Phân tích môi trƣờng vi mô

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing cho dịch vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 88 - 96)

2.2.1 .Tình hình kinh doanh chung của Tổng công ty bảo hiểm BIDV

3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY

3.2.2. Phân tích môi trƣờng vi mô

a. Đối thủ cạnh tranh

Hình 3.2: Ước thị phần bảo hiểm năm 2015

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên Bic 2015

Kết thúc năm 2015, thị phần bảo hiểm gốc của BIC đứng thứ 8 trên thị trƣờng. Xếp sau 3 đối thủ PTI, MIC và Samsung Vina. Sự bám đuổi quyết liệt của VASS và sự bứt phá của VASS đã tạo cho BIC áp lực không hề nhỏ đòi hỏi sự thay đổi về phƣơng hƣớng kinh doanh của BIC trong những năm tiếp theo.

- So sánh giữa BIC và các đối thủ cạnh tranh:

Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm bình quân giai đoạn 2011-2014

Tốc độ tăng trưởng của BIC ngang tốc độ tăng trưởng của PTI và thấp hơn MIC, Samsung-VIna

Ngoại trừ Samsung Vina với sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, luôn có được các dịch vụ hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, tỷ suất sinh lời của BIC luôn cao hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh.

+ Về sản phẩm, mạng lƣới và các yếu tố khác:

Bảng 3.1. So sánh giữa Bic và các đối thủ cạnh tranh

Tiêu chí PTI Samsung Vina MIC BIC

Sản phẩm chủ chốt 1. Bảo hiểm Xe cơ giới 2. Bảo hiểm Con ngƣời 3. Bảo hiểm TS&TH 1. Bảo hiểm hàng hóa 2. Bảo hiểm XDLĐ 3. Bảo hiểm TS&TH 1. Bảo hiểm Xe cơ giới 2. Bảo hiểm TS&TH 3. Bảo hiểm Con ngƣời 1. Bảo hiểm Xe cơ giới 2. Bảo hiểm TS&TH 3. Bảo hiểm Con ngƣời Mạng lƣới hoạt động 25 CTTV 1 CTTV tại Hà Nội và Trụ sở chính tại TP.HCM 25 CTTV 26 CTTV

Điểm tựa Tập đoàn Bƣu chính Việt Nam

Công ty điện tử Samsung và các NĐT Hàn Quốc tại VN Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng: MB, Viettel… BIDV

PTI - Tổng công ty bảo hiểm Bƣu điện:

Điểm mạnh so sánh:

+ Có sự hỗ trợ, phối hợp tốt từ các đơn vị trong ngành bƣu điện, đặc biệt là Tập đoàn Bƣu chính Việt Nam trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

+ Có đƣợc các dịch vụ đặc thù trong ngành đem lại doanh thu phí bảo hiểm lớn nhƣ bảo hiểm cho các Vệ tinh Vinasat.

+ So với các đối thủ nhƣ SVI, MIC, BIC, PTI có nền tảng kinh doanh vững chắc hơn, do đó, PTI luôn giữ vững đƣợc vị trí thứ 5 về thị phần phía sau các Cty bảo hiểm có truyền thống phía trên.

Điểm yếu so sánh:

+ PTI đã trải qua một thời gian dài phát triển nóng với tốc độ tăng trƣởng doanh thu rất cao. Tuy nhiên kéo theo đó là sự mất cân bằng trong kinh doanh

(Lợi nhuận trƣớc thuế của PTI thấp hơn nhiều so với BIC). Trong các năm gần đây, nhằm từng bƣớc bền vững hóa hoạt động kinh doanh, PTI đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề, khiến cho quy mô doanh thu có phần bị thu hẹp. Áp lực đối với việc cơ cấu lại hoạt động kinh doanh cũng sẽ là trở ngại đối với sự tăng trƣởng của PTI trong thời gian tới.

+ Tỷ lệ bồi thƣờng thuộc trách nhiệm giữ lại của PTI cũng thuộc top cao của thị trƣờng với tỷ lệ trên 45%.

SVI – Công ty bảo hiểm Samsung-Vina: Điểm mạnh so sánh:

+ Nhận đƣợc sự hậu thuẫn lớn từ Công ty điện tử Samsung và các nhà đầu tƣ Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam. Do đó, có lợi thế rất lớn trong việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm vốn đƣợc đánh giá là rất hiệu quả tại thị trƣờng Việt Nam nhƣ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, XDLĐ, tài sản… hay các dự án với phí bảo hiểm lớn từ các nhà đầu tƣ Hàn Quốc.

