạn, CBKH phải gửi thông báo đòi nợ quá hạn. Xét thấy cần thiết, CBKH đề xuất cấp cao hơn làm việc với Đại diện có thẩm quyền để đòi nợ trực tiếp. CBKH lập báo cáo nguyên nhân quá hạn và đề xuất các hƣớng, biện pháp xử lý, chính sách quản lý… trình Trƣởng phòng Khách hàng và Ban lãnh đạo.
hạn và đôn đốc Khách hàng nộp tiền trả nợ đúng hạn để bộ phận kế toán tiền vay thu nợ.