TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing cho dịch vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV

2.1.1. Thông tin chung về Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV.

- Tên Việt Nam :Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

- Tên Tiếng Anh :BIDV Insurance Joint Stock Corporation. - Tên viết tắt :BIC

- Địa chỉ trụ sở chính:Tầng 16, Tháp A, Tòa tháp Vincom, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

- Vốn điều lệ : 1.172 tỷ đồng -Điện thoại : (84-4) 22200282

-Fax :(84-4)22200281

- Website : www.bic.vn ; www.baohiemtructuyen.com.vn Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIC) là đơn vị thành viên của BIDV, tiền thân là Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc – Liên doanh giữa BIDV và Tập đoàn Bảo hiểm QBE (Australia) - đƣợc cấp phép và hoạt động tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam từ năm 1999. Năm 2005, nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ, cùng với định hƣớng chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn tài chính BIDV với hai lĩnh vực kinh doanh trụ cột là Ngân hàng và Bảo hiểm, BIDV đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của QBE trong liên doanh và thành lập Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Đây là sự kiện nổi bật trong

năm 2005 của thị trƣờng bảo hiểm khi lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp nƣớc ngoài

Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm sau 6 năm của liên doanh và kinh nghiệm hoạt động trên thị trƣờng tài chính hơn 55 năm qua của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt nam, sau khi đi vào hoạt động, BIC tiếp tục thực hiện chiến lƣợc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói của BIDV. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC đang là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất trên thị trƣờng. BIC là công ty dẫn đầu thị trƣờng về phát triển kênh Bancassurance và các kênh bảo hiểm trực tuyến (E-business). BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lƣới hoạt động phủ kín tại thị trƣờng Đông Dƣơng.

Từ ngày 01/10/2010, đƣợc sự chấp thuận của Bộ Tài chính, BIC chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty Cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 660 tỷ .

Đồng thời, BIC còn là Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có mạng lƣới hoạt động phủ kín ba nƣớc Đông Dƣơng thông qua việc đƣa vào hoạt động Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) tại Lào vào tháng 06/2008 và Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam (CVI) tại Campuchia vào tháng 09/2009.

Năm 2015, BIC cũng đã hoàn thành nhiều trọng tâm hoạt động quan trọng khác nhƣ: chính thức khai trƣơng Văn phòng Đại diện tại Myanmar, hoàn thành việc tái định hạng tín nhiệm với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính hàng đầu thế giới A.M. Best, hoàn tất giao dịch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài là nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, FairFax.

Hiện nay, BIC có hơn 750 cán bộ nhân viên, phục vụ khách hàng tại 26 Công ty thành viên, 132 Phòng Kinh doanh và hơn 1.500 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc. Định hƣớng phát triển của BIC là sẽ trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần, hiệu quả nhất và đƣợc ƣa thích nhất Việt Nam, duy trì vị trí 1 trong 2 trụ cột chính của hệ thống BIDV. BIC đã chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán T.p Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là BIC từ 6/9/2011.

2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức và chức năng kinh doanh

Hình 2.1 .Mô hình tổ chức của BIC

( Nguồn : www.bic.vn)

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG KHỐI NGHIỆP VỤ KHỐI TÀI CHÍNH KHỐI VẬN HÀNH KHỐI CÔNG TY LIÊN DOANH VÀ VPĐD

Ban khách hàng DN Ban tài sản kỹ thuật Ban tài chính kế toán Ban kế hoạch phát triển

Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt

Ban bán lẻ Ban phi hàng hải Ban đầu tƣ tài chính Ban quản lý rủi ro Công ty bảo hiểm Cambodia Việt Nam

Ban CNTT Ban nhân sự Văn phòng Trung tâm dịch vụ khách hàng Ban hàng hải Ban giám định bồi thường

Ban tái bảo hiểm

VPĐD tại Myanmar

CÁC CÔNG TY CON HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC

Sau đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị là Ban tổng giám đốc. Ban kiểm sóat hoạt động độc lập và chịu sự chi phối của đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc quản lý trực tiếp các phó tổng và khối công ty con tại nƣớc ngòai. Tại BIC hiện có 4 phó Tổng giám đốc phụ trách 4 mảng nghiệp vụ bao gồm khối quan hệ khách hàng, khối nghiệp vụ, khối tài chính và khối vận hành. Khối công ty con hạch tóan độc lập gồm công ty bảo hiểm Lào-Việt Nam, công ty bảo hiểm Combodia-Việt Nam và VPDD tại Myanmar. Từng khối nghiệp vụ phân ra các ban. Các ban quản lý trực tiếp các hoạt động của những công ty con. Các công ty con hạch tóan phụ thuộc. Chức năng của từng khối nghiệp vụ:

