Đối với Vietcombank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 88 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Đối với Vietcombank

Thứ nhất là do đặc thù và định hƣớng phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng nhƣ phân tích trên là ƣu tiên phát triển dịch vụ, du lịch. Do đó, giá trị vốn đầu tƣ chiếm tỷ trọng lớn nhất trên địa bàn là các dự án bất động sản

du lịch. Trong khi đó, định hƣớng chính sách tín dụng của Vietcombank là tiếp tục hạn chế cho vay lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Vì vậy, kiến nghị Vietcombank cần xem xét đặc thù của từng địa phƣơng mà có chính sách tín dụng phù hợp.

Thứ hai là số lƣợng các dự án và thông tin tài chính Doanh nghiệp của toàn hệ thống Vietcombank khá lớn nhƣng chƣa đƣợc hệ thống hóa để các Chi nhánh tham khảo thông tin thẩm định. Vietcombank cần xây dựng bảng chỉ tiêu tài chính bình quân theo từng ngành, quy mô doanh nghiệp. Trong các báo ngành cần lồng ghép các tiêu chuẩn thẩm định tối thiểu để làm cơ sở cho Chi nhánh so sánh với các chỉ tiêu thẩm định hiệu quả dự án cụ thể. Ví dụ: công suất hoạt động từng loại dự án (khách sạn, dệt may…): năm đầu là bao nhiêu, mỗi năm tăng bao nhiêu và tối đa là bao nhiêu. IRR bình quân là bao nhiêu? ROE, ROA tối thiểu bao nhiêu?

Thứ ba là về công tác đào tạo và trao đổi kinh nghiệm: Vietcombank cần tăng cƣờng tổ chức các khoá học ngắn hạn, các buổi tập huấn chuyên đề thẩm định dự án đầu tƣ, xây dựng các tình huống thẩm định để trao đổi hoặc tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm công tác thẩm định, các sai phạm trong thẩm định để các Chi nhánh rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tƣ nói riêng trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 88 - 89)