6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.5. Kiến nghị đối với khách hàng vay vốn
- Khách hàng cần chọn những ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và khả năng quản lý của mình nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng khi tiến hành thẩm định cho vay. Các dự án xin vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực để ngân hàng không mất thời gian, chi phí vào việc thẩm định những dự án không đƣợc phép hoạt động.
- Khách hàng cần từng bƣớc nâng cao uy tín, quy mô sản xuất kinh doanh, tiềm lực tài chính cũng nhƣ khả năng quản trị rủi ro của mình. Đây không chỉ là yếu tố giúp Vietcombank Đắk Lắk giảm thiểu rủi ro khi ký kết hợp đồng cho vay trung dài hạn mà còn giúp cho khách hàng có đƣợc những điều kiện ƣu đãi nhất về quy mô, thời hạn, lãi suất của khoản vay.
- Khách hàng cần tuyệt đối trung thực và cung cấp một cách đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho Vietcombank Đắk Lắk. Đây là điều kiện vô cùng cần thiết để giảm bất cân xứng thông tin, giúp Vietcombank Đắk Lắk nhìn nhận đúng khả năng tài chính của khách hàng, qua đó sẽ những chính sách cụ thể phù hợp hơn với khách hàng. Những tƣ vấn, hỗ trợ hợp lý từ Vietcombank Đắk Lắk theo đúng tình hình tài chính của khách hàng cũng sẽ giúp khách hàng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách đúng hƣớng và hiệu quả nhất.
- Khách hàng cần đánh giá đúng thực lực tài chính cũng nhƣ khả năng quản trị rủi ro của mình trƣớc khi tham gia vào một phƣơng án/dự án kinh doanh. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho khách hàng cũng nhƣ cho Vietcombank Đắk Lắk khi tiến hành hỗ trợ vốn cho phƣơng án/dự án sản xuất kinh doanh đó.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua thực trạng nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk đƣợc đánh giá ở Chƣơng 2, cũng nhƣ theo định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn của Vietcombank Đắk Lắk trong thời gian tới, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk cũng nhƣ đề xuất một số kiến nghị đối với Vietcombank và các ban ngành hữu quan nhằm tạo một sự phối hợp đồng bộ trong công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk. Những giải pháp này hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn cũng nhƣ hoạt động tín dụng nói chung tại Vietcombank Đắk Lắk và qua đó hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng.
KẾT LUẬN
Có thể nói, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn có ý nghĩa lớn, quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đắk Lắk cũng nhƣ hỗ trợ hoạt động đầu tƣ chiều sâu, đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Sau 18 năm hoạt động và phát triển, Vietcombank Đắk Lắk cùng với hoạt động cho vay trung dài hạn của mình đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phƣơng một cách khá tích cực. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức nhƣ tỷ lệ nợ quá hạn tuy đang giảm dần nhƣng vẫn còn ở mức không an toàn, quá xem trọng vai trò của TSBĐ khi cho vay, nguồn thông tin trong phân tích tín dụng còn hạn chế,... cùng rất nhiều các yếu tố khác từ môi trƣờng bên trong và bên ngoài tác động tiêu cực đến chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn của Vietcombank Đắk Lắk.
Với luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay
trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk”, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu, tôi đã tập trung phân tích thực trạng, đánh giá kết quả công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk trong ba năm 2012, 2013, 2014 và đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa công tác này.
Do thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong sự đóng góp của Quý thầy cô và bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tiếng Việt
[1] Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thƣơng, 2012, Nghiệp vụ Tín dụng
ngân hàng, TP. HCM: NXB Phƣơng Đông.
[2] Phan Thị Cúc và cộng sự, 2009, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Hà Nội: NXB Thống kê.
[3] Lê Vinh Danh, 2009, Tiền và hoạt động ngân hàng, TP. HCM: NXB Giao thông vận tải.
[4] Đỗ Minh Điệp (2013), Các giải pháp nhằm mở trộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[5] Ernst & Young, Cẩm nang quản lý rủi ro Vietcombank.
[6] Đinh Thị Thanh Huyền (2012), Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam Chi nhánh Chợ Lớn, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh,
Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Đại Lai (2010), Để cơ chế lãi suất thỏa thuận trung và dài hạn đi vào thực tiễn, Báo Thị trường tài chính tiền tệ, 305, 22 - 25; (2010), Cơ chế lãi suất thỏa thuận trung và dài hạn sẽ đi vào thực tiễn ra sao?, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 49, 12 - 14.