- Khối quan hệ khách hàng: Bao gồm Ban khách hàng doanh nghiệp, ban bán lẻ, ban Marketing và trung tâm dịch vụ khách hàng

+ Ban khách hàng doanh nghiệp gồm phòng dự án chuyên phụ trách khách hàng là những Công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ lớn và chuyên làm các hạng mục công trình lớn. Những khách hàng này thƣờng mang doanh thu về cho BIC rất lớn. Phòng chuyên tìm các dự án hoặc kết nối với môi giới để tìm kiếm, ký kết hợp đồng bảo hiểm. Thông thƣờng những khách hàng qua môi giới là những khách hàng nƣớc ngòai hoặc mang yếu tố nƣớc ngòai. Các khách hàng không trực tiếp làm việc với công ty bảo hiểm mà chỉ thông qua môi giới đàm phán. Ban khách hàng doanh nghiệp có thể làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc hỗ trợ các công ty thành viên làm việc với khách hàng .

+ Ban bán lẻ: Định hƣớng phát triển các sản phẩm bán lẻ cho khách hàng cá nhân nhƣ bảo hiểm xe máy, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xe ôtô, các sản phẩm bán chéo qua ngân hàng gọi chung là Bancassurance

+ Trung tâm dịch vụ khách hàng: Đầu mối quản lý thông tin khách hàng của cả hệ thống, đƣa ra các chƣơng trình chăm sóc khách hàng, đo lƣờng sự hài lòng bằng nhiều hình thức nhƣ thông qua phỏng vấn khách hàng trực tiếp,

gửi giấy đánh giá chất lƣợng dịch vụ, call center, nhắn tin thƣơng hiệu, quà tặng cho khách hàng, nhắc nhở các công ty thành viên thực hiện công tác chăm sóc khách hàng...

- Khối nghiệp vụ : Gồm 5 ban đó là ban tài sản kỹ thuật, phi hàng hải, hàng hải, giám định bồi thƣờng và tái bảo hiểm. Các ban tài sản kỹ thuật, phi hàng hải và hàng hải chuyên nghiên cứu, hỗ trợ và phê duyệt các nghiệp vụ phát sinh tại các công ty thành viên và tham gia đào tạo theo từng mảng nghiệp vụ. Ban tái bảo hiểm chuyên thu xếp các chƣơng trình tái bảo hiểm cho BIC bao gồm tái cố định và tái tạm thời, hỗ trợ các công ty thành viên thu xếp tái bảo hiểm với những dịch vụ lớn.

- Khối tài chính: Bao gồm ban tài chính và đầu tƣ tài chính. Ban tài chính kiểm tra, kiểm sóat tài chính của toàn hệ thống, cập nhật các hƣớng dẫn kế tóan của cả hệ thống, thực hiện những công việc kế tóan tại hội sở chính. Ban đầu tƣ tài chính chuyên dùng những khỏan tiền thu đƣợc từ khách hàng nộp phí bảo hiểm để đầu tƣ tiền gửi, chứng khóan, góp vốn các công trình lớn... để mang hiệu quả về cho BIC.

- Khối vận hành: Gồm các ban kế họach chiến lƣợc, văn phòng, nhân sự, quản lý rủi ro và công nghệ thông tin: Ban kế họach phát triển đƣa ra định hƣớng phát triển sản phẩm, giao doanh thu các công ty thành viên, lập chíến lƣợc kinh doanh, định hƣớng phát triển cho BIC, định hƣớng marketing của toàn hệ thống bao gổm quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu cho BIC, thông tin thị trƣờng bảo hiểm. Ban văn phòng và nhân sự chuyên quản lý những vấn đề liên quan đến công tác hậu cần của BIC và vấn đề nhân sự. Ban quản lý rủi ro nghiên cứu những vấn đề mang tính pháp lý, khuyến cáo, cập nhật thông tin và đại diện BIC giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp lý, kiểm tra kiểm sóat các công ty thành viên. Ban CNTT : quản lý các chƣơng trình phần mềm, trang web của Bic.

