6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan
Một trong những khó khăn trong việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp không trung thực và minh bạch. Do đó, Chính phủ cần phải có những quy định để tăng cƣờng tính công khai trong hoạt động kế toán tài chính. Tất cả mọi nỗ lực của ngân hàng chỉ có hiệu quả khi thông tin mà họ nhận đƣợc là trung thực. Nếu các báo cáo tài chính không minh bạch sẽ làm biến dạng, sai lệch các chỉ tiêu kết quả. Do đó, Chính phủ cần có chế tài xử lý thật nghiêm minh đối với các trƣờng hợp
cố tình làm sai lệch báo cáo tài chính, sử dụng nhiều hệ thống báo cáo tài chính khác nhau.
- Đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với các ngành khác tiếp tục xây dựng và cập nhật hàng năm suất đầu tƣ của từng loại dự án cụ thể. Đây là một trong những cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án đƣợc sát hơn, cụ thể hơn nhƣ tỷ lệ lãi suất của nền kinh tế, giá cơ sở của các mặt hàng chủ lực, các định mức tiêu hao nguyên liệu.
- Bộ Tài chính cần có chế tài nghiêm khắc để bắt buộc các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhất và tăng cƣờng các biện pháp quản lý, giám sát tính tuân thủ chế độ kế toán. Ngoài ra, cần công khai minh bạch hệ thống dữ liệu báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp để các Ngân hàng tra cứu. Các báo cáo tài chính mà Doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế đa phần là các báo cáo đã đƣợc xử lý để giảm lợi nhuận sau thuế nhằm giảm số tiền thuế phải nộp. Đứng trên góc độ nguyên tắc thận trọng trong thẩm định thì các báo cáo tài chính này sẽ đáp ứng đƣợc nguyên tắc thẩm định.
Ngân hàng Nhà nƣớc cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Thực tế cho thấy mức độ cập nhật thông tin về các doanh nghiệp của CIC còn chậm. Khi các ngân hàng yêu cầu CIC cung cấp thông tin để kiểm tra tính chính xác về tình hình tài chính, nhóm nợ thƣờng cập nhật chậm. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong cho vay của các NHTM. Bên cạnh đó, hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nƣớc phải khai thác thông tin báo cáo tài chính doanh nghiệp từ cơ quan thuế chứ không phải từ các NHTM để đảm bảo tính thống nhất cao.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả hoạt động là mục tiêu chính của mọi tổ chức trong nền kinh tế, trong đó có Ngân hàng thƣơng mại. Tại Việt Nam, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại đang chiếm tỷ trọng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại sẽ ảnh hƣởng mạnh đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Kết quả thẩm định tài chính là một trong những nội dung đƣa đến quyết định dự án có đƣợc duyệt vay hay không. Do vậy, thẩm định tài chính dự án đầu tƣ cần đƣợc coi trọng và thực hiện nghiêm túc để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án và đem lại những dự án có hiệu quả cho xã hội nói chung và hiệu quả hoạt động của NHTM nói riêng.
Qua tìm hiểu thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Vietcombank Đà Nẵng, có thể thấy công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Vietcombank Đà Nẵng bƣớc đầu đã có hiệu quả và đạt đƣợc những kết quả đáng kể nhƣng vẫn còn những hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực tế, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Vietcombank Đà Nẵng, gồm các 5 nhóm giải pháp cơ bản sau:
1. Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin thẩm định: Đa dạng nguồn khai thác thông tin đặc biệt là nguồn thông tin từ mạng Internet, cần bố trí khu vực truy cập internet độc lập với mạng nội bộ. Tăng cƣờng đi tìm hiểu, khảo sát thực tế, lƣu ý thông tin từ đối thủ cạnh tranh. Chuẩn bị nội dung khi tiếp xúc, làm việc với khách hàng. Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin phục vụ thẩm định.
2. Hoàn thiện công tác phân công nhiệm vụ thẩm định, quản lý công tác thẩm định: Phân công nhiệm vụ theo sở trƣờng của từng ngƣời, chuyên môn
hóa theo nhóm ngành, lĩnh vực và khuyến khích làm việc theo nhóm để hỗ trợ. Mở sổ theo dõi tiến độ thẩm định dự án, nâng cao sự phối hợp giữa các bộ phận trong quy trình tín dụng tại chi nhánh và giữa chi nhánh với Hội sở chính.