[8] Phạm Kim Loan (2009), Điều chỉnh tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn: Những tác động tích cực, Báo Thị trƣờng tài chính tiền tệ, 293, 29 - 30.
[9] Frederic S. Mishkin, 2001, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Bản dịch, Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.
[10] Nguyễn Trọng Nghiệp (2006), Giải pháp chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng trung và dài hạn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long,
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; 10/08/2009, Thông tư 15/2009/TT-NHNN, Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn; 31/12/2009, Thông tư 07/2010/TT-NHNN, Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; 20/05/2010, Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; 21/01/2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; 20/11/2014, Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn rong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
[12] Quốc hội, 2010, Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng.
[13] Peter S. Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, Bản dịch, Hà Nội: NXB Tài Chính.
[14] Cao Trƣờng Sơn (2013), Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Học viện Ngân hàng. [15] Nguyễn Văn Thắng (2006), Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung - dài hạn tại các NHTM, Báo Thị trƣờng tài chính tiền tệ, 203, 27 - 30.
[16] Trịnh Quốc Trung, 2011, Marketing ngân hàng, TP. HCM: NXB Lao động xã hội.
[17] Phạm Anh Tuấn (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển
[18] Vietcombank, 22/07/2008, Quyết định 246/QĐ-NHNT.CSTD, V/v ban hành Quy trình tín dụng đối với khách hàng tổ chức, 17/03/2010,
Quyết định 117/QĐ-VCB.CSTD, V/v ban hành Hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ, 18/03/2010, Quyết định 118/QĐ-VCB.HĐQT, V/v ban hành Chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, 19/05/2010, Quyết định 204/QĐ-
VCB.HĐQT, V/v ban hành Chính sách bảo đảm tín dụng,
20/01/2011, Quyết định 30/QĐ-VCB.CSTD, V/v ban hành Hƣớng dẫn thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng, 30/12/2011, Quyết định 693/QĐ-VCB.CSTD, Sửa đổi bổ sung Quyết định 30/QĐ- VCB.CSTD của Tổng Giám đốc ngày 20/01/2011 v/v ban hành Hƣớng dẫn thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng.
[19] Viecombank, 2004, Cẩm nang tín dụng Vietcombank.
[20]Vietcombank, 2012, Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2012; 2013,
Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2013; 2014, Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2014.
[21] Vietcombank Đắk Lắk, 2012, Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Đắk Lắk năm 2012; 2013, Báo cáo Tổng kết hoạt
động kinh doanh Vietcombank Đắk Lắk năm 2013; 2014, Báo cáo
Tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Đắk Lắk năm 2014.
Tiếng Anh
[22] Frederic S. Mishkin, 1998, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 5th ed, Boston: Addison Wesley Longman Ltd.
QUY TRÌNH CHO VAY TẠI VIETCOMBANK ĐẮK LẮK
Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn
- Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng (hoặc trƣởng/Phó pPhòng khách hàng) thông báo cho khách hàng biết về chính sách cho vay, tƣ vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay, thƣơng thảo điều kiện vay vốn với khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành.
- Nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng. Cán bộ tín dụng căn cứ quy định tín dụng hiện hành để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ; thu thập thông tin về nhu cầu cho vay vốn, phƣơng án/dự án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp bảo đảm tiền vay; kiểm tra sự phù hợp của nhu cầu vay vốn đối với chính sách tín dụng.
- Trƣờng hợp hồ sơ khách hàng chƣa đáp ứng đủ quy định hiện hành, cán bộ tín dụng xin ý kiến Trƣởng Phòng khách hàng để đề nghị khách hàng bổ sung. Các trƣờng hợp từ chối khách hàng cần phải có ý kiến của Trƣởng/Phó phòng khách hàng hoặc Giám đốc/Phó giám đốc.
- Để có thể theo dõi khách hàng đƣợc liên tục và giảm thời gian xem xét cho vay khi khách hàng có yêu cầu, cán bộ tín dụng cần có kể hoạch chủ động thu thập các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách định kỳ, ít nhẩt một năm một lần.
- Do hồ sơ bảo đảm tiền vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong trƣờng hợp phải xử lý TSBĐ vì vậy cán bộ tín dụng cần hết sức thận trọng trong khẩu kiểm định tính pháp lý và tính đầy đủ của bộ hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định cho vay
- Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó có thể khảo sát thực tế hay thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác
- Đối với các khoản vay phức tạp, có giá trị lớn, Trƣởng/Phó phòng khách hàng nên cùng tham gia vào quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng cho vay ngay từ đầu nhằm rút ngắn thời gian thẩm định xuống mức thấp nhất.