- Khối công ty liên doanh và VPDD : Thực hiện bán bảo hiểm theo qui định BIC và hạch toán độc lập (LVI, CVI), VP Đại điện tại Myanmar

- Khối công ty thành viên: Hạch tóan phụ thuộc, bán bảo hiểm theo quy định của Tổng công ty.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIC

BIC có chức năng kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nƣớc, cụ thể nhƣ sau:

a. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ:

- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản

- Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng

- Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt

- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

- Bảo hiểm tiền

- Bảo hiểm tàu

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I)

- Bảo hiểm trách nhiệm chung

- Bảo hiểm xe cơ giới, mô tô – xe máy

- Bảo hiểm du lịch

- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

- Bảo hiểm con ngƣời

- Bảo hiểm Hàng không

- Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác.

b. Kinh doanh tái bảo hiểm:

- Nhận và nhƣợng tái bảo hiểm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với các công ty bảo hiểm khác trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành.

c. Đầu tư tài chính:

- Đầu tƣ cổ phiếu, trái phiếu; đầu tƣ trực tiếp; tƣ vấn đầu tƣ và các hình thức đầu tƣ tài chính khác

- Hoạt động đầu tƣ vốn theo quy định hiện hành;

d. Các hoạt động khác:

- Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật: Giám định, tƣ vấn đánh giá rủi ro , ủy thác, cho vay, kinh doanh bất động sản…

2.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA BIC

2.2.1. Tình hình kinh doanh chung của Tổng công ty bảo hiểm BIDV

Qua các bảng:

+ Phụ lục 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Bic từ 2011-2014 + Phụ lục 2 : Các chỉ số tài chính của Bic từ 2011-2014 + Phục lục 3: Bảng cân đối kế toán từ năm 2011-2014

+ Phụ lục 4: Kết quả hoạt động các công ty thành viên năm 2015. + Phụ lục 5 : Kết quả hoạt động kinh doanh 2015

+ Phụ lục 6 : Các chỉ tiêu hoạt động cơ bản của Bic giai đoạn 10 năm 2006-2015

Ta có thể thấy trong giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm cao với CAGR đạt 24,3 % trong khi toàn thị trƣờng là 11%. Khả năng sinh lời cao với ROE cao nhất ngành đạt 12,4% so với trung bình ngành 8,9%.

Tỷ lệ bồi thƣờng ở mức thấp khoảng 33% trong khi trung bình ngành là 41%.

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất năm 2015 đạt 157,1 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch đƣợc giao BIDV (và đạt 107% kế hoạch HĐQT giao). Lợi nhuận trƣớc thuế tính riêng của BIC đạt 115,5 tỷ đồng. Năm 2015, mặc dù BIC rất nỗ lực phấn đấu có lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tuy nhiên mục tiêu này chƣa đạt

Mặt đƣợc:

- Doanh thu phí bảo hiểm: Năm 2015 mặc dù thị trƣờng bảo hiểm Phi nhân thọ tăng trƣởng doanh thu ƣớc tính khoảng 11,3%, tuy nhiên BIC vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng doanh thu ở mức cao (doanh thu phí gốc tăng trƣởng 29% so với năm 2014). Kể từ sau cổ phần hóa, năm 2015 là năm BIC có tốc độ tăng trƣởng cao nhất.

- Thị phần bảo hiểm gốc: Thị phần của BIC liên tục tăng qua các năm (năm 2013: 3,2%; năm 2014: 3,6%; năm 2015 ƣớc: 4,2%).

- Tỷ lệ nợ phí: Tỷ lệ nợ phí của toàn Tổng công ty đƣợc duy trì ở mức thấp (5% doanh thu gốc, giảm 2% so với năm 2014). Với việc duy trì tỷ lệ nợ phí thấp trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã tạo cho BIC duy trì tốt dòng tiền thực thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm để tăng nguồn vốn cho hoạt động đầu tƣ.

