6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng
Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra vụ việc. Kiểm tra, giám sát không chỉ đơn thuần là thực hiện thƣờng xuyên mà phải quan tâm đến chất lƣợng, hiệu quả của quá trình kiểm tra, giám sát. Cần phải thực hiện kiểm tra khoản vay trƣớc, trong và sau khi cho vay. Giám sát khoản vay đƣợc thực hiện theo hai hƣớng: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng nên có một cơ chế kiểm tra chéo để đảm bảo tính khách quan trong khâu kiểm tra, giám sát khoản vay.
Theo ý kiến của tôi, Vietcombank Đắk Lắk cần gây dựng một tinh thần trách nhiệm, tích cực làm việc trong đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm thúc đẩy sự kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên của cán bộ tín dụng đối với khách hàng,
trong đó bao gồm các hoạt động kiểm tra kiểm soát định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện sớm nhất các dấu hiệu không tốt của khoản cho vay trung dài hạn, qua đó có biện pháp xử lý sớm và hợp lý nhằm hạn chế nợ quá hạn, nâng cao chất lƣợng tín dụng cho Vietcombank Đắk Lắk.
Để nắm bắt kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo nguồn vốn đầu tƣ đúng mục đích, Vietcombank Đắk Lắk cũng nên yêu cầu dòng tiền của các dự án do Vietcombank Đắk Lắk đầu tƣ phải đƣợc chuyển về tài khoản của doanh nghiệp mở tại Vietcombank Đắk Lắk.
Có hai khả năng để ngân hàng thu nợ từ phía khách hàng, thứ nhất là khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả trả nợ ngân hàng và khả năng thứ hai là ngân hàng sẽ dùng tài sản đảm bảo để thu nợ. Tuy nhiên, về phía ngân hàng họ luôn muốn các khoản cho vay của mình sẽ đƣợc khách hàng hoàn trả trực tiếp theo cách thứ nhất, vì vậy Vietcombank Đắk Lắk cần luôn quan tâm đến tình hình của khách hàng để xác định sớm các dấu hiệu ban đầu có thể dẫn đến các khoản nợ quá hạn nhƣ: Các doanh nghiệp chậm trễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Doanh nghiệp có các biểu hiện trốn tránh, thoái thác khi ngân hàng tới kiểm tra; Số dƣ tiền gửi bị giảm, xuất hiện séc rút tiền quá số dƣ hoặc séc thanh toán bị trả lại; Gia tăng các khoản nợ chƣa thanh toán, hàng tồn kho một cách bất thƣờng; Doanh nghiệp trở thành chủ nợ của nhiều món nợ điều này nói lên có sự giảm sút về chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc có tình trạng vì muốn tăng nhanh doanh số bán hàng mà bán hàng cho các đơn vị có tình hình tài chính không lành mạnh; Có sự thay đổi về ban lãnh đạo của doanh nghiệp nhƣ cách chức, từ chức, bỏ trốn, gây thụt ngân quỹ, các tình trạng đình công, bãi công xảy ra;… Tất cả các dấu hiệu trên chứng tỏ rằng trong doanh nghiệp đang có vấn đề không thuận lợi và sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro với khoản cho vay trung dài hạn của ngân hàng. Ngoài ra còn các dấu hiệu rủi ro khác gây ra
bởi điều kiện tự nhiên nhƣ bão lụt, hạn hán, hoả hoạn,...; Hoàn trả nợ vay của ngân hàng chậm trễ hoặc quá hạn lâu;…