3. Hoàn thiện nội dung thẩm định: Nâng cao tính chính xác của các giả định làm cơ sở thẩm định. Phƣơng pháp trình bày cần rõ ràng hơn, thể hiện đƣợc kết quả công tác thẩm định. Hoàn thiện các chƣơng trình ứng dụng thẩm định tài chính.
4. Tổ chức đánh giá chất lƣợng thẩm định tài chính sau đầu tƣ: Thƣờng xuyên kiểm tra thực tế triển khai dự án với kết quả thẩm định để phát hiện rủi ro và rút kinh nghiệm cho những lần thẩm định sau.
5. Nâng cao chất lƣợng, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho bộ phận tín dụng: Chú trọng công tác tuyển dụng, tự đào tạo, đào tạo tại chỗ. Xây dựng chính sách khen thƣởng, xử phạt nghiêm minh đối với cán bộ thẩm định.
Ngoài ra, tác giả còn nêu một số kiến nghị với Vietcombank, Chính phủ và các bộ ngành liên quan liên quan đến việc hỗ trợ, nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong cho vay:
Vietcombank cần xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với đặc thù địa phƣơng. Cần hệ thống hóa các thông tin tài chính doanh nghiệp và các dự án mà Vietcombank đã thẩm định. Tăng cƣờng đào tạo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thẩm định tài chính dự án trong cho vay.
Chính phủ và bộ tài chính cần chuẩn hóa các quy định, chế độ kế toán hƣớng tới công khai minh bạch báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Bộ xây dựng phối hợp với các bộ ngành khác xây dựng suất đầu tƣ chi tiết từng ngành, lĩnh vực đầu tƣ và phải cập nhật hàng năm theo đơn giá mới.
tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc phải khai thác thông tin báo cáo tài chính doanh nghiệp từ cơ quan thuế chứ không phải từ các NHTM.
Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống kê [2] Các văn bản, quy định về thẩm định dự án đầu tƣ của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thƣơng Việt Nam.
[3] Phan Thị Hoài Dung (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
[4] Kết luận Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (2013-2014)
[5] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng, NXB Tài chính.
[6] Trần Thị Nhƣ Lai (2008), Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại Vietcombank Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế.
[7] Nguyễn Văn Lành (2012), Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty tài chính Cổ phần dầu khí Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
[8] Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (2012-2014), Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Đà Nẵng. [9] TS. Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp,
NXB Tài Chính.
[10] TS. Nguyễn Trƣờng Sơn, Ths. Đào Hữu Hòa (2002), Giáo trình Quản trị dự án đầu tư, NXB Thống Kê.
[11] Ths. Nguyễn Đức Trung (2006), Tài liệu tham khảo thẩm định dự án đầu tư, Học Viện ngân hàng, khoa Ngân hàng.
[12] Đỗ Quang Trung (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
[13] Hồ Thân Ái Vân (2012), Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay tại Ngân hàng VP Bank – Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Kính thƣa Quý Vị!
Tôi tên là Thái Bá Sĩ. Hiện nay, tôi đang làm luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng”. Vì vậy, tôi xây dựng bảng câu hỏi dƣới đây để góp phần đánh giá thực trạng hoạt động cho vay dự án đầu tƣ tại Vietcombank Đà Nẵng. Tôi rất mong nhận đƣợc sự hợp tác từ phía quý vị.
Tôi xin bảm đảm những thông tin quý vị cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích học tập.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quý báu của Quý vị! ---
1. Quý vị Công tác tại Phòng Khách hàng Vietcombank Đà Nẵng từ năm nào?
………. 3. Chuyên ngành đào tạo của Quý vị là gì?
……… 3. Xin Quý vị vui lòng điền thông tin dƣới đây:
STT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Số dự án đã thẩm định cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh Đà Nẵng
2 Số dự án đã thẩm định cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của HSC
3 Số lƣợng dự án không hiệu quả thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh
4 Số lƣợng dự án không hiệu quả thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính
4. Theo Quý vị thì nguyên nhân chủ yếu dự án không hiệu quả là gì? ………. ……… ……… Cảm ơn Quý vị đã dành thời gian giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra này.