+ Với việc khai thác đƣợc nhiều dịch vụ tốt từ các công ty Hàn Quốc đầu tƣ tại VN nên SVI luôn đạt đƣợc lợi nhuận rất cao, trên 170 tỷ đồng, mà chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

+ SVI có kinh nghiệm hơn so với các công ty bảo hiểm VN trong việc khai thác bảo hiểm từ các khách hàng nƣớc ngoài.

Điểm yếu so sánh:

+ Việc tập trung khai tác tối đa các công ty Hàn Quốc đầu tƣ tại Việt Nam vừa là điểm mạnh nhƣng cũng là điểm yếu của SVI bởi: Quy mô đầu tƣ của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng sẽ đạt tới điểm giới hạn. Việc tăng doanh thu phải gắn liền với 2 trụ cột: tăng doanh thu/khách hàng và tăng số lƣợng khách hàng. Chỉ duy trì đƣợc 1 vế sẽ khiến cho sự tăng trƣởng của SVI gặp nhiều trở ngại trong tƣơng lai. Ngay trong nửa đầu năm 2015,

doanh thu phí bảo hiểm gốc của SVI đã có sự giảm sút, sụt giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2014.

+ Mạng lƣới kinh doanh của SVI còn rất nhỏ bé. Chỉ có Trụ sở chính tại TP.HCM và 1 CTTV tại Hà Nội.

MIC – Tổng công ty bảo hiểm Quân đội: Điểm mạnh so sánh:

+ Ngày càng nhận đƣợc sự hỗ trợ mạnh mẽ của các đơn vị quân đội nhƣ Ngân hàng MB, Viettel…

+ Hệ thống quản trị đƣợc thiết lập chặt chẽ, kỷ luật, tạo điều kiện cho việc triển khai quán triệt, thống nhất, hiệu quả các chiến lƣợc, chính sách kinh doanh.

Điểm yếu so sánh:

+ Với trọng tâm đẩy mạnh doanh thu, lợi nhuận trƣớc thuế của MIC luôn thấp hơn 3 – 4 lần so với BIC.

+ Thực tế, năm 2014, MIC chỉ vƣợt qua BIC về doanh thu phí bảo hiểm gốc còn doanh thu phí bảo hiểm vẫn thấp hơn so với BIC. Mặc dù vậy, với cách tính thị phần theo doanh thu bảo hiểm gốc, MIC vẫn lần đầu tiên vƣợt qua BIC trong năm 2014.

b. Sức ép từ phía khách hàng.

Đối với khách hàng Việt Nam hiện nay, việc mua bảo hiểm chƣa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tế để phòng ngừa rủi ro mà chủ yếu do quy định của pháp luật hoặc điều kiện vay của ngân hàng. Lợi thế cạnh tranh khi có sự hỗ trợ của BIDV trong việc cung ứng hợp đồng bảo hiểm tài sản cho các dự án vay vốn của BIDV. Mảng bảo hiểm tài sản dự báo sẽ tiếp tục tăng trƣởng tốt trong thời gian tới do tăng trƣởng tín dụng khả quan.

Thị trƣờng bảo hiểm đang diễn ra quá trình cạnh tranh mạnh mẽ thì việc mở rộng thị phần và giữ đƣợc thị phần là mục tiêu của các doanh nghiệp trong

ngành. Để giữa đƣợc khách hàng thì các doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

c. Sức ép từ phía nhà cung cấp:

Nhà cung ứng của bảo hiểm bao gồm hiệp hội bảo hiểm, các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Thị trƣờng bảo hiểm phát triển nhƣ hiện nay, ngoài chủ trƣơng và sự chỉ đạo sát sao kịp thời của Chính phủ, Bộ Tài chính còn có sự đóng góp không nhỏ của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBH). Hiệp hội đã tích cực đóng góp ý kiến phản biện các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trƣờng pháp lý phù hợp cho kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, HHBH đã kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc giải quyết một số sự việc cho thị trƣờng bảo hiểm Việt. Hiệp hội đang kiến nghị với các cơ quan chức năng giải quyết một số vƣớng mắc trong cơ chế chính sách thủ tục: thuế nhà thầu với tái bảo hiểm ra nƣớc ngoài, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bất cập giữa Luật Cạnh tranh và Luật Kinh doanh bảo hiểm, bất cập giữa thời gian cấp phép hoạt động DN bảo hiểm với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm…

