THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 63 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

2.2.1. Tình hình hoạt động cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%)

Dƣ nợ cho vay trung dài hạn 2.268,0 100 2.542,0 100 2.510,0 100 +274,00 +12,08 -32,00 -1.26

1. Theo TSBĐ

Cho vay có TSBĐ 1847,29 81,45 2027,75 79,77 1993,44 79,42 +180,47 +9,77 -34,31 -1,69 Cho vay không có TSBĐ 420,71 18,55 514,25 20,23 516,56 20,58 +93,53 +22,23 +2,31 +0,45

2. Theo thành phần kinh tế

Cho vay doanh nghiệp lớn 1204,31 53,10 1382,85 54,40 1441,74 57,44 +178,54 +14,83 +58,90 +4,26 Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 741,41 32,69 771,75 30,36 780,61 31,10 +30,34 +4,09 +8,86 +1,15 Cho vay khách hàng thể nhân 322,28 14,21 387,40 15,24 287,65 11,46 +65,12 +20,21 -99,75 -25,75 3. Theo ngành kinh tế

Cho vay nông lâm ngƣ nghiệp 147,65 6,51 162,18 6,38 158,38 6,31 +14,53 +9,84 -3,80 -2,34 Cho vay công nghiệp khai thác, chế biến 256,06 11,29 292,33 11,50 277,36 11,05 +36,27 +14,17 -14,98 -5,12 Cho vay công nghiệp xây dựng, sản xuất

phân phối điện nƣớc 1256,93 55,42 1425,30 56,07 1395,81 55,61 +168,37 +13,40 -29,49 -2,07 Cho vay thƣơng mại dịch vụ, bất động sản 577,20 25,45 632,96 24,90 634,27 25,27 +55,75 +9,66 +1,31 +0,21

Qua bảng 2.4 ta thấy, dƣ nợ cho vay trung dài hạn của Vietcombank Đắk Lắk tăng lên với tốc độ khá chậm và kém ổn định qua các năm. Năm 2012, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đạt 2.268 tỷ đồng. Năm 2013, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đạt 2542 tỷ đồng, tăng 274 tỷ (tƣơng ứng tăng 12,08%) so với năm 2012. Năm 2014, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đạt 2510 tỷ đồng, giảm 32 tỷ đồng (tƣơng ứng giảm 1,26%) so với năm 2013.

Phân theo TSBĐ, dƣ nợ cho vay trung dài hạn có TSBĐ chiếm một tỷ trọng rất lớn (tỷ trọng trong ba năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 81,45%, 79,77% và 79,42%). Điều này cho thấy hoạt động cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk còn phụ thuộc nhiều vào TSBĐ, trong khi tính khả thi của phƣơng án/dự án vay vốn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Tuy nhiên, nhìn chung dƣ nợ cho vay trung dài hạn có TSBĐ đang có xu hƣớng giảm dần về tỷ trọng, đây là xu hƣớng tất yếu trong phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn đối với Vietcombank Đắk Lắk. Cụ thể: Năm 2012, dƣ nợ cho vay trung dài hạn có TSBĐ đạt 1.847,29 tỷ đồng. Sang năm 2013, dƣ nợ có TSBĐ đạt 2.027,75 tỷ đồng, tăng 180,47 tỷ đồng (tƣơng ứng tăng 9,77%) so với năm 2012. Bƣớc qua năm 2014, dƣ nợ có TSBĐ đạt 1.993,44 tỷ đồng, giảm 34,31 tỷ đồng (tƣơng ứng giảm 1,69%) so với năm 2013. Nguyên nhân: Trình độ của cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định còn nhiều hạn chế, nhất là trong việc xác định chính xác dòng tiền, tính khả thi hiệu quả của phƣơng án vay vốn cũng nhƣ thẩm định thiện chí trả nợ của khách hàng. Trong khi đó, thị trƣờng còn thiếu trong suốt, tồn tại nhiều thông tin bất cân xứng, các doanh nghiệp trong tỉnh có uy tín và tiềm lực tài chính còn thấp, môi trƣờng chính sách còn chƣa hoàn thiện đòi hòi cán bộ tín dụng phải linh hoạt nhiều trong công tác thẩm định, giám sát. Mặt khác, trình độ của khách hàng vay vốn trong tỉnh chƣa cao, nhiều doanh nghiệp còn khó khăn trong công tác lập phƣơng án/dự án vay vốn. TSBĐ lại có ƣu điểm dễ dàng hơn trong thẩm định

