PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing cho dịch vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY

3.2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô

a. Môi trường kinh tế:

Hình 3.1: Tăng trưởng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 2010- 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên Bic năm 2015)

Năm 2015, GDP Việt Nam ƣớc đạt 6,5%, mức tăng trƣởng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, trong đó, doanh thu ngành bảo hiểm đạt mức tăng trƣởng cao, bảo hiểm phi nhân thọ tăng trƣởng

15%. Đây là tín hiệu tích cực cho trong năm 2016, giúp các DN bảo hiểm phi nhân thọ tự tin hoàn thành kế hoạch kinh doanh và đạt mức tăng trƣởng cao.

Với việc trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), năm 2016, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ có bƣớc tăng trƣởng đột phá thị trƣờng bảo hiểm tăng trên 18% trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

TPP và AEC đang tạo nên hiệu ứng về triển vọng tốt đẹp cho thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới kéo theo nhu cầu về bảo hiểm tăng cao, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển thuận lợi hơn. Sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế cũng là nhân tố tích cực ảnh hƣởng đến sự phát triển của Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ. Việc mở cửa hội nhập, tạo ra cơ hội để các Doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với kinh nghiệm, công nghệ Bảo hiểm tiên tiến trên thế giới, tiếp cận với Thị trƣờng bảo hiểm nƣớc ngoài, đồng thời cũng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra một số thách thức cho sự phát triển của Thị trƣờng bảo hiểm Phi nhân thọ trong nƣớc. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, trong thời gian tới, khả năng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài xin cấp phép hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc sẽ phải tiếp tục đổi mới về sản phẩm cũng nhƣ nâng cao năng lực cạnh tranh để sẵn sàng thích nghi với thực tế khắc nghiệt.

Những dự báo lạc quan ban đầu cho thấy, năm 2016, các luồng vốn đầu tƣ quốc tế vào thị trƣờng Việt Nam đƣợc dự báo sẽ tăng mạnh để hƣởng các chính sách thuế ƣu đãi từ Hiệp định TPP và các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng khác. Hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài càng tăng lên sẽ kéo theo nhu cầu về bảo hiểm tăng theo.

Thông qua TPP và AEC, Việt Nam sẽ có cơ hội mở cửa thị trƣờng bảo hiểm, kêu gọi đầu tƣ từ các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài, đa dạng hóa sản phẩm, qua đó giúp thị trƣờng mang tính cạnh tranh hơn, hƣớng tới cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao hơn cho khách hàng.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, cơ hội sẽ mở ra với hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, trong đó đáng chú ý, bảo hiểm tài sản có cơ hội gia tăng nhanh chóng khi làn sóng đầu tƣ FDI từ 11 nƣớc thành viên vào Việt Nam và các quốc gia ngoài TPP vào Việt Nam tăng tốc.

Các luồng vốn đầu tƣ quốc tế đổ bộ vào thị trƣờng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhƣ chứng khoán, bất động sản cũng sẽ làm gia tăng khả năng đầu tƣ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm từ quỹ chủ hợp đồng, hứa hẹn mức lãi suất hấp dẫn giúp phát triển bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị....

b. Môi trường tự nhiên.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, thƣờng xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt. Trong hơn 65 năm qua, thiên tai đã xảy ra ở hầu khắp các khu vực trên cả nƣớc, gây nhiều tổn thất to lớn về ngƣời, tài sản, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và tác động xấu đến môi trƣờng. Trong 10 năm trở lại đây, trung bình hàng năm có tới 750 ngƣời chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ƣớc tính tƣơng đƣơng khoản 1-1,5% GDP. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm thiên tại ở nƣớc ta có chiều hƣớng ngày càng phức tạp, gia tăng nhiều hơn so với những thập kỷ trƣớc về cả quy mô cũng nhƣ chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lƣờng, nhất là các cơn bão lớn đã tàn phá mạnh nhƣ Siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines năm 2013, khiến ý thức mua bảo hiểm về tài sản Các nhân tố tự nhiên nhƣ tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, môi trƣờng sinh thái, thời tiết, khí hậu,... cũng tác động tới khả năng cạnh tranh của các DNBH theo hƣớng tích cực và tiêu cực.

c. Môi trường nhân khẩu học

Tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng đông đảo

Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh các hoạt động thƣơng mại với các nƣớc thành viên, qua đó giúp cho nền kinh tế Việt Nam đƣợc hội nhập và phát triển với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Khi kinh tế càng phát triển, hội nhập thì xã hội càng đƣợc văn minh, hiện đại, đời sống của ngƣời dân càng đƣợc cải thiện và nâng cao mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng , qua đó, ngƣời dân có điều kiện và quan tâm hơn đến việc tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhằm đảm bảo cho cuộc sống của mình đƣợc an toàn hơn.

