6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dà
dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk
a. Tổ chức bộ máy quản lý tín dụng
Nhận thức đƣợc cho vay trung dài hạn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng đồng thời cũng phát sinh nhiều rủi ro nhất nên việc bố trí nhân sự đƣợc Lãnh đạo Chi nhánh rất quan tâm. Bộ máy quản lý tín dụng đƣợc thiết lập theo hƣớng chú trọng quản trị rủi ro, phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận. Chi nhánh cũng chủ trƣơng ƣu tiên chọn những cá nhân có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt, đƣợc đào tạo bài bản để phân công làm công tác tín dụng.
Vietcombank thực hiện quản lý rủi ro tập trung, thông qua Phòng quản lý rủi ro tín dụng trực thuộc Hội sở chính, bao gồm 2 bộ phận: Một đặt tại Hội sở chính (QLRRHSC) và một đặt tại TP. Hồ Chí Minh (QLRRHCM). Phòng khách hàng và Phòng quản lý nợ đƣợc đặt tại Hội sở chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh để phát triển kinh doanh và thực hiện tác nghiệp. Đối với các khoản vay lớn, việc quản lý rủi ro tín dụng sẽ là sự phối hợp thực hiện giữa:
- Phòng khách hàng tại Chi nhánh là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Sau khi tiếp nhận yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng, Phòng khách hàng sẽ chủ động thu thập thông tin và tài liệu về tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, các thông tin phi tài chính khác của chính khách hàng để tiến hành XHTD đối với khách hàng. Đồng thời Chi nhánh lập báo cáo đề xuất tín dụng trình Hội đồng tín dụng cơ sở thông qua, lập hồ sơ trình phòng quản lý rủi ro Hội sở chính quyết định.
- Phòng quản lý rủi ro Hội sở chính thực hiện thẩm định chuyên sâu độc lập, khách quan với mục đích nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho khách hàng và thông báo kết quả phê duyệt
về mức cấp tín dụng cùng với các điều kiện kèm theo đối với khách hàng về cho Chi nhánh.
- Phòng quản lý nợ thực hiện quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lƣu giữ hồ sơ và đảm bảo tính tuân thủ trong quy trình cấp tín dụng.
Bộ phận chính thực hiện hoạt động cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk tập trung tại Trụ sở chính gồm Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng thể nhân, Phòng quản lý nợ và Phòng kiểm tra nội bộ. Chi nhánh không có Phòng quản lý rủi ro tín dụng nhƣ tại Hội sở. Hồ sơ vay đƣợc thực hiện chủ yếu ở Phòng khách hàng doanh nghiệp và Phòng khách hàng thể nhân mà không thông qau nhiều bộ phận, nên giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay của khách hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh chƣa có sự tách bạch giữa chức năng bán hàng, chức năng thẩm định và chức năng quản lý rủi ro tín dụng nên gây quá tải công việc cho các nhân viên tín dụng.
b. Thực hiện chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
Thực hiện chính sách tín dụng
- Chính sách quản lý giới hạn tín dụng:
+ Giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng: Vietcombank Đắk Lắk luôn tuân thủ theo đúng quy định về an toàn tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc.
+ Giới hạn tín dụng (GHTD) đối với khách hàng: Là một trong những Chi nhánh trực thuộc Vietcombank, Vietcombank Đắk Lắk tuân thủ và áp dụng chính sách quản lý hoạt động cho vay của Vietcombank ban hành theo Quyết định số 57/QĐ-NHTMCPNTVN ngày 22/03/2007. Chi nhánh đƣa ra giới hạn cho vay trên cơ sở lƣợng hóa rủi ro đối với từng khoản vay thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo quy định của Vietcombank theo Quyết định số 39/QĐ-VCB.CSTD ngày 08/03/2007 thì GHTD là tổng mức
cấp tín dụng quy VNĐ mà Vietcombank sẵn sàng dành cho một khách hàng và mức GHTD tham khảo đƣợc xác định dựa theo kết quả XHTD theo công thức sau:
GHTD tham khảo = Alpha x VCSH + ( Beta x TSBĐ)
Trong đó: VCSH: Là giá trị chỉ tiêu vốn đầu tƣ của chủ sở hữu; Hệ số Alpha, Beta đƣợc quy định lần lƣợt theo kết quả XHTD và loại TSBĐ.
