Những thành quả đạt đƣợc trong công tác nâng cao chất lƣợng tín

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 85 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Những thành quả đạt đƣợc trong công tác nâng cao chất lƣợng tín

lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk

- Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay trung dài hạn, qua đó kiểm soát tốt nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm

soát trong mức cho phép của Hội sở và Ngân hàng Nhà nƣớc. Cán bộ tín dụng có nhận thức tầm quan trọng trong việc xử lý nợ xấu, xem đây là một trong những yếu tố tăng lợi nhuận của Chi nhánh và từng cá nhân ngƣời lao động.

- Dƣ nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh nhìn chung có xu hƣớng tăng lên qua các năm, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Đắk Lắk đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ cấu dƣ nợ cho vay trung dài hạn đƣợc thực hiện theo hƣớng đa dạng hóa hành nghề trong nền kinh tế và khá hợp lý với tình hình phát triển của địa phƣơng.

- Vietcombank Đắk Lắk rất chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Hiện nay, mỗi nhân viên của Vietcombank Đắk Lắk đều sử dụng một máy tính tiêng, đƣợc kết nối mạng LAN phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Ngoài các sản phẩm phần mềm thông dụng nhƣ Word, Excel, Access,... công tác quản lý nợ trong cho vay của Vietcombank còn có sự hỗ trợ đắc lực của chƣơng trình Phân loại nợ tự động trên Host. Chƣơng trình này thực hiện cập nhật hàng ngày trạng thái nhóm nợ của tài khoản vay theo các thông tin định lƣợng sẵn có trong dữ liệu của từng tài khoản, lƣu trữ thông tin lịch sử về những can thiệp của cán bộ tín dụng trong quá trình điều chỉnh nhóm nợ của khoản vay,... Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ tƣơng đối hiện đại mà hoạt động cho vay trung dài hạn của Vietcombank Đắk Lắk diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.

- Hiện tại, Vietcombank Đắk Lắk đã xây dựng đƣợc một chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tƣơng đối hợp lý. Trong đó, bao gồm một số nguyên tắc nhƣ: Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực hay các nhóm ngành nghề, lĩnh vực có liên quan với nhau, một loại tiền tệ hay tại một địa bàn; Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng quyết định cho

vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết của hội đồng tín dung), bảo đảm tính khách quan; Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực của chi nhánh; Định hƣớng tín dụng vào các ngành và các thành phần kinh tế có rủi ro thấp; Bố trí cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành kinh tế phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk và theo chủ trƣơng phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc; Áp dụng lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro. Đối tƣợng vay có TSBĐ chắc chắn thì cho vay lãi suất thấp, đối tƣợng cho vay không có TSBĐ chắc chắn thì cho vay lãi suất cao. Khách hàng vay đƣợc xếp hạng cao, rủi ro thấp thì ƣu tiên lãi suất thấp, ngƣợc lại khách hàng vay xếp hạng thấp thì hạn chế cho vay và áp dụng mức lãi suất cao,... Trung hòa rủi ro bằng cách điều hòa cân đối vốn cho vay theo các loại kỳ hạn để tránh rủi ro. Nhờ có những chính sách hợp lý mà rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn tại Vietcombank Đắk Lắk cũng đã phần nào đƣợc giảm thiểu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)