6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung của công tác thẩm định
DAĐT trong cho vay
a. Công tác thu thập thông tin
Nguồn thông tin chủ yếu mà Phòng Khách hàng khai thác là từ khách hàng cung cấp, quy định của pháp luật và thông tin tra cứu trên internet. Tuy nhiên, nguồn thông tin từ mạng internet có phần hạn chế bởi Quy định bảo mật và an toàn hệ thống công nghệ thông tin không cho phép cán bộ nhân viên tự do truy cập internet. Chỉ những trang website và máy tính cụ thể đƣợc Ban lãnh đạo phê duyệt mới đƣợc truy cập vào.
Sau khi thu thập thông tin, CBKH sẽ tiến hành đi thực tế nhằm kiểm tra lại thông tin, bổ sung thêm thông tin còn thiếu, đánh giá sự hợp lý của dự án. Tuy nhiên, những dự án ở xa, chủ đầu tƣ không tạo điều kiện cho đi khảo sát, cố tình che dấu những điểm không tốt … sẽ ảnh hƣởng đến kết quả thẩm định.
Một trong những nguồn thông tin quan trọng và sát thực với dự án thẩm định là nguồn thông tin từ các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, lĩnh vực của dự án. Vietcombank Đà Nẵng chỉ mới khai thác thông tin của những khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Chi nhánh nên chƣa phong phú và đầy đủ. Trong khi mức độ cho vay trung dài hạn đối với dự án của toàn hệ thống Vietcombank khá lớn, đa dạng nhiều ngành nghề, loại hình đầu tƣ nhƣng thực tế dữ liệu về dự án của Khách hàng chƣa đƣợc hệ thống hóa để các chi nhánh tham khảo làm cơ sở thẩm định.
b. Công tác phân tích thông tin và tiến hành thẩm định
Sau khi thu thập thông tin cần thiết, CBKH phải tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung tài chính DAĐT của khách hàng với các thông tin thu thập đƣợc. Nội dung nào chấp nhận thông tin khách hàng, nội dung nào không chấp nhận và đƣa ra mức đề xuất mới của mình và giải thích cơ sở, lý do. Do trình độ CBKH không đồng đều nên chất lƣợng phân tích đánh giá thông tin ở
một số hồ sơ còn sơ sài, chƣa thể hiện đƣợc ý kiến thẩm định của CBKH.
Sau khi phân tích thông tin, CBKH tổng hợp các giả định để tiến hành tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ cho phƣơng án cơ sở. Hiện tại, Vietcombank Đà Nẵng sử dụng phần mềm MS.Excel để hỗ trợ lập các bảng tính hiệu quả dự án. Khi thẩm định dự án mới, CBKH thƣờng sử dụng lại các bảng tính hiệu quả tài chính dự án cũ. Trong khi đó, mỗi dự án có vòng đời khác nhau, giá trị thu hồi cuối vòng đời dự án khác nhau, cách thức lập công thức tính khác nhau…. Vì vậy, một số trƣờng hợp CBKH đã chủ quan không kiểm tra hết các công thức trong các bảng tính, các dữ liệu cũ chƣa đƣợc chỉnh sửa … nên dẫn đến sai lệch kết quả thẩm định.
Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Vietcombank Đà Nẵng: Đây là một trong những nội dung quan trọng của Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng. Kết quả thẩm định tài chính là một trong những điều kiện để quyết định cho vay hay không cho vay theo quy định của Pháp luật. Trên cơ sở hƣớng dẫn của Quy trình tín dụng, cẩm nang tín dụng và các tài liệu đào tạo nội bộ tại Vietcombank thì về cơ bản vẫn là các nội dung đã nêu ở chƣơng 1, bao gồm:
- Thẩm định tổng vốn đầu tƣ và nguồn tài trợ:
CBKH rà soát, đánh giá sự đầy đủ của các khoản mục chi phí đầu tƣ so với hồ sơ dự án.
Đối với giá trị từng khoản mục đầu tƣ, CBKH căn cứ hồ sơ thông tin dự án của chủ đầu tƣ cung cấp và các định mức của cơ quan Nhà nƣớc, suất đầu tƣ dự án tƣơng tự… để đánh giá mức độ hợp lý, phù hợp của từng khoản mục chi phí. Một số hồ sơ thẩm định vẫn còn tính giá trị thuế Giá trị gia tăng (VAT) vào giá trị vốn đầu tƣ. Điều này đã vi phạm quy định của chế độ kế toán.
Sau khi thẩm định tổng vốn đầu tƣ thì Ngân hàng thẩm định cơ cấu nguồn vốn tham gia. Trong đó, đi sâu thẩm định khả năng thu xếp vốn tự có
của Chủ đầu tƣ. CBKH thƣờng căn cứ vào vốn điều lệ, báo cáo tài chính và kế hoạch góp vốn của cổ đông …Tùy mức độ rủi ro của từng loại dự án mà vốn tự có tham gia khác nhau, tối thiểu là 15% tổng vốn đầu tƣ.
