6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Kiến nghị đối với Hội sở Vietcombank
a. Vietcombank cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng nội bộ
Thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay trung dài hạn, là tiền đề, là cơ sở để ra các quyết định cho vay. Nếu thiếu thông tin,
ngân hàng phải đối mặt với hiện tƣợng thông tin bất cân xứng và hệ quả là sự lựa chọn đối nghịch, tức là vốn sẽ chuyển từ khách hàng tốt sang khách hàng xấu. Khi thiếu thông tin, ngân hàng không thể ấn định mức lãi suất phù hợp với rủi ro, do đó ngân hàng sẽ ấn định mức lãi suất cao nhƣ nhau cho khách hàng, những khách hàng có độ rủi ro cao sẽ vẫn chấp nhận mức lãi suất cao dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch. Nhằm hạn chế những rủi ro do bất cân xứng thông tin, theo tôi Vietcombank cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, giúp Vietcombank có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, nhanh chóng, kết hợp với các thông tin nhiều chiều phụ vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Theo đó, Vietcombank cần đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, sớm hoàn thiện hệ thống thông tín tín dụng nội bộ giữa các chi nhánh với Hội sở chính, với trung tâm phòng ngừa rủi ro để có thể giúp các chi nhánh (trong đó có Vietcombank Đắk Lắk) cập nhật các thông tin mới nhất trên cơ sở đó có biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Trên cơ sở các dữ liệu khách hàng đƣợc lƣu trữ trong phần mềm core-banking hiện có của Vietcombank kết hợp với các thông tin phi tài chính về khách hàng nhƣ danh sách hội đồng quản trị, ban điều hành, lí lịch trích ngang của các thành viên về trình độ, kinh nghiệm điều hành, khả năng quản lý và các thông tin phi tài chính có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp để tạo thành một cơ sở dữ liệu tập trung dùng trong hệ thống. Và cơ sở dữ liệu này nên đƣợc các cán bộ tín dụng của Vietcombank trên toàn quốc liên tục cập nhật, bổ sung nhằm phát triển ngày càng hoàn thiện.
b. Vietcombank cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm
Một hệ thống xếp hạng tín nhiệm hoàn thiện sẽ giúp Vietcombank phân loại đƣợc khách hàng một cách có căn cứ, ƣu tiên giao dịch với các khách hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm cao và giảm dƣ nợ tín dụng hay giảm dần tỷ trọng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm không cao.
Cũng nhƣ việc hoàn thiện quy trình tín dụng, hệ thống xếp hạng tín nhiệm hoàn thiện cũng giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong chọn lọc khách hàng.
Quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý khoản vay cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng khoản vay của ngân hàng. Vì vậy, để góp phần giúp cho công tác quản lý chất lƣợng khoản vay đƣợc thực hiện tốt và hiệu quả hơn thì trƣớc hết kết quả xếp hạng tín nhiệm phải thực sự có ý nghĩa chứ không chỉ mang tính hình thức. Để có thể làm đƣợc điều đó thì về phái Vietcombank cần phải có những công tác nhằm hoàn thiện hơn quy trình.
Nhìn chung, mô hình cho điểm và xếp hạng khách hàng đã đƣợc Vietcombank xây dựng một cách khoa học, đề cập khá đầy đủ đến những nhân tố có thể chi phối và tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên để mô hình hoàn thiện hơn, thiết thực hơn và thực sự hỗ trợ cho ngân hàng trong hoạt động quản lý chất lƣợng khoản vay thì cần phải quan tâm một số vấn đề nhƣ:
- Nâng cao chất lƣợng thông tin.
- Chấm điểm lại khi có những biến động đủ làm thay đổi kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng.
- Kiểm tra chặt chẽ công việc chấm điểm. - Xây dựng bộ phận xếp hạng độc lập.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc chấm điểm.
c. Vietcombank cần cơ cấu lại hệ thống trong điều kiện cạnh tranh
Tái cơ cấu đang là một nhu cầu bức thiết đối với hệ thống NHTM tại Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động sáp nhập ngân hàng diễn ra khá mạnh mẽ cho thấy tính quan trọng của công tác tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. Tái cơ cấu giúp Vietcombank thay đổi cơ bản về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công
nhân viên, quy cách làm việc cũng nhƣ cơ chế quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng, giúp Vietcombank vận hành một cách trơn tru, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Đây là yếu tố quan trọng trong yêu cầu cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Mặt khác, việc các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc hoạt động không hạn chế tất cả các nghiệp vụ tại thị trƣờng Việt Nam trong vài năm tới là điều kiện để thúc đẩy các ngân hàng nội địa cạnh tranh phát triển, nhƣng đây cũng là một thách thức lớn. Các ngân hàng nƣớc ngoài nếu đƣợc huy động và cho vay rộng rãi với lãi xuất tiền gửi cao hơn, chi phí dịch vụ tốt hơn, mọi thủ tục cho vay thuận tiện hơn, đƣơng nhiên họ sẽ thu hút đƣợc khá nhiều khách hàng. Chính vì vậy, Vietcombank phải đổi mới mới có thể cạnh tranh đƣợc. Để làm đƣợc điều này, có liên quan rất lớn tới việc thực hiện Đề án tái cơ cấu mà Chính phủ đã thông qua, bao gồm ba vấn đề lớn: Đổi mới về cơ chế tổ chức, đổi mới về tài chính, đổi mới về cơ chế hoạt động.