GHTD tham khảo là một căn cứ, định hƣớng để xác định GHTD của khách hàng trên cơ sở xem xét thêm kế hoạch sản xuất kinh doanh; nhu cầu vốn; năng lực tài chính của khách hàng, khả năng đầu tƣ; mở rộng sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro hoạt động kinh doanh của khách hàng,… Trong trƣờng hợp GHTD đề xuất phê duyệt lớn hơn GHTD tham khảo thì cần phải đƣa ra các lý do thuyết phục cho việc tăng này. Do đó việc kiểm soát thông qua GHTD sẽ góp phần hạn chế rủi to tín dụng, tránh các trƣờng hợp tăng trƣởng nóng.
- Chính sách phân bổ tín dụng:
+ Phân bổ theo địa lý: Thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý dựa trên năng lực, vị trí của từng Chi nhánh; chủ trƣơng ƣu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại những nơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chất lƣợng tín dụng bảo đảm, khống chế dƣ nợ tín dụng tối đa đối với những Chi nhánh có chất lƣợng tín dụng thấp.
+ Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: Bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn nhằm hạn chế rủi ro về kỳ hạn và rủi ro ngoại hối.
+ Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tƣợng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tƣ: Đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro. Chi nhánh tuân thủ đúng theo định hƣớng của Vietcombank theo từng thời kỳ, trƣờng hợp có khách hàng nào phát triển tín dụng không đúng định
hƣớng thì phải có giải trình cụ thể, khi đƣợc Vietcombank chấp thuận thì mới đƣợc thực hiện.
- Chính sách thẩm quyền phán quyết tín dụng:
Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết các hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này đƣợc phân theo từng cấp bậc trong Vietcombank. Phân quyền phán quyết tín dụng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: Phân bổ hạn mức cụ thể cho những cấp điều hành để đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro và lợi ích của các bên liên quan khi phê duyệt một giao dịch tín dụng. Các khoản cấp tín dụng vƣợt thẩm quyền sẽ chuyển lên cấp cao hơn theo quy định phân quyền để xem xét, thẩm định và phê duyệt. Cụ thể:
+ Với Giám đốc Chi nhánh, tổng hạn mức tín dụng ngắn hạn đƣợc cấp cho khách hàng là 15 tỷ. Trƣờng hợp vƣợt hạn mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh nhƣ từ 15 tỷ đến 30 tỷ thì phải thông qua quyết định của Hội đồng tín dụng cơ sở, trên 30 tỷ thì phải chuyển hồ sơ sang bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh để xem xét. Biện pháp này giúp tăng cƣờng tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của Phòng khách hàng doanh nghiệp và Phòng khách hàng thể nhân trong việc trình duyệt hồ sơ cho vay, tránh tình trạng tiêu cực giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn.
+ Đối với các khoản tín dụng trung dài hạn, Giám đốc chi nhánh đƣợc ký hợp đồng tín dụng tối đo 5 tỷ, từ 5 tỷ đến 15 tỷ thì phải thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở và trên 15 tỷ thì phải trình bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh để xem xét.
+ Thẩm quyền của các Phòng giao dịch do Giám đốc Chi nhánh ủy quyền, đƣợc ký hồ sơ và giải ngân với những hợp đồng năm, trong giới hạn tín dụng ngắn hạn đã đƣợc Giám đốc phê duyệt hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở phê duyệt. Với những dự án đầu tƣ mới trên 3 tỷ và/hoặc tổng dƣ nợ trên 5 tỷ
thì phải do Giám đốc ký.
+ Vietcombank quy định lãnh đạo Phòng quản lý nợ/lãnh đạo Phòng giao dịch/cấp có thẩm quyền đƣợc phép ký trên Giấy nhận nợ khi giải ngân vốn vay cho khách hàng. Tuy nhiên trong thực tế tại Chi nhánh, nhiều trƣờng hợp khi lãnh đạo vắng mặt tại nơi làm việc, Kiểm soát viên đã thực hiện ký kết các Giấy nhận nợ nêu trên không đúng quy định.