Nhận thức về nhu cầu, tác dụng của bảo hiểm ngày một nâng cao

Thông qua công tác tuyên truyền của ngành bảo hiểm, thông qua tập quán mua bảo hiểm của giới chủ đầu tƣ nƣớc ngoài; hay khi kinh tế xã hội càng phát triển thì nhận thức của ngƣời dân càng đƣợc nâng cao, ngoài việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống thông qua việc tiêu dùng và hƣởng thụ thì ngƣời dân Việt Nam càng nhận thức đúng và hiểu rõ hơn vai trò, tác dụng của ngành bảo hiểm trong đời sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính những điều này đã khiến cho nhu cầu tham gia bảo hiểm của mọi ngƣời trong xã hội là rất lớn.

d. Môi trường công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra một thói quen tiêu dùng mới cho khách hàng. Khách hàng ngày càng có nhu cầu tìm hiểu thông tin qua các phƣơng tiện thông tin hiện đại nhƣ qua: Internet, điện thoại, email...đƣợc cung cấp các dịch vụ tài chính tổng hợp nhƣ: bảo hiểm - đầu tƣ - thanh toán...Do vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm triệt để ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập

e. Môi trường pháp luật chính trị :

Năm 2016 là năm bản lề cho giai đoạn trung hạn tiếp theo thực hiện Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm giai đoạn 2016-2020.

Ngày 15/2/2012, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg về Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Một trong những mục tiêu tổng quát của Chiến lƣợc là nhằm phát triển thị trƣờng bảo hiểm phù hợp với định hƣớng phát triển nền kinh tế-xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tích cực trên thị trƣờng trong nƣớc và khu vực là một trong số các mục tiêu cụ thể của Chiến lƣợc. Doanh nghiệp đƣợc khuyến khích và hỗ trợ đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân.

Chiến lƣợc đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện. Theo đó, đến năm 2015, tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt 2% - 3% GDP (3% - 4% đến năm 2020). Tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm đến năm 2015, 2020 tăng lần lƣợt gấp 1,7 lần và 3,5 lần so với năm 2020. Đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc của ngành bảo hiểm đến năm 2015 tăng gấp 2 lần và đến năm 2020 tăng gấp 4 lần so với năm 2010… Từ nay đến năm 2015, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật hƣớng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 nhằm đơn giản hóa và giảm bớt thủ tục hành chính. Tái cơ cấu doanh nghiệp bảo hiểm theo hƣớng kiện toàn mô hình tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp yếu kém, không hiệu quả. Xóa bỏ hiện tƣợng khép kín, chia cắt thị trƣờng bảo hiểm. Chuẩn hóa điều kiện và quy trình phê chuẩn sản

phẩm, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tƣ nhằm tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm này với sản phẩm tài chính thay thế khác. Các doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc khuyến khích tiếp tục nghiên cứu đầu tƣ ra các thị trƣờng bảo hiểm nƣớc ngoài để mở rộng cơ hội kinh doanh.

Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp luật kinh doanh bảo hiểm; Tập trung xây dựng Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh đó, sẽ xây dựng, đề xuất các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội nhƣ bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm thiên tai,…Đặc biệt, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm cũng sẽ tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối, thúc đẩy thị trƣờng duy trì mức độ tăng trƣởng tích cực, ổn định; tăng cƣờng hiệu quả quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm; nâng cao tính an toàn của hệ thống, hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia trong ngành, các quy định về kinh doanh bảo hiểm ngày càng đƣợc hoàn thiện sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của thị trƣờng nhƣ Nghị định 45/2007/NĐ-CP, Nghị định 46/2012/NĐ- CP đang đƣợc sửa đổi, bổ sung; nghị định và thông tƣ về bảo hiểm xây dựng lắp đặt đang đƣợc xây dựng; Thông tƣ 220/2000/TT-BTC về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc dự kiến sẽ đƣợc sửa đổi …

Với những giải pháp hỗ trợ thị trƣờng của cơ quan quản lý và nỗ lực vƣợt khó, tìm kiếm cơ hội của chính doanh nghiệp bảo hiểm, thị trƣờng bảo hiểm năm 2016 kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần đảm bảo thị trƣờng bảo hiểm phát triển ngày càng vững chắc, giá trị tài sản của doanh nghiệp bảo

hiểm tăng lên, doanh thu tăng cao, đầu tƣ trở lại nền kinh tế lớn, ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế.

3.2.2. Phân tích môi trƣờng vi mô

a. Đối thủ cạnh tranh

Hình 3.2: Ước thị phần bảo hiểm năm 2015

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên Bic 2015

Kết thúc năm 2015, thị phần bảo hiểm gốc của BIC đứng thứ 8 trên thị trƣờng. Xếp sau 3 đối thủ PTI, MIC và Samsung Vina. Sự bám đuổi quyết liệt của VASS và sự bứt phá của VASS đã tạo cho BIC áp lực không hề nhỏ đòi hỏi sự thay đổi về phƣơng hƣớng kinh doanh của BIC trong những năm tiếp theo.

