6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng thực hiện chính sách tín dụng và quy trình
trình tín dụng
Vietcombank Đắk Lắk nên thƣờng xuyên tổ chức tập huấn và triển khai áp dụng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng cho cán bộ Phòng khách
hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng thể nhân và Phòng quản lý nợ kịp thời, đầy đủ.
Cần liên tục rà soát, kiến nghị kịp thời, thích đáng trong việc hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng sao cho phù hợp với thực tế.
Thực hiện phân tích và thẩm định tín dụng một cách thƣờng xuyên, chủ động, chính xác để xác định đƣợc rủi ro tổng thể của khách hàng và khoản tín dụng đƣợc cấp.
Bên cạnh đó, Chi nhánh cần nâng cao chất lƣợng thẩm định phƣơng án/ dự án vay vốn của khách hàng. Thẩm định phƣơng án/dự án vay vốn của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng, nó đƣợc coi là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất trong quá trình đầu tƣ tín dụng. Qua thẩm định, Vietcombank Đắk Lắk có thể đánh giá chính xác về sự cần thiết, tính khả thi của dự án và hiệu quả của công tác thẩm định, nhờ đó có biện pháp quản lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tƣ tín dụng. Mặt khác, thông qua thẩm định mà có thể giúp đỡ các đơn vị vay vốn có phƣơng hƣớng và biện pháp xử lý các vấn đề liên quan đến dự án một cách tốt nhất. Thực tế những năm vừa qua cho thấy, Vietcombank Đắk Lắk đã hết sức chú ý đến công tác thẩm định dự án đầu tƣ nói riêng và phân tích tín dụng nói chung, song nhiều vụ lừa đảo vẫn xảy ra gây thất thoát lớn cho Vietcombank Đắk Lắk. Những yếu tố trên có nhiều nguyên nhân song có một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là việc thẩm định dự án đầu tƣ và phân tích tín dụng của Vietcombank Đắk Lắk còn hạn chế. Trƣớc tình trạng đó, theo tôi, Vietcombank Đắk Lắk cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ nhƣ:
- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích, thẩm định dự án. Muốn vậy, Vietcombank Đắk Lắk cần thƣờng xuyên xây dựng phong trào tự đào tạo, tìm hiểu các kiến thức tín dụng ngân hàng thông qua
sách báo, tạp chí và các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác; thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, cập nhật các thông tin với sự chỉ bảo, giảng dạy của các chuyên gia, các nhà giáo có uy tín, có kinh nghiệm của các trƣờng đại học; gửi cán bộ đi du học ở nƣớc ngoài để tiếp thu những kiến thức mới, phƣơng pháp mới trong phân tích dự án đầu tƣ của các nƣớc có công nghệ ngân ngân hàng tiên tiến. Tuy nhiên trong định hƣớng về đào tạo bồi dƣỡng cán bộ thì nên nghiêng về hƣớng tự đào tạo là chính đồng thời có hƣớng bồi dƣỡng thêm, vì ý thức học hỏi, tự giác của các cán bộ nhân viên là điều quan trọng, nếu họ không tự giác thì việc mở lớp, gửi đi học chỉ là hình thức, không những thế còn gây lãng phí nguồn lực của Vietcombank Đắk Lắk.
- Việc tuyển dụng một số nhân viên có kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực cho vay trung dài hạn chủ yếu của Vietcombank Đắk Lắk như xây dựng, thủy điện,… cũng là điều hết sức cần thiết. Thẩm định dự án đầu tƣ là một công việc khá phức tạp với nhiều công việc rất cụ thể liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, điều đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có khả năng vừa bao quát công việc, mặt khác cũng phải nắm khá chi tiết các thông tin. Do đó, nếu có những nhân viên am hiểu về các lĩnh vực cho vay nhất định sẽ góp phần đem lại kết quả thẩm định chính xác nhất cho Vietcombank Đắk Lắk
- Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định cho vay.
Nếu Vietcombank Đắk Lắk không có đầy đủ các thông tin chính xác thì có thể khiến ngân hàng gặp phải sai lầm lựa chọn đối nghịch trong việc ra quyết định cho vay. Trong thẩm định phƣơng án/dự án vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng của Vietcombank Đắk Lắk nên thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau. Có ba nguồn cơ bản để cán bộ tín dụng thu thập thông tin đó là từ hồ sơ giấy tờ của khách cung cấp, qua các trung tâm cung cấp thông tin tin cậy, qua việc khảo sát thực tế tại đơn vị của khách hàng và một số nguồn
thông tin khác (từ đối tác làm ăn, bạn hàng, khách hàng, các ngân hàng đã từng quan hệ của khách hàng vay vốn). Trong thu thập thông tin thì cán bộ tín dụng nên thu thập từ vĩ mô đến vi mô để nắm bắt đƣợc ý tƣởng, mục đích, những mặt lợi và bất lợi một cách tổng quan nhất để trên cơ sở đó có thể sớm có quyết định sơ bộ về tính khả thi của dự án tránh việc mất quá nhiều thời gian xem xét các thông tin cụ thể của dự án sau đó lại phát hiện ra các sai xót, bất cập rồi bỏ dự án gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho Vietcombank Đắk Lắk.
Bên cạnh việc chủ động đôn đốc khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn, quan trọng hơn, ngay từ khi ký kết hợp đồng tín dụng, Vietcombank Đắk Lắk cần thoả thuận với khách vay định kỳ thu lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng hoặc có thể thỏa thuận ngay trong hợp đồng tín dụng để khách hàng có thể trả lãi vay chậm hơn một số ngày, nếu khách hàng không trả và không có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì mới chuyển sang nợ quá hạn.