- Chính sách đa dạng hóa danh mục cho vay:
Biện pháp đa dạng hóa đƣợc Chi nhánh thực hiện bao gồm: đa dạng hóa theo thời hạn cho vay, theo loại hình doanh nghiệp, theo ngành kinh tế. Biện pháo này giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro, nhƣng do cho vay tập trung nhiều vào một vài ngành (sản xuất và chế biến nông sản, cà phê, hồ tiêu,…) nên Vietcombank Đắk Lắk vẫn chƣa phân tán tốt rủi ro.
- Chính sách xếp hạng tín dụng khách hàng:
Hàng năm, Vietcombank Đắk Lắk tiến hành XHTD khách hàng để có chính sách tín dụng phù hợp. Chi nhánh thực hiện chấm điểm và XHTD khách hàng theo hệ thống XHTD nội bộ của Vietcombank đƣợc quy định theo Quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD của Tổng giám đốc Vietcombank ngày 17/03/2009. XHTD nội bộ là công cụ nhằm đo lƣờng và lƣợng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, giúp sàng lọc khách hàng đối với trƣờng hợp khách hàng mới và có chính sách tín dụng phù hợp đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng cũng nhƣ làm cơ sở để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Việc XHTD đƣợc thực hiện đều đặn hàng quý. XHTD nội bộ đƣợc chi tiết đến 16 hạng, đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp chấm điểm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tƣơng ứng cho các mức quy mô doanh nghiệp của 52 ngành kinh tế theo mức độ rủi ro tăng dần, cụ thể theo bảng 2.5.
Bảng 2.5. Phân loại mức độ rủi ro theo xếp hạng tín dụng của Vietcombank Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ Tỷ lệ
TSBĐ Phân loại rủi ro
Từ 94 đền 100 AAA Nhóm 1
≥ 0%
Rủi ro rất thấp Từ 88 đến dƣới 94 AA+ Nhóm 1 Rủi ro rất thấp
Từ 83 đền 88 AA Nhóm 1 Rủi ro tƣơng đối thấp Từ 78 đến dƣới 83 A+ Nhóm 1 Rủi ro tƣơng đối thấp Từ 73 đền 78 A Nhóm 1 ≥ 10% Rủi ro tƣơng đối thấp Từ 70 đến dƣới 73 BBB Nhóm 2 ≥ 20% Rủi ro thấp Từ 67 đến dƣới 70 BB+ Nhóm 2 Rủi ro thấp Từ 64 đến dƣới 67 BB Nhóm 2 ≥ 30% Rủi ro thấp Từ 62 đến dƣới 64 B+ Nhóm 2 Rủi ro thấp Từ 60 đến dƣới 62 B Nhóm 3 ≥ 40% Rủi ro trung bình Từ 58 đến dƣới 60 CCC Nhóm 3 Rủi ro trung bình Từ 54 đến dƣới 58 CC+ Nhóm 3
≥ 70%
Rủi ro trung bình Từ 51 đến dƣới 54 CC Nhóm 3 Rủi ro trung bình Từ 48 đến dƣới 51 C+ Nhóm 3 Rủi ro trung bình Từ 45 đến dƣới 48 C Nhóm 4 100% Rủi ro cao
Dƣới 45 D Nhóm 5 100% Rủi ro rất cao
(Nguồn: Theo Quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/03/2009) - Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng:
Vietcombank Đắk Lắk đã thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN (trƣớc đó là theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN). Biện pháp này giúp ngân hàng dễ dàng quản lý danh mục cho vay, xác định mức độ rủi ro và bù đắp tổn thất trong trƣờng hợp có nợ xấu xảy ra. Tuy nhiên, việc phân loại nợ của Chi nhánh vẫn
chƣa phản ánh đúng rủi ro thực chất của các khoản nợ do thiếu thông tin cập nhật tình hình hoạt động của khách hàng. Hiện tại, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính theo Quyết định số 118/QĐ- NHNT.HĐQT ngày 18/03/2010 của Hội đồngquản trị Vietcombank là dựa vào kết quả XHTD nội bộ và tình trạng khoản nợ của khách hàng tại thời điểm phân loại nợ để phân vào các nhóm nợ thích hợp. Đây là phân loại theo phƣơng pháp định tính chứ không phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng.
