Kết quả công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 61 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3.Kết quả công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay của

của Vietcombank Đà Nẵng

a. Số lượng và quy mô dự án đầu tư đã được thẩm định

Bảng 2.6. Số lượng và quy mô dự án đầu tư đã thẩm định trong giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tăng trƣởng (%) 2013/2012 2014/2013 Số lƣợng dự án đã thẩm định trong năm Dự án 57 60 86 5,26 43,33 + Dự án thuộc thẩm quyền Chi nhánh Dự án 56 57 85 1,79 49,12 + Dự án thuộc thẩm quyền Hội sở chính Dự án 1 3 1 200,00 -66,67

Doanh số giải ngân dự án trong năm

Tỷ đồng 132 215 354 62,88 64,65

Quy mô dƣ nợ cho vay dự án

Tỷ đồng 1.289 1.282 1.343 -0,54 4,76

(Nguồn: Điều tra thống kê hồ sơ tín dụng dự án 2012, 2014 – Vietcombank Đà Nẵng)

Nhìn chung, số lƣợng dự án thẩm định cho vay của Vietcombank Đà Nẵng tăng đều qua các năm. Đi cùng với sự gia tăng số lƣợng dự án cho vay thì doanh số giải ngân và giá trị quy mô dƣ nợ cho vay dự án cũng tăng tƣơng ứng. Cụ thể:

Số lƣợng dự án thẩm định cho vay trong năm 2014 là 86 dự án, tăng 26 dự án so với năm 2013. Trong đó, chủ yếu là các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh và chỉ có 1 dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính. Tổng số dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính trong giai đoạn 2012-2014 chỉ có 05 dự án. Điều này cho thấy quy mô đầu tƣ dự án của các Doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng khá nhỏ. Bên cạnh đó, thẩm quyền phê duyệt tín dụng dự án của Vietcombank Đà Nẵng cũng khá cao nên số lƣợng dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh nhiều. So với các chi nhánh trong Vietcombank, thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh Đà Nẵng thuộc nhóm 2, chỉ sau Chi nhánh Hồ Chí Minh.

Doanh số giải ngân dự án trong năm 2014 là 354 tỷ đồng, doanh số giải ngân bình quân mỗi dự án là 4,1 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh số giải ngân năm 2013 là 215 tỷ đồng với doanh số giải ngân bình quân mỗi dự án chỉ có 3,6 tỷ đồng. Điều này là do nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi trong năm 2014, chính sách tiền tệ ổn định đã hỗ trợ cho các Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh hơn.

Dƣ nợ cho vay dự án của Vietcombank Đà Nẵng đến cuối năm 2014 là 1.343 tỷ đồng, tăng 4,76% so với năm 2013. Dƣ nợ cho vay dự án của Vietcombank Đà Nẵng đến 31/12/2014 chiếm 27,39% tổng dƣ nợ, tỷ trọng này giảm 3,4% so với năm 2013 và 9,4% so với năm 2012. Mặc dù giá trị dƣ nợ cho vay dự án tăng qua các năm nhƣng do tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ dự án thấp hơn tốc độ cho vay các lĩnh vực khác nhƣ: cho vay cá nhân, cho vay vốn lƣu động… Điều này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng của Vietcombank là

cố gắng phấn đấu thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

b. Thời gian thẩm định trung bình một hồ sơ DAĐT

Bảng 2.7. Thời gian thẩm định trung bình dự án đầu tư trong giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tăng trƣởng (%) 2013/2012 2014/2013 Dự án thuộc thẩm quyền Chi nhánh Ngày 14 18 15 28,57 -16,67 Dự án thuộc thẩm quyền HSC Ngày 35 42 30 20,00 -28,57

Số năm kinh nghiệm bình quân của CBKH

Năm 7 5 6

(Nguồn: Điều tra thống kê hồ sơ tín dụng dự án 2012, 2014 – Vietcombank Đà Nẵng)

Nhìn chung, thời gian thẩm định hồ sơ dự án thuộc thẩm quyền của Chi nhánh biến động nhƣng vẫn nằm trong khoảng thời gian tiêu chuẩn của Vietcombank (tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ). Thời gian thẩm định bình quân hồ sơ cho vay dự án thuộc thẩm quyền chi nhánh trong năm 2014 là 15 ngày, giảm hơn 3 ngày so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013, Vietcombank Đà Nẵng đã luân chuyển CBKH cũ và tuyển dụng mới nên kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

