6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng thƣơng mại
a. Khái niệm hoạt động cho vay trung dài hạn
Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: “Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên”. Nhƣ vậy, cho vay trung dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng trở lên.
Có nhiều phƣơng thức cho vay đƣợc sử dụng trong cho vay trung dài hạn nhƣ: Cho vay kỳ hạn, tín dụng tuần hoàn, cho vay theo dự án dài hạn, cho vay mua lại công ty. Cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp còn đƣợc phân loại thành: Cho vay đầu tƣ máy móc thiết bị, cho vay theo dự án đầu tƣ, cho vay bổ sung nguồn vốn kinh doanh (phần vốn lƣu động thiếu hụt có tính dài hạn) trả góp.
cố định, cải tiến hoặc đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh (thƣờng là các dự án đầu tƣ theo chiều sâu). Cho vay dài hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nhƣ xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạn tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn (thƣờng là các dự án đầu tƣ mở rộng). Nói chung, cho vay trung dài hạn là nhằm cấp vốn để hình thành vốn cố định của khách hàng, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp để từ đó cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trƣờng.
Thực tiễn cho thấy, nhu cầu vay vốn trung dài hạn là rất lớn và thƣờng xuyên bởi lƣợng vốn tự có của các doanh nghiệp là còn thấp, muốn tích lũy đòi hỏi phải có thời gian dài, trong khi thị trƣờng cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Do đó, hiện tại, nhu cầu về nguồn vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đƣợc đáp ứng bởi vốn tự có và thông qua hoạt động cho vay trung dài hạn của hệ thống NHTM.
b. Đặc điểm của hoạt động cho vay trung dài hạn
- Các khoản cho vay trung dài hạn có độ rủi ro cao
+- Nếu nhƣ cho vay ngắn hạn tài trợ chủ yếu cho các tài sản lƣu động của doanh nghiệp và đƣợc hoàn trả trong một khoảng thời hạn ngắn (dƣới một năm) thì cho vay trung dài hạn phần lớn tài trợ cho bất động sản, công cụ lao động hay nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Do đó, trong cho vay trung dài hạn, ngân hàng phải bỏ ra một khối lƣợng vốn lớn trong suốt thời gian dài xây dựng dự án và chỉ tiến hành thu hồi vốn khi dự án đi vào hoạt động và đạt kết quả. Điều này dẫn đến mức độ rủi ro của một khoản cho vay trung dài hạn là khá cao.
+ Bên cạnh đó, kết quả của một dự án đầu tƣ trung dài hạn chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố trong khi khả năng phân tích và dự báo của ngân
hàng về các rủi ro liên quan đến khoản vay là có hạn. Một khoản vay trung dài hạn thông thƣờng sẽ có thời gian đầu tƣ dài, do đó có thể có rất nhiều thay đổi trong môi trƣờng nhƣ thay đổi về thị trƣờng, thay đổi chính sách tiền tệ, thiên tai, khủng hoảng,… Những yếu tố này có thể khiến cho dự án bị thua lỗ hoặc không có khả năng thu hồi vốn, giá trị và tính thanh khoản của TSBĐ cũng có thể gặp biến động mạnh gây nên rủi ro cho ngân hàng.
+ Việc cấp tín dụng cho khách hàng dƣới dạng tiền mặt trong cho vay trung dài hạn cũng dẫn tới nhiều khó khăn trong việc kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng do tính linh hoạt, đa dạng trong mục đích và cách thức sử dụng của tiền mặt. Đây cũng là hạn chế chung của các phƣơng thức cho vay.
| Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực tài chính và khả năng quản trị tài chính còn hạn chế, uy tín chƣa cao,… Do đó, những yếu tố bên ngoài dễ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cũng nhƣ thiện chí trả nợ đối với những khoản vay có thời hạn dài.
- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trung dài hạn thường cao
Lợi nhuận và rủi ro là hai phạm trù luôn đi song hành cùng với nhau. Rủi ro của các dự án càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu tƣ càng lớn. Không nằm ngoài quy luật này, bên cạnh độ rủi ro cao thì các khoản cho vay trung dài hạn cũng thƣờng mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập lớn. Theo cấu trúc rủi ro lãi suất, thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao. Lãi suất của các khoản cho vay trung dài hạn là rất cao để bù đắp cho những chi phí trong việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động cho vay trung dài hạn (nguồn vốn huy động trong thời gian càng dài có chi phí càng cao), bù đắp rủi ro cũng nhƣ chi phí cơ hội của việc ngân hàng không đƣợc sử dụng khoản vốn này trong một khoảng thời gian dài. Lãi suất áp dụng có thể là lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay vốn (gọi là lãi suất cố định) hay lãi suất
biến đổi tùy thuộc vào sự biến động của thị trƣờng (gọi là lãi suất thả nổi). Tuy nhiên với các khoản cho vay trung dài hạn với tính chất khó dự đoán đƣợc biến động của thị trƣờng cũng nhƣ khả năng tài chính của khách hàng trong tƣơng lai thì ngân hàng thƣờng áp dụng lãi suất thả nổi nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu là an toàn và sinh lợi.
