Thực hiện có hiệu quả công tác xử lý, khắc phục và tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 106 - 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Thực hiện có hiệu quả công tác xử lý, khắc phục và tài trợ rủi ro

ro

Vietcombank Đắk Lắk cần trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở mức rủi ro tín dụng chứ không phải chỉ dựa trên cơ sở tỷ lệ nợ quá hạn. Theo đó, Vietcombank Đắk Lắk cần phải chứ trọng công tác đánh giá rủi ro tín dụng cho từng năm, từ đó xây dựng chính sách trích lập dự phòng hợp lý, không lệ thuộc hoàn toàn vào tỷ lệ nợ quá hạn để đánh giá.

Khi phát hiện ra các khoản cho vay trung dài hạn có dấu hiệu không đƣợc hoàn trả, việc đầu tiên cán bộ tín dụng thực hiện là tìm cách ngăn ngừa khả năng xấu xảy ra với khoản cho vay trung dài hạn. Vietcombank Đắk Lắk có thể kết hợp với khách hàng để cùng tìm cách tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc nhằm vừa bảo đảm lợi ích của khách hàng vừa bảo đảm sự an toàn và lợi ích của ngân hàng. Với những kinh nghiệm và trình độ của mình, khi khoản vay có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, Vietcombank Đắk Lắk cần chủ động giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn, chuyển hƣớng hoạt động,… nhằm hạn chế rủi ro một cách thấp nhất đối với khách hàng và cũng là đảm bảo khả năng thu hồi nợ đối với Vietcombank Đắk Lắk. Vietcombank Đắk Lắk cần phấn đấu bằng mọi biện pháp hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới, riêng đối với các khoản nợ tồn đọng đã đƣợc xử lý bằng dự phòng rủi ro, cần tích cực tìm mọi biện pháp để tận thu.

Bên cạnh đó, Vietcombank Đắk Lắk cần thực hiện các biện pháp san sẻ rủi ro và chuyển giao rủi ro: Rủi ro là bạn đƣờng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, loại trừ hoàn toàn rủi ro là không thể thực hiện, nhƣng ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế rủi ro, giảm nhẹ thiệt hại khi rủi ro xảy ra nhƣ kết hợp với các ngân hàng khác để thực hiện đồng tài trợ

cho các dự án lớn, xây dựng kế hoạch tín dụng chú ý đến tính phân tán về địa lý của các dự án, cho vay đa dạng với các thành phần kinh tế, các lĩnh vực sản xuất khác nhau để tránh những rủi ro do sự thay đổi các điều kiện sản xuất kinh doanh, giá cả, chính sách của Chính phủ với ngành nào đó. Mặt khác, chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp cũng là một biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)