6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý tín dụng
Cần triển khai một số biện pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý tín dụng cũng nhƣ mô hình quản lý rủi ro tín dụng, tách bạch các chức năng bán hàng, thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn. Đồng thời, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các bộ phận đó để đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc, giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, kết quả thẩm định chính xác hơn, quá trình xử lý rủi ro cũng nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời hơn:
- Bộ phận quan hệ khách hàng: Có chức năng tiếp thị, tiếp xúc và khởi tạo mối quan hệ tín dụng với khách hàng.
- Bộ phận thẩm định tín dụng: Có chức năng thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, xem xét các điều kiện vay và đề xuất cho vay.
- Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: Có chức năng theo dõi và quản lý khoản vay, giám sát quá trình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng, kiểm tra sau cho vay. Để đảm bảo tính khách quan trong khâu kiểm soát, phòng ngừa một cách hiệu quả, Vietcombank Đắk Lắk nên thành lập Phòng quản lý rủi ro. Sau khi giải ngân, kiểm tra sau cho vay phải có xác nhận của cán bộ Phòng quản lý rủi ro. Trƣờng hợp có dấu hiệu rủi ro, cán bộ Phòng quản lý rủi ro đề
xuất các biện pháp xử lý nợ theo quy định.
Theo tôi, việc thành lập lại Phòng quản lý rủi ro trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietcombank Đắk Lắk cũng là khá cần thiết. Vì việc sáp nhập giữa hai phòng là Phòng khách hàng và Phòng quản lý rủi ro vào năm 2008 chỉnh là một biện pháp tức thời, cho tới thời điểm hiện tại khi Vietcombank Đắk Lắk đã mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng số lƣợng khách hàng đến giao dịch thì rủi ro trong quá trình cấp tín dụng cũng tăng lên đáng kể (Năm 2006, Vietcombank Đắk Lắk đã áp dụng mô hình phân tách bộ phận tín dụng thành Phòng khách hàng, Phòng quản lý rủi ro và Phòng quản lý nợ. Tuy nhiên do các bộ phận chƣa thực sự liên kết, phối hợp đồng bộ với nhau trong hoạt động dẫn tới kém hiệu quả trong công việc. Vì thế, năm 2008, Vietcombank Đắk Lắk đã phải sáp nhập hai phòng là Phòng khách hàng và Phòng quản lý rủi ro lại). Trong bối cảnh kinh tế hậu khủng hoảng nhƣ hiện nay, rủi ro tiềm ẩn từ các khoản cho vay trung dài hạn là rất nhiều. Đặc biệt là tình trạng vỡ nợ cà phê đã là đang xảy ra liên tục từ cuối năm 2009 cho đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đe dọa không nhỏ đến khả năng thu hồi nợ và làm tăng nguy cơ nợ quá hạn đối với Vietcombank Đắk Lắk. Giá cà phê và các mặt hàng nông sản khách lên xuống thất thƣờng cũng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, ngƣời dân trong tỉnh. Phòng quản lý rủi ro sẽ có chức năng chuyên biệt hơn trong việc theo dõi, giám sát các diễn biến bất thƣờng từ nền kinh tế, thị trƣờng, dự đoán các rủi ro có thể xảy đến cho khách hàng và cho Vietcombank Đắk Lắk, qua đó có những biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng một cách kịp thời nhất.