6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả nâng cao chất lƣợng tín dụng trong
trong cho vay trung dài hạn
a. Biến động cơ cấu các nhóm nợ và tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5
Dƣ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn so với thời hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Khi một món nợ không trả đƣợc vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ đƣợc chuyển thành nợ quá hạn.
Mức tăng, giảm trong cơ cấu nhóm nợ của cho vay trung dài hạn là sự thay đổi tỷ trọng của từng nhóm nợ trong tổng dƣ nợ cho vay trung dài hạn. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao hơn giảm đi và tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro thấp hơn tăng lên thì có nghĩa là công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn đạt kết quả tốt hơn và ngƣợc lại.
Tỷ lệ nợ từ nhóm 2
đến nhóm 5 =
Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 Tổng dư nợ
× 100%
Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 phản ánh chỉ số tƣơng đối giữa dƣ nợ mà ngân hàng không thu hồi đƣợc đúng thời hạn nhƣ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với tổng dƣ nợ mà ngân hàng đã cho vay. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá kết quả nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng thấp, công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả.
Mức giảm tỷ lệ nợ cho vay trung dài hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 càng nhiều cho thấy công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn đạt hiệu quả tốt và ngƣợc lại.
giá toàn bộ các biểu hiện của rủi ro tín dụng nhƣng do các nhóm nợ khác nhau lại có mức độ rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất, nên nếu tỷ lệ này ở hai ngân hàng giống nhau hoặc giữa cùng một ngân hàng ở hai thời kỳ giống nhau thì chất lƣợng tín dụng chƣa hẳn đã đồng nhất.
b. Mức tăng, giảm nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu theo Thông tƣ 02/2013/TT - NHNN là nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Tỷ lệ nợ xấu =
Dư nợ xấu
Tổng dư nợ × 100%
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu phản ánh cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi đƣợc đúng hạn tại thời điểm xác định. Theo quy định hiện nay của NHNN, tỷ lệ nợ xấu không đƣợc vƣợt quá 3%. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng cao và nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng nhỏ.
Mức giảm tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này sẽ cho biết chính xác hơn tình hình chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng, phản ánh mức giảm của phần dƣ nợ không có khả năng thu hồi của ngân hàng đó.
c. Mức tăng, giảm xóa nợ ròng và tỷ lệ xóa nợ ròng
Nợ xóa là những khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và đã đƣợc xuất toán trong bảng để chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Những khoản nợ đã xuất toán trong bảng là những khoản nợ đã đƣợc xác định là tổn thất, kể cả đã đƣợc xử lý từ dự phòng. Bởi vì, bản chất của việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là việc trích trƣớc vào chi phí các khoản tổn thất có thể phát sinh do rủi ro tín dụng. Do đó, xử lý từ dự phòng chỉ là tất toán một khoản chi phí trích trƣớc. Số tiền thu hồi đƣợc từ việc khai
thác, thanh lý khoản nợ, phát mãi TSBĐ phải đƣợc xem là khoản khấu trừ của tổn thất.
Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng – Số tiền đã thu hồi được Tỷ lệ xóa nợ ròng =
Giá trị xóa nợ ròng
Tổng dư nợ × 100%
Tỷ lệ xóa nợ ròng là chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thất thực sự do rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng tƣơng quan nghịch với rủi ro tín dụng và thể hiện kết quả tốt hơn của công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng. Chỉ tiêu này còn có ý nghĩa trong việc kết hợp với chỉ tiêu nợ xấu. Bởi vì, một ngân hàng có thể giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách bằng cách xuất các khoản nợ này ra ngoại bảng.
d. Mức tăng, giảm trích lập dự phòng và tỷ lệ trích lập dự phòng
Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền trích lập đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng thông qua việc dự phòng cho các khoản nợ đƣợc đánh giá là không thể thu hồi đƣợc. Do đó, mức trích lập dự phòng phản ảnh mức độ rủi ro tín dụng của một ngân hàng và nói lên sự chuẩn bị của ngân hàng đó cho các tổn thất tín dụng đƣợc dự kiến trƣớc, phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ trích lập dự phòng = Giá trị dự phòng đã trích lập
Tổng dư nợ × 100%
Theo Thông tƣ 02/2013/TT - NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 tƣơng ứng là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% so với giá trị khoản nợ sau khi đã trừ đi giá trị của TSBĐ đƣợc khấu trừ. Ngoài việc trích lập dự phòng cụ thể, ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dƣ nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
tỷ lệ xóa nợ ròng vì nó cho thấy mức trích lập dự phòng trong kỳ, không phụ thuộc vào tỷ lệ các khoản nợ đã đƣợc xử lý xuất ra theo dõi ngoại bảng.
e. Mức tăng, giảm lãi treo
Lãi treo là số tiền lãi mà khách hàng không trả đƣợc khi đến hạn thanh toán lãi. Lãi treo là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng và đánh giá chất lƣợng tín dụng của khoản cho vay vì khách hàng không thực hiện đƣợc việc trả lãi vay theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, chứng tỏ rằng khả năng về tài chính của khách hàng bị giảm sút và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng. Do vậy, khi xuất hiện lãi treo ngân hàng phải tiến hành điều tra, phân tích kỹ tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lãi theo đúng hạn. Dựa vào kết quả phân tích, ngân hàng sẽ đƣa ra các biện pháp phù hợp nhất để hạn chế những tổn thất cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.