6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Chính phủ đóng vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó hệ thống chính sách của Chính phủ là một công cụ quản lý và điều tiết hầu hết các mối quan hệ trong nền kinh tế. Do đó, bất kỳ một sự thay đổi nào trong hệ thống
chính sách của Chính phủ đều có ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực tới các hoạt động kinh tế đang diễn ra. Nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn của các NHTM, theo tôi, Chính phủ cần phải có một số biện pháp sau:
- Chính phủ cần có những định hƣớng quy hoạch phát triển đối với từng vùng kinh tế, từng ngành, địa phƣơng để hƣớng sản xuất phù hợp với nhu cầu, tránh tình trạng đầu tƣ chàn lan không hiệu quả, cung lớn hơn cầu. Nhà nƣớc cần xây dựng các chính sách kinh tế ổn định, tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế dẫn đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hoạt động của các NHTM.
- Chính phủ cần chấn chỉnh lại công tác ban hành các văn bản pháp quy nhƣ Luật ngân hàng, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ trong nƣớc, Luật bảo hiểm, Luật thế chấp,…; các thông tƣ hƣớng dẫn, các nghị định về bảo đảm tiền vay, tài sản thế chấp,… tạo hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay trung dài hạn của các NHTM.
- Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động kiểm toán Nhà nƣớc và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế, đặc biệt là các công ty kiểm toán độc lập vì đây là những nơi cung cấp thông tin tƣơng đối chính xác cho các NHTM trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán, trƣớc mắt cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, cụ thể hóa các chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với hoạt động kiểm toán quốc tế. Tiếp theo đó, Nhà nƣớc cần có các chính sách buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán, có chế độ kiểm toán hàng năm đối với doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp cung cấp số liệu chậm trễ hay gian lận đối với ngân hàng.
- Chính phủ cần có chính sách tách bạch chức năng cho vay chính sách với chức năng cho vay thƣơng mại của các NHTM quốc doanh, không để
ngân hàng vừa thực hiện chức năng vừa cho vay thƣơng mại vừa cho vay chính sách.
- Chính phủ nên có chính sách tạo nguồn vốn lâu dài cho nền kinh tế phát triển ổn định. Lãi suất ngân hàng cần sớm đƣợc xã hội hoá, thị trƣờng hoá tính toán trên cơ sở các yếu tố liên quan nhƣ tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ lệ lạm phát và quan hệ cung cầu trên thị trƣờng.
- Chính phủ cần lành mạnh hoá tình hình tài chính, môi trƣờng hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức sắp sếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc.Với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả chƣa cao, xét thấy không cần duy trì sở hữu Nhà nƣớc thì có thể cổ phần hoá để doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh; đối với các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả có thể mạnh dạn cho phép phá sản, giải thể. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập đối với các công ty tƣ nhân, công ty TNHH, tránh thành lập tràn lan gây hậu quả xấu cho các NHTM cũng nhƣ cho xã hội.