và có nhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro. Chính vì vậy, Vietcombank Đắk Lắk cũng nhƣ nhiều ngân hàng khác vẫn chú trọng vào TSBĐ trong quyết định cho vay, nhƣ một biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Phân theo thành phần kinh tế, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp lớn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp sau đó là dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là dƣ nợ đối với khách hàng thể nhân. Cụ thể, năm 2012, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp lớn là 1.204,31 tỷ đồng (chiếm 53,10%), đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 741,41 tỷ đồng (chiếm 32,69%), đối với khách hàng thể nhân là 322,28 tỷ đồng (chiếm 14,21%). Năm 2013, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp lớn là 1.382,85 tỷ đồng (chiếm 54,40%), đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 771,75 tỷ đồng (chiếm 30,36%)%), đối với khách hàng thể nhân là 387,40 tỷ đồng (chiếm 15,24%). Bƣớc qua năm 2014, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp lớn là 1.441,74 tỷ đồng (chiếm 57,44%), đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 780,61 tỷ đồng (chiếm 31,10%), đối với khách hàng thể nhân là 287,65 tỷ đồng (chiếm 11,46%). Ta thấy, tỷ trọng cũng nhƣ dƣ nợ cho vay trung dài hạn của các thành phần kinh tế tại Vietcombank Đắk Lắk có xu hƣớng tăng giảm không ổn định, nhƣng nhìn chung dƣ nợ đối với doanh nghiệp lớn đang có xu hƣớng tăng lên cả về dƣ nợ lẫn tỷ trọng tuy tốc độ tăng là khá chậm. Nguyên nhân:

Nhân tố chủ yếu tạo nên sự khác nhau trong danh mục cho vay giữa các ngân hàng là đặc điểm của thị trƣờng nơi ngân hàng hoạt động. Tuy hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣng uy tín và khả năng tài chính của các doanh nghiệp này là không cao nên việc cho vay trung dài hạn với đối tƣợng này còn gặp nhiều hạn chế, số lƣợng khách hàng thể nhân tƣơng đối lớn nhƣng giá trị ứng với mỗi khoản vay là không nhiều. Mặt khác, số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tuy chiếm số lƣợng nhỏ nhƣng nhu cầu vay

vốn của mỗi khoản vay lại lớn hơn nhiều so với hai đối tƣợng còn lại.

Phân theo ngành kinh tế, Vietcombank Đắk Lắk chủ yếu cho vay trung dài hạn đối với ngành công nghiệp xây dựng, sản xuất phân phối điện nƣớc với tỷ trọng tƣơng đối ổn định qua các năm, trong đó tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cũng nhƣ các công trình thủy điện (trong đó bao gồm cả cho vay đồng tài trợ). Cho vay ngành thƣơng mại dịch vụ và bất động sản chiếm tỷ trọng dƣ nợ nhỏ hơn, nhƣng cũng chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu dƣ nợ của Vietcombank Đắk Lắk. Tiếp đó là dƣ nợ cho vay đối với công nghiệp khai thác, chế biến. Đây là những ngành trong tỉnh còn tƣơng đối kém phát triển nên tỷ trọng dƣ nợ là không cao. Ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong dƣ nợ cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk và đang có xu hƣớng tiếp tục giảm về tỷ trọng. Cụ thể, năm 2012, dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 6,51%; công nghiệp khai thác, chế biến chiếm 11,29%; công nghiệp xây dựng, sản xuất phân phối điện nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất với 55,42%; thƣơng mại dịch vụ, bất động sản chiếm 25,45%; cho vay khác chiếm 27,7%. Sang năm 2013, tỷ trọng dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với nông - lâm - ngƣ nghiệp là 6,38% (tƣơng ứng giảm 0,13%); công nghiệp khai thác chế biến là 11,50% (tƣơng ứng tăng 0,21%); công nghiệp xây dựng, sản xuất phân phối điện nƣớc là 56,07% (tƣơng ứng tăng 0,66%); thƣơng mại dịch vụ, bất động sản là 24,90% (tƣơng ứng giảm 0,55%); cho vay khác chiếm 1,15% (tƣơng ứng giảm 0,18%). Năm 2014, dƣ nợ cho vay trung dài hạn của ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 6,31% (tƣơng ứng giảm 0,08%); công nghiệp khai thác, chế biến là 11,05% (tƣơng ứng giảm 0,44%); công nghiệp xây dựng, sản xuất phân phối điện nƣớc vẫn chiếm ƣu thế với tỷ trọng 55,61% (tƣơng ứng giảm 0,46%); thƣơng mại dịch vụ, bất động sản là 25,27% (tƣơng ứng tăng 0,38%); còn lại là cho vay khác chiếm 1,76% (tƣơng ứng tăng 0,61%). Các công trình xây dựng, thủy điện luôn có

nhu cầu vay vốn trung dài hạn rất lớn cần phải đáp ứng. Ngành thƣơng mại dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, quán ăn,…) tuy có nhu cầu vay thấp hơn nhƣng số lƣợng đang ngày càng đông đảo do định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất một phần do nhu cầu vốn vay không cao khi hầu hết là sản xuất với quy mô, diện tích nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình, mặt khác lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết và giá cả trên thị trƣờng nên mức độ rủi ro cao khiến Vietcombank Đắk Lắk còn nhiều e ngại khi đầu tƣ vào những đối tƣợng này.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn theo TSBĐ tại Vietcombank Đắk Lắk

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế tại Vietcombank Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)