Bên cạnh đó, Hiệp hội đã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế, hội thảo nhằm xây dựng chế độ bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Trong cơ cấu bảo hiểm tài sản của BIC có tới 30% là các tài sản dễ cháy nổ. Trong 7 năm kinh doanh, BIC đã có tới 6 năm bị lỗ nghiệp vụ này do tổn thất quá cao. Do đó, việc điều chỉnh theo các yêu cầu nhà tái bảo hiểm là điều không thể tránh khỏi mặc dù sẽ ảnh hƣởng đến doanh thu, khách hàng có quan hệ với BIDV.

d. Sản phẩm thay thế

Nhƣ chúng ta đã biết các sản phẩm của bảo hiểm là loại sản phẩm đặc biệt nó không giống với những loại sản phẩm khác, giá cả của nó thông qua các giấy tờ cam kết giữa ngƣời mua và ngƣời bán.Sản phẩm thay thế ít.

e. Các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường

Sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của các DN bảo hiểm nƣớc ngoài theo hiệp định TPP .Gần đây, hàng loạt thƣơng vụ M&A của các tập đoàn nƣớc ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam đủ chứng minh thị trƣờng bảo hiểm vô cùng hấp dẫn.

Từ năm 2009 – 2014, phân khúc bảo hiểm phi nhân thọ chứng kiến tốc độ tăng trƣởng nhanh gần hơn gấp đôi nếu so với mặt bằng chung của thị toàn thị trƣờng (24,3% so với 11%). Theo tính toán của công ty chứng khoán BIDV, ROE của phân khúc bảo hiểm phi nhân thọ lên đến 12,4%, cao hơn khá nhiều so với trung bình ngành là 8,9%. Sức hấp dẫn trên phân khúc phi nhân thọ thật sự là rất giá trị để các doanh nghiệp ngoại dấn thân.

Ngoài thƣơng vụ trên, thị trƣờng cũng đón nhận thƣơng vụ M&A giữa bảo hiểm bƣu điện (PTI) và doanh nghiệp Hàn Quốc Dongbu. Tổng số tiền mà Dongu bỏ ra để thâu tóm 30 triệu cổ phiếu (chiếm 37% cơ cấu vốn) có giá trị xấp xỉ gần 49 triệu USD.

Các doanh nghiệp nội đang chiếm phần lớn thị phần bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên phân khúc này cũng rất phân mảnh khi có tới hơn 20 mới doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đang hoạt động mà khá nhiều công ty có doanh thu phí bảo hiểm hằng nằm chỉ khoảng 10 triệu USD/ năm. Sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tƣ mới có tiềm lực nhƣ Fairfax hay Dongbu sẽ khiến mức độ cạnh tranh trong các năm tới thị trƣờng sẽ rất khắc nghiệt.

Theo thống kê của McKinsey, mức độ thâm nhập bảo hiểm phi nhân thọ ở thị trƣờng Việt Nam vẫn chỉ ở mức 0,7%. Trong khi đó, mức độ thâm nhập bảo hiểm phi nhân thọ của các thị trƣờng mới nổi là hơn 1% và 2,3% tại các thị trƣờng phát triển. Dƣ địa thị trƣờng vẫn còn lớn để cho các doanh nghiệp khai phá và cạnh tranh.

Một tác động khác kích thích các nhà đầu tƣ ngoại chính là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài, thậm chí ngƣời dân trong nƣớc còn có cơ hội mua bảo hiểm từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài đặt trụ sở ở nƣớc ngoài.

Theo các chuyên gia, các tập đoàn bảo hiểm của Canada đƣợc xem là một trong những ngƣời có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong TPP nhờ sức khỏe tài chính khỏe mạnh, quy mô hệ thống và kinh nghiệm quản trị rộng lớn trên toàn cầu.

Hình 3.5. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Đối thủ tiềm năng gia nhập thị trƣờng

Cạnh tranh về lãi suất Ngành tập trung

Sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của các DN bảo hiểm nƣớc ngoài theo

hiệp định TPP,BIDV Metlife Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp Bảo Việt,PVI,Bảo Minh,Pjico,PTI,Sam sung Vina,MIC Sức mạnh đàm phán của Khách hàng Nhà cung cấp Các DNN trong ngành cạnh tranh cao Khách hàng Cao Thấp

Mua trái phiếu, gửi tiết kiệm đầu tƣ chứng khoán, và các

hoạt động đầu tƣ khác Sản phẩm thay thế Ngành đang tăng trƣởng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing cho dịch vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 88 - 96)