Tuy rủi ro cao song lợi nhuận mà hoạt động cho vay trung dài hạn đem lại cho ngân hàng lại rất hứa hẹn nếu không xảy ra những rủi ro ngoài dự tính của ngân hàng. Do đó, vấn đề đặt ra không phải là hạn chế cho vay trung dài hạn để giảm rủi ro mà phải tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng để đƣa ra hƣớng giải quyết hợp lý sao cho vừa đảm bảo đƣợc tính an toàn vừa nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
- Các khoản cho vay trung dài hạn có tính thanh khoản thấp
Tính thanh khoản là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của một loại hàng hóa. Chỉ tiêu này đƣợc xem xét dựa trên thời gian, chi phí để chuyển hàng hóa đó thành tiền.
+ Các khoản cho vay trung dài hạn là những tài sản kém thanh khoản, khó có thể chuyển nhƣợng hay thế chấp đƣợc. Một khi ngân hàng đã đồng ý cho vay thì đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự rủi ro trong suốt thời hạn cam kết trên hợp đồng. Trong khi đó, các khoản cho vay trung dài hạn lại có nguồn trả nợ và lãi chủ yếu dựa vào khấu hao cơ bản và lợi nhuận của dự án, do đó khách hàng chỉ có thể hoàn trả khoản vay thành nhiều lần khác nhau, thời hạn cho vay kéo dài nhiều năm.
+ Việc sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Nguồn vốn ngắn hạn có nhu cầu đƣợc hoàn trả trong ngắn hạn, trong khi hoạt động cho vay trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn chậm nên rủi ro thanh khoản là rất dễ xảy ra. Ngân hàng phải bỏ một lƣợng vốn có quy mô lớn trong một khoảng thời gian dài, vì thế
khi có nhu cầu vốn bất thƣờng phát sinh nhƣ yêu cầu hoàn trả các nguồn vốn huy động ngắn hạn thì ngân hàng không thể thu hồi vốn kịp thời từ các khoản cho vay trung dài hạn này.
- Nguồn vốn sử dụng để cho vay trung dài hạn là khá hạn hẹp
Nguồn vốn để cho vay trung dài hạn của các NHTM xuất phát từ nhiều nguồn nhƣ: Nguồn vốn hình thành từ vốn tự có, nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay dài hạn từ các định chế tài chính khác và NHNN, nguồn vốn nƣớc ngoài,… Tuy nhiên, các nguồn vốn này thƣờng hạn hẹp, vì vậy mà khả năng mở rộng doanh số cho vay trung dài hạn của các NHTM gặp phải khó khăn.
+ Nguồn vốn hình thành từ vốn tự có: Là một trong những nguồn cơ bản để các NHTM cho vay trung dài hạn. Bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản khác của NHTM. Đây là nguồn vốn ổn định nhất để cho vay trung dài hạn nhƣng lại khá nhỏ bé, không đáng kể.
+ Nguồn vốn huy động: Bao gồm tiền gửi trung dài hạn của các thành phần kinh tế, phát hành giấy tờ có giá trung dài hạn và một phần nguồn vốn ngắn hạn ổn định để cho vay trung dài hạn. Theo thông tƣ 15/2009/TT- NHNN ban hành ngày 10/08/2009, kể từ cuối tháng 09/2009, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với các NHTM là 30% (Hiện thông tƣ này đã hết hiệu lực và đƣợc thay thế bằng thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015, theo đó tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với các NHTM là 60%. Tuy nhiên luận văn có phạm vi nghiên cứu trong vòng ba năm 2012, 2013, 2014 nên tác giả vẫn sử dụng tỷ lệ giới hạn của thông tƣ 15/2009/TT-NHNN).
Tỷ lệ này đƣợc thể hiện theo công thức:
[(A – B)/C] × 100 < 30%
vốn trung và dài hạn đƣợc sử dụng cho vay trung và dài hạn; C - Tổng nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung dài hạn.
+ Nguồn vốn vay dài hạn từ các định chế tài chính khác và NHNN: Để có nguồn vốn cho vay trung dài hạn, các NHTM có thể đi vay ở các định chế tài chính khác ở trong nƣớc. Đối với việc vay vốn NHNN, thông thƣờng NHNN chỉ cho các NHTM vay ngắn hạn để thực hiện chức năng thanh toán, chỉ khi NHTM cần vốn để tài trợ các dự án lớn mang tính quốc gia mới có thể đi vay dài hạn tại NHNN.