Đối với phần vốn vay: Thông thƣờng để đơn giản Vietcombank sẽ xem xét cho vay toàn bộ dự án nên không đánh giá các nguồn vốn vay của NHTM khác. Thực tế, đối với các dự án nhỏ, CBKH chỉ mới quan tâm nhiều đến nguồn vốn đầu tƣ ban đầu mà chƣa quan tâm đúng mức đến nguồn vốn lƣu động để dự án hoạt động. Do đó, một số dự án sau khi đi vào hoạt động thì gặp khó khăn do không có vốn lƣu động.
- Thẩm định doanh thu, chi phí hoạt động của DAĐT:
Công suất hoạt động: Thông thƣờng, CBKH đề xuất mức công suất năm đầu là 60% và tăng dần đến 90% công suất thiết kế. Tuy nhiên, điều này không dựa trên một cơ sở thống kê nào mà phụ thuộc cảm tính của CBKH về từng dự án.
Trong các bảng tính trung gian, các chi phí hoạt động thƣờng đƣợc tính tỷ trọng theo doanh thu. Điều này thuận lợi trong việc so sánh với tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của Chủ đầu tƣ theo báo cáo tài chính. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật sẽ dẫn đến hiện tƣợng tự tƣơng quan khi chạy độ nhạy: Giá bán thay đổi thì giá vốn cũngthay đổi cùng chiều nhƣng trong thực tế không phải khi nào cũng vậy.
- Thẩm định dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính:
Đối với các dự án quy mô lớn thì dòng tiền dự án đƣợc xác định đầy đủ và đúng nhƣ lý thuyết. Tuy nhiên, một số dự án đơn giản, số tiền vay nhỏ thì CBKH thƣờng chỉ tính dòng tiền là lợi nhuận sau thuế và khấu hao.
Đối với những dự án có tính độc lập thì CBKH sẽ gặp thuận lợi trong việc xác định dòng tiền dự án. Tuy nhiên, dự án của Chủ đầu tƣ rất đa dạng. Khi gặp những dự án thay thế, mở rộng một phần thiết bị, tài sản cố định hay
đầu tƣ phƣơng tiện phục vụ quản lý thì CBKH rất khó xác định dòng tiền dự án. Trong khi đó, Vietcombank chƣa ban hành các sản phẩm chuẩn cho mục đích vay này.
Suất chiết khấu: thƣờng tính chi phí vốn bình quân (Bình quân gia quyền lãi suất huy động đối với phần vốn tự có và lãi suất vay đối với phần vốn vay). Phƣơng pháp này đơn giãn, dễ tính toán và khá phù hợp do đã tính đến trọng số của từng nguồn vốn.
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án thƣờng dùng: NPV, IRR và thời gian hoàn vốn.
- Thẩm định phƣơng án trả nợ vốn vay: Nguồn trả nợ chủ yếu là từ dự án, gồm: khấu hao, lợi nhuận sau thuế. Đối với các dự án của Công ty đại chúng thì phần lợi nhuận sau thuế thƣờng đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông qua phƣơng án phân chia: xác định tỷ lệ cổ tức và một phần giữa lại để tái đầu tƣ (Trích quỹ đầu tƣ, dự phòng tài chính….). Do đó, để phù hợp trong thực tế, Vietcombank Đà Nẵng thƣờng chỉ tính khoảng 20% lợi nhuận sau thuế để trả nợ vay đối với dự án của Công ty đại chúng. Đây là mức trung bình mà các công ty đại chúng giữ lại để tái đầu tƣ. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi nếu sử dụng 100% lợi nhuận sau thuế để trả nợ thì thời gian vay vốn sẽ ngắn do phụ thuộc vào thời gian hoàn vốn vay. Khi đi vào hoạt động thì toàn bộ lợi nhuận sau thuế mới đƣợc Đại hội đồng cổ đông quyết định phân chia nhƣ thế nào.
Căn cứ vào thời gian hoàn vốn vay tính toán đƣợc, CBKH lập kế hoạch trả nợ hàng năm trên cơ sở dòng tiền dự án.
- Phân tích và đánh giá rủi ro dự án: Ngoài phƣơng án cơ sở, CBKH còn tính toán các trƣờng hợp chịu ảnh hƣởng của sự thay đổi các nhân tố nhƣ: công suất, giá bán, giá vốn, chi phí đầu tƣ….CBKH chỉ sử dụng phƣơng pháp độ nhạy để phân tích rủi ro. Cụ thể: Phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy
hai chiều. Chƣa chú trọng các phƣơng pháp khác.
c. Thực trạng sử dụng kết quả thẩm định
Sau khi hoàn tất nội dụng thẩm định tài chính, CBKH đƣa các nội dung này vào Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng theo mẫu quy trình tín dụng.
Trƣờng hợp NPV >= 0, IRR > suất chiết khấu thì dự án có thể đƣợc đề xuất cho vay. Trƣờng hợp, NPV<0 và IRR< suất chiết khấu thì từ chối dự án. Kết hợp các yếu tố thẩm định khác sẽ quyết định hƣớng đề xuất của CBKH là đồng ý cho vay hay từ chối. Trƣờng hợp cho vay thì mức cho vay, thời hạn cho vay, phƣơng thức trả nợ, biện pháp bảo đảm và những điều kiện, biện pháp quản lý khoản vay khác…