Vietcombank Đắk Lắk phân loại nợ và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng theo quý để dự phòng rủi ro và phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng tín dụng hoạt động cho vay trung dài hạn. Chi nhánh dùng quỹ dự phòng đƣợc trích để xử lý các khoản nợ xấu theo quy định của Hội đồng xử lý rủi ro và dùng biện pháp tích cực để có thể thu hồi nợ tồn đọng và nợ xấu.
- Chính sách bảo đảm tiền vay:
Việc bắt buộc phải có TSBĐ đối với khoản vay trung dài hạn trƣớc hết nhằm tăng ý thức trách nhiệm của khách hàng vay trong việc trả nợ, sau đó đảm bảo cho Chi nhánh có nguồn trả nợ thứ hai khi khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ khoản vay. Vietcombank Đắk Lắk cũng rất chú trọng tăng cƣờng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, do đó dƣ nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có tỷ trọng rất lớn (trong ba năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 81,45%, 79,77% và 79,42%), góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Cùng với Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm thì Vietcombank đã ban hành Quyết định số 204/QĐ- VCB.HĐQT ngày 19/05/2010 và Quyết định số 30/QĐ-VCB.CSTD ngày 20/01/2011 hƣớng dẫn thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng nhằm quy định chặt chẽ hơn về điều kiện bảo đảm tiền vay cũng nhƣ quy định tỷ lệ
TSBĐ/Tổng dƣ nợ áp dụng bắt buộc nhằm hạn chế rủi to tín dụng cho ngân hàng.
Tuy nhiên, Vietcombank Đắk Lắk chƣa có bộ phận chuyên trách về định giá TSBĐ, việc định giá đƣợc thực hiện bởi cán bộ tín dụng đôi khi thiếu chính xác, gây nên rủi ro tiềm ẩn cho Chi nhánh khi xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, đặc biệt là trong điều kiện thị trƣờng có nhiều biến động nhƣ hiện nay. Ngoài ra, việc định giá lại TSBĐ theo định kỳ còn mang tính thủ tục, thực trạng về số lƣợng, chất lƣợng tài sản chƣa đƣợc chú trọng.
Thực hiện quy trình tín dụng
Hiện tại, Vietcombank Đắk Lắk chƣa có quy trình cho vay trung dài hạn riêng biệt mà áp dụng theo quy trình cho vay nói chung (trình bày cụ thể tại Phụ lục).
Tuy có một quy trình cho vay nhất quán và chặt chẽ nhƣng trong quá trình thực hiện, một số bƣớc trong quy trình đôi khi vẫn chƣa đƣợc xem trọng đúng mức dẫn tới nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng, làm giảm chất lƣợng tín dụng của khoản vay trung dài hạn. Cụ thể nhƣ:
- Trong thẩm định cho vay, do không có bộ phận thẩm định chuyên trách độc lập để đảm bảo tính khách quan, một số cán bộ tín dụng lại thiếu kinh nghiệm và cùng lúc phải xử lý quá nhiều công việc dẫn đến chất lƣợng thẩm định không đƣợc đảm bảo. Mặt khác, nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định cho vay bị bó hẹp trong một số nguồn thông tin ít ỏi nhất định, cũng nhƣ khả năng thu thập, xử lý thông tin của các cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, một số trƣờng hợp báo cáo tài chính của khách hàng có những khoản mục giá trị lớn hoặc biến động bất thƣờng nhƣng nội dung báo cáo thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng/ cấp tín dụng chƣa phân tích đánh giá các vấn đề này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả năng trả nợ vay của khách
hàng để có chính sách cấp tín dụng phù hợp; báo cáo tài chính sử dụng trong thẩm định còn thiếu tính cập nhật, qua đó dẫn tới nguy cơ đánh giá không chính xác tình hình tài chính hiện tại của khách hàng.
- Trong công tác giải ngân, Chi nhánh giải ngân vốn vay cho khách