- So sánh giữa BIC và các đối thủ cạnh tranh:

Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm bình quân giai đoạn 2011-2014

Tốc độ tăng trưởng của BIC ngang tốc độ tăng trưởng của PTI và thấp hơn MIC, Samsung-VIna

Ngoại trừ Samsung Vina với sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, luôn có được các dịch vụ hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, tỷ suất sinh lời của BIC luôn cao hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh.

+ Về sản phẩm, mạng lƣới và các yếu tố khác:

Bảng 3.1. So sánh giữa Bic và các đối thủ cạnh tranh

Tiêu chí PTI Samsung Vina MIC BIC

Sản phẩm chủ chốt 1. Bảo hiểm Xe cơ giới 2. Bảo hiểm Con ngƣời 3. Bảo hiểm TS&TH 1. Bảo hiểm hàng hóa 2. Bảo hiểm XDLĐ 3. Bảo hiểm TS&TH 1. Bảo hiểm Xe cơ giới 2. Bảo hiểm TS&TH 3. Bảo hiểm Con ngƣời 1. Bảo hiểm Xe cơ giới 2. Bảo hiểm TS&TH 3. Bảo hiểm Con ngƣời Mạng lƣới hoạt động 25 CTTV 1 CTTV tại Hà Nội và Trụ sở chính tại TP.HCM 25 CTTV 26 CTTV

Điểm tựa Tập đoàn Bƣu chính Việt Nam

Công ty điện tử Samsung và các NĐT Hàn Quốc tại VN Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng: MB, Viettel… BIDV

PTI - Tổng công ty bảo hiểm Bƣu điện:

Điểm mạnh so sánh:

+ Có sự hỗ trợ, phối hợp tốt từ các đơn vị trong ngành bƣu điện, đặc biệt là Tập đoàn Bƣu chính Việt Nam trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

+ Có đƣợc các dịch vụ đặc thù trong ngành đem lại doanh thu phí bảo hiểm lớn nhƣ bảo hiểm cho các Vệ tinh Vinasat.

+ So với các đối thủ nhƣ SVI, MIC, BIC, PTI có nền tảng kinh doanh vững chắc hơn, do đó, PTI luôn giữ vững đƣợc vị trí thứ 5 về thị phần phía sau các Cty bảo hiểm có truyền thống phía trên.

Điểm yếu so sánh:

+ PTI đã trải qua một thời gian dài phát triển nóng với tốc độ tăng trƣởng doanh thu rất cao. Tuy nhiên kéo theo đó là sự mất cân bằng trong kinh doanh

(Lợi nhuận trƣớc thuế của PTI thấp hơn nhiều so với BIC). Trong các năm gần đây, nhằm từng bƣớc bền vững hóa hoạt động kinh doanh, PTI đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề, khiến cho quy mô doanh thu có phần bị thu hẹp. Áp lực đối với việc cơ cấu lại hoạt động kinh doanh cũng sẽ là trở ngại đối với sự tăng trƣởng của PTI trong thời gian tới.

+ Tỷ lệ bồi thƣờng thuộc trách nhiệm giữ lại của PTI cũng thuộc top cao của thị trƣờng với tỷ lệ trên 45%.

SVI – Công ty bảo hiểm Samsung-Vina: Điểm mạnh so sánh:

+ Nhận đƣợc sự hậu thuẫn lớn từ Công ty điện tử Samsung và các nhà đầu tƣ Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam. Do đó, có lợi thế rất lớn trong việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm vốn đƣợc đánh giá là rất hiệu quả tại thị trƣờng Việt Nam nhƣ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, XDLĐ, tài sản… hay các dự án với phí bảo hiểm lớn từ các nhà đầu tƣ Hàn Quốc.

+ Với việc khai thác đƣợc nhiều dịch vụ tốt từ các công ty Hàn Quốc đầu tƣ tại VN nên SVI luôn đạt đƣợc lợi nhuận rất cao, trên 170 tỷ đồng, mà chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

+ SVI có kinh nghiệm hơn so với các công ty bảo hiểm VN trong việc khai thác bảo hiểm từ các khách hàng nƣớc ngoài.

Điểm yếu so sánh:

+ Việc tập trung khai tác tối đa các công ty Hàn Quốc đầu tƣ tại Việt Nam vừa là điểm mạnh nhƣng cũng là điểm yếu của SVI bởi: Quy mô đầu tƣ của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng sẽ đạt tới điểm giới hạn. Việc tăng doanh thu phải gắn liền với 2 trụ cột: tăng doanh thu/khách hàng và tăng số lƣợng khách hàng. Chỉ duy trì đƣợc 1 vế sẽ khiến cho sự tăng trƣởng của SVI gặp nhiều trở ngại trong tƣơng lai. Ngay trong nửa đầu năm 2015,

doanh thu phí bảo hiểm gốc của SVI đã có sự giảm sút, sụt giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2014.

+ Mạng lƣới kinh doanh của SVI còn rất nhỏ bé. Chỉ có Trụ sở chính tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing cho dịch vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 82)