- Trƣởng/Phó Phòng khách hàng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định, có thể giao cho cán bộ tín dụng khác thực hiện tái thẩm định nếu báo cáo thẩm định không đạt yêu cầu hoặc khoản vay quá phức tạp. Sau khi nhất trí, báo cáo thẩm định/tái thẩm định trình lên Giám đốc/Phó Giám đốc.
Bước 3: Quyết định cho vay
Sau khi nhận đƣợc báo cáo thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ khách hàng, Giám đốc/Phó Giám đốc kiểm tra lại các thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn đƣợc phân công, ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay (nêu rõ lý do) hoặc yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thông tin hoặc một số quyết định khác nhƣ:
- Yêu cầu tái thẩm định (yêu cầu Phòng khách hàng thực hiện tái thẩm định hoặc trƣng cầu ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên môn).
- Thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở.
- Trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định.
Bước 4: Ký hợp đồng cho vay và hợp đồng thế chấp, cầm cố
- Phòng khách hàng chọn mẫu hợp đồng, ký tắt các trang và gửi khách hàng xem xét ký. Trƣờng hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn đã phê duyệt, cán bộ tín dụng báo cáo Trƣởng Phòng khách hàng để giải quyết.
- Đối với các hợp đồng thế chấp, cầm cố, sau khi đƣợc ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, Phòng khách hàng thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và/hoặc công chứng/chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ tín dụng gửi thông báo tác nghiệp mở hợp đồng cho vay cùng toàn bộ hồ sơ đến Phòng quản lý nợ để cập nhật thông tin trên hệ
Bước 5: Giải ngân tiền vay
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giải ngân: Cán bộ tín dụng kiểm tra giấy nhận nợ và chứng từ kèm theo, trình toàn bộ hồ sơ cho Trƣởng/Phó Phòng khách hàng ký kiểm soát, sau đó trình cho Giám đốc/Phó Giám đốc kiểm tra và ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối giải ngân, chuyển hồ sơ lại cho Phòng khách hàng.
- Thực hiện giải ngân: Trƣờng hợp chấp thuận giải ngân, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho Phòng kế toán để thực hiện giải ngân. Trong các trƣờng hợp khác, cán bộ tín dụng dự thảo công văn trả lời, trình Trƣởng/Phó Phòng khách hàng ký kiểm soát và trình lên Giám đốc/Phó Giám đốc ký duyệt và gửi cho khách hàng. Tùy vào từng hợp đồng mà khoản vay đƣợc giải ngân một lần hoặc nhiều lần, cán bộ tín dụng cần kiểm tra quy trình giải ngân có đúng theo hợp đồng đã ký kết.
- Lƣu giữ hồ sơ giải ngân:Cán bộ quản lý nợ chịu trách nhiệm chuyển giao giấy tờ tới các bộ phận có liên quan để thực hiện giải ngân và lƣu giữ hồ sơ.
Bước 6: Giám sát sử dụng vốn vay
Đối với tín dụng trung dài hạn, thực hiện kiểm tra vốn vay 6 tháng/lần. Kết quả kiểm tra phải khẳng định đƣợc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, giá trị tài sản hình thành từ vốn vay không ít hơn giá trị đã giải ngân, phù hợp với cam kết trên hợp đồng cho vay. Cán bộ tín dụng lập báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay, đề xuất ý kiến. Căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu mới của khách hàng, Phòng khách hàng có thể đề xuất điều chỉnh khoản vay đối với khách hàng. Quy trình phê duyệt điều chỉnh của khoản vay giống nhƣ quy trình xét duyện cho vay.
Bước 7: Thu hồi nợ vay
hạn thì cán bộ tín dụng phải báo cáo ngay với cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trƣờng hợp khách hàng có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, cán bộ tín dụng xem xét nhu cầu thực tế, trình Trƣởng/Phó phòng khách hàng. Các bƣớc tiếp theo đƣợc thực hiện nhƣ trình tự xét duyệt cho vay.
- Đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng phối hợp với Phòng kế toán, Phòng ngân quỹ thực hiện thu nợ, thu thập các chứng từ chứng minh việc trả nợ, lƣu