Đối với các hồ sơ dự án thuộc thẩm quyền Hội sở chính phê duyệt: Nhìn chung thời gian phê duyệt đều vƣợt khoảng thời gian tối đa theo tiêu chuẩn của Vietcombank. Nguyên nhân chính là các hồ sơ trình Hội sở chính là những hồ sơ dự án lớn, phức tạp. Riêng bƣớc thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng tại Chi nhánh Đà Nẵng cũng đã tốn khá nhiều thời gian. Sau khi Chi nhánh đồng ý và đề nghị Hội sở chính phê duyệt thì Hội sở chính mới bắt đầu công việc rà soát, tái thẩm định lại và trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong

quá trình rà soát, tái thẩm định, Phòng Quản lý rủi ro Hội sở chính có thể yêu cầu Chi nhánh làm rõ một số thông tin hoặc bổ sung hồ sơ. Trình tự quy trình tín dụng tại Hội sở chính cũng tƣơng tự nhƣ tại Chi nhánh.

c. Tỷ lệ các dự án hoạt động không hiệu quả

Bảng 2.8. Tỷ lệ các dự án hoạt động không hiệu quả trong giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tăng trƣởng (%) 2013/2012 2014/2013 Số lƣợng dự án còn dƣ nợ Dự án 146 178 188 21,92 5,62 Số lƣợng dự án không hiệu quả

Dự án 4 3 1 -25,00 -66,67 Tỷ lệ dự án không hiệu quả % 2,74 1,69 0,53 -38,48 -68,44

(Nguồn: Điều tra thống kê cán bộ khách hàng dự án 2012, 2014 – Vietcombank Đà Nẵng)

Qua khảo sát các CBKH tại Phòng Khách hàng, số lƣợng dự án không hiệu quả do Chi nhánh đầu tƣ khá thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số dự án. Các dự án không hiệu quả này chủ yếu tập trung vào các dự án đầu tƣ phƣơng tiện vận chuyển, thiết bị thi công của doanh nghiệp xây dựng. Khi nền kinh tế hồi phục và giá xăng dầu giảm, thị trƣờng bất động sản ấm lên thì hoạt động của các doanh nghiệp vận tải, xây dựng cũng khởi sắc theo.

d. Tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án

Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án đầu tư trong giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tăng trƣởng (%) 2013/2012 2014/2013

Nợ quá của Doanh nghiệp có vay đầu tƣ dự án 5,50 2,20 - -60,00 -100,00 Trong đó: Dự án thuộc thẩm quyền Chi nhánh 5,50 2,20 - -60,00 -100,00 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,43 0,17 - -59,78 -100,00

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2012, 2014 – Vietcombank Đà Nẵng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, các dự án do Vietcombank Đà Nẵng tài trợ cũng đã hoạt động tốt lên thể hiện qua chỉ tiêu nợ quá hạn của các khoản cho vay dự án giảm dần và cuối năm 2014 các khoản nợ này đều trong hạn. Trong giai đoạn 2012-2014 thì năm 2012 là năm có nợ quá hạn cao nhất nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm có 0,43% dƣ nợ cho vay dự án. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lạm phát, lãi suất cho vay trong năm 2012 khá cao, ảnh hƣởng mạnh đến khả năng trả nợ của các dự án. Toàn bộ các khoản nợ quá hạn trong các năm 2012, 2013 là các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Chi nhánh.

e. Tỷ lệ nợ xấu của các dự án

Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ xấu của các dự án đầu tư trong giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tăng trƣởng (%) 2013/2012 2014/2013

Nợ xấu của DN có vay đầu tƣ dự án 1,20 - - -100,00 - Trong đó: Dự án thuộc thẩm quyền Chi nhánh 1,20 - - -100,00 - Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,09 - - -100,00 -

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2012, 2014 – Vietcombank Đà Nẵng)

Trong số các khoản nợ quá hạn của năm 2012 thì một số khoản vay đã chuyển sang nợ xấu với giá trị 1,2 tỷ đồng. Khoản nợ xấu này cũng là khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh. Trong năm 2013 và 2014, Chi nhánh đã tích cực xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nên không phát sinh khoản nợ xấu nào.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 61 - 66)