Tồn tại, hạn chế:

- Tỷ lệ bồi thƣờng thuộc trách nhiệm giữ lại: Tỷ lệ bồi thƣờng thuộc TNGL của BIC năm 2015 ở mức 42,2% cao hơn 4,4% so với năm 2014

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Năm 2015 BIC đã tập trung tiết giảm chi phí kinh doanh bảo hiểm thông qua việc điểm chỉnh giảm hạn mức chi phí, kiểm soát chặt chi phí kinh doanh, tuy nhiên, năm 2015 BIC chƣa có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm do tỷ lệ bồi thƣờng tăng 2.2% so với kế hoạch.

2.2.2. Kết quả khai thác dịch vụ TSKT tại BIC

Doanh thu phát sinh năm 2015 đạt 421.351 triệu đồng, trong đó: + Nhóm sản phẩm Tài sản đạt 217.529 triệu đồng, chiếm 51,63%; + Nhóm sản phẩm XDLĐ đạt 176.768 triệu đồng chiếm 41,95%; + Nhóm phẩm CPM đạt 27.054 triệu đồng, chiếm 6,42%;

Năm 2013 Năm 2014

Hình 2.2 Cơ cấu các nhóm sản phẩm chính trong nghiệp vụ Tài sản – Kỹ thuật theo doanh thu phát sinh năm 2013 và 2014

(Nguồn: Ban kế hoạch chiến lược)

So với cùng kỳ năm 2014, doanh thu nghiệp vụ TSKT có tốc độ tăng trƣởng 21,00%. Tốc độ tăng của từng nhóm sản phẩm tƣơng ứng là: XDLĐ: 15,91%; TS: 28,13%, CPM: 4,28%.

Năm 2015 mảng nghiệp vụ TSKT vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá 21%, tuy nhiên so với năm 2014 tốc độ tăng trƣởng nghiệp vụ TSKT đang bị chững lại (tốc độ tăng trƣởng năm 2014 nghiệp vụ TSKT là 27.69%).

Hình 2.3. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu nghiệp vụ TSKT từ 2006-2014:

(Nguồn: Ban kế hoạch chiến lược)

Hình 2.4. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2015

(Nguồn: Ban kế hoạch chiến lược)

So với doanh thu của toàn Tổng Công ty, doanh thu nghiệp vụ TSKT chiếm tỷ trọng 32.9%, chiếm vị trí thứ 2 trong tỷ trọng các mảng nghiệp vụ

Tỷ lệ bồi thƣờng nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản năm 2014 là 21%, Tỷ lệ bồi thƣờng nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật là 47%. So với năm 2014 tỷ lệ bồi thƣờng bảo hiểm tài sản giảm, tuy nhiên nhóm nghiệp vụ kỹ thuật lại tăng khá cao là do các vụ tổn thất cẩu (nghiệp vụ CPM) và các vụ tổn thất do lún, nứt nhà dân (các dự án đƣờng tránh quốc lộ 1 nhƣ Tasco Quảng Bình, …).

Kết quả khai thác theo các Công ty thành viên

Hình 2.5. Biểu đồ doanh thu TSKT năm 2015 của các công ty thành viên

(Nguồn: Ban kế hoạch chiến lược)

Nhƣ vậy chỉ có 06 đơn vị có doanh thu trên 20 tỷ, 11 đơn vị có doanh thu trên 10 tỷ, còn lại là dƣới 10 tỷ.

Hình 2.6 Tỷ trọng doanh thu TSKT các đơn vị thành viên

(Nguồn: Ban kế hoạch chiến lược)

Nhƣ vậy chỉ có 14 đơn vị có tỷ trọng doanh thu mảng bảo hiểm TSKT trên 30%, trong đó điển hình là BIC Hồ Chí Minh, BIC Sài Gòn, BIC Bình Định và Ban KHDN. Các đơn vị này tạo sức kéo tỷ trọng nghiệp vụ của toàn hệ thống lên xấp xỉ 33%.

2.3 THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING DỊCH VỤ TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV. SẢN KỸ THUẬT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV.

2.3.1. Chính sách sản phẩm :

Trong bối cảnh thị trƣờng đang phát triển, khách hàng có nhiều thông tin cà cơ sở lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp nhất với mức phí bảo hiểm hợp lý và chất lƣợng phụ vụ tốt nhất. Do đó BIC luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng và uy tín của sản phẩm trên thị trƣờng , mà điều đầu tiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing cho dịch vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 44)