+ Nguồn vốn nước ngoài: Nguồn vốn này có thể đến từ việc Chính phủ nhận sự tài trợ của các tổ chức quốc tế nhƣ nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA (Official Development Assistance) rồi sau đó cho các NHTM vay lại hoặc nguồn vốn ủy thác của các định chế tài chính nƣớc ngoài giao cho một NHTM trong nƣớc hoặc thông qua các hình thức tín dụng quốc tế. Đây thƣờng là những nguồn vốn có thời hạn dài, quy mô lớn và lãi suất thấp. Tuy nhiên việc tiếp cận những nguồn vốn này của các NHTM là khá khó khăn.
c. Vai trò của hoạt động cho vay trung dài hạn
- Vai trò của hoạt động cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp
+ Cho vay trung dài hạn là nguồn tài trợ giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trƣờng, đổi mới công nghệ và thay đổi cơ cấu sản xuất. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết nắm bắt nhu cầu và thoả mãn nhu cầu của thị trƣờng, phải không ngừng đổi mới, mạnh dạn đầu tƣ để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng sản xuất hay để xâm nhập vào thị trƣờng mới. Để làm đƣợc điều này, doanh nghiệp cần huy động một khối lƣợng vốn nhất định. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp thƣờng gặp phải vấn đề là thiếu vốn, đặc biệt là thiếu vốn trung dài hạn để phát triển sản xuất. Doanh nghiệp có thể tự tích lũy qua lợi nhuận để lại nhƣng thời gian tích luỹ có thể quá lâu, làm mất thời cơ kinh doanh;
doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán hoặc vay vốn ngân hàng. Vay vốn trung dài hạn từ ngân hàng đôi khi đem lại nhiều thuận lợi hơn so với việc huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán. Về mặt kỳ hạn, doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng theo kỳ hạn phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Về thủ tục thì nhanh chóng và ít phức tạp, hơn nữa không phải công ty nào cũng đƣợc quyền bán trái phiếu, cổ phiếu của mình trên thị trƣờng chứng khoán. Ngoài ra, các khoản vay trung dài hạn tại ngân hàng giúp đem lại nguồn vốn cho doanh nghiệp mà không làm gia tăng sự kiểm soát của cổ đông đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ phát hành cổ phiếu.
+ Cho vay trung dài hạn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Trong thời hạn của khoản vay, ngân hàng thực hiện chức năng giám sát hoạt động sử dụng vốn với tƣ cách là chủ sở hữu vốn cho vay đối với doanh nghiệp. Căn cứ vào các nguyên tắc tín dụng, ngân hàng hƣớng các doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc khách hàng vay vốn trả lãi và gốc đúng thời hạn thỏa thuận đã ký trong hợp đồng tín dụng. Trong quá trình kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra những nhƣợc điểm, sai sót để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng. Tuy lãi suất cho vay trung dài hạn là chi phí khá cao đối với doanh nghiệp, nhƣng cũng chính những điều kiện ràng buộc về lãi suất, thời hạn và mục đích sử dụng vốn vay là đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp có sự tính toán chi phí sản xuất hợp lý, tăng tốc độ vòng quay vốn, khai thác triệt để đồng vốn để kinh doanh có lãi và thắng lợi trong cạnh tranh nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn và có lợi nhuận giữ lại.
+ Cho vay trung dài hạn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trong việc thoả mãn và chớp cơ hội kinh doanh. Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh
nghiệp có thể nhanh chóng vay vốn của ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sản lƣợng để chiếm lĩnh thị trƣờng. Khi doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn tại NHTM sẽ có thể điều chỉnh đƣợc kỳ hạn nợ, nghĩa là họ có thể trả nợ sớm hơn thời gian đến hạn trả nợ khi họ không cần đến việc sử dụng vốn trung dài hạn nữa. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ tại một thời điểm nhất định nào đó thì cũng có thể xin ngân hàng gia hạn nợ. Ngoài ra, cho vay trung và dài hạn tránh đƣợc các chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, lệ phí đăng ký. Việc trả nợ trung dài hạn cũng đƣợc xây dựng theo một sự phân chia ổn định và hợp lý do đó doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm các nguồn trả nợ một cách dễ dàng hơn.
- Vai trò của hoạt động cho vay trung dài hạn đối với các ngân hàng thương mại
+ Cho vay trung dài hạn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Với những khoản cho vay trung dài hạn có quy mô lớn và lãi suất cao, thời gian dài, ngân hàng sẽ thu đƣợc một nguồn lợi nhuận lớn và ổn định hơn so với cho vay ngắn hạn. Do đó, phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn cả về số lƣợng và chất lƣợng là hoạt động mang tính chiến lƣợc của các NHTM.
+ Cho vay trung dài hạn có thể dẫn tới các hoạt động bảo lãnh do ngân hàng thực hiện. Các khách hàng vay vốn trung dài hạn tại ngân hàng có khả năng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng đó. Ngân hàng có thể thực hiện bảo lãnh vay vốn tại các ngân hàng khác, bảo lãnh thực hiện hợp