6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Vietcombank Đắk
Đắk Lắk
a. Tình hình hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Đắk Lắk Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Vietcombank Đắk Lắk
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) 1. Theo thời hạn
Tiền gửi không kỳ
hạn 273,7 14,49 258,8 12,43 383,4 16,79 -14,9 -5,44 +124,6 +48,15 Tiền gửi có kỳ hạn 1615,4 85,51 1823,0 87,57 1900,2 83,21 +207,6 +12,85 +77,2 +4,23 - Kỳ hạn ≤ 12 tháng 1063,0 56,27 1113,0 53,46 1027,4 44,99 +50,0 +4,70 -85,6 -7,69 - Kỳ hạn > 12 tháng 552,4 29,24 710,0 34,11 872,8 38,22 +157,6 +28,53 +162,8 +22,93 2. Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi của tổ chức 721,0 38,17 663,3 31,86 566,4 24,80 -57,7 -8,00 -96,9 -14,61 Tiền gửi của cá nhân 1168,1 61,83 1418,5 68,14 1717,1 75,19 +250,4 +21,44 +298,6 +21,05 Tổng nguồn vốn huy động 1889,1 100,00 2081,8 100,00 2283,6 100,00 +192,7 +10,20 +201,8 +9,69 Tổng nguồn vốn 4737,1 - 4808,9 - 5189,8 - +71,8 +1,52 +380,9 +7,92 Tỷ trọng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn (%) 39,88 - 43,29 - 44,00 - +3,41 - 0,71 -
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết HĐKD Vietcombank Đắk Lắk)
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, hiện nay tại Vietcombank Đắk Lắk chỉ áp dụng hình thức huy động vốn truyền thống là huy động tiền gửi nhƣng tỷ trọng giữa nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn là không cao chỉ chiếm từ 39% - 44%, cho thấy quy mô nguồn vốn huy động không lớn. Tuy nhiên,
tín hiệu khả quan là lƣợng vốn huy động liên tục tăng lên qua các năm, tỷ trọng của nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn cũng liên tục tăng lên. Do đặc điểm địa bàn Đắk Lắk không phải là địa bàn mạnh về huy động nên sự gia tăng nguồn vốn trong huy động dân cƣ chứng tỏ đƣợc sự uy tín của Vietcombank Đắk Lắk ở địa bàn tỉnh, mặt khác sự gia tăng này sẽ góp phần đem lại sự an tâm cho khách hàng khi gửi tiền tại Vietcombank Đắk Lắk.
Mặc dù đối mặt với nhiều biến động của nền kinh tế cũng nhƣ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng huy động vốn, nhƣng nhờ có chính sách huy động vốn nhạy bén, linh hoạt mà tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietcombank Đắk Lắk đang tăng lên với tốc độ khá ổn định. Cụ thể: Năm 2012, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 1889,1 tỷ đồng. Đến năm 2013, nguồn vốn huy động đạt 2081,8 tỷ đồng, tăng 192,7 tỷ đồng (tƣơng ứng tăng 10,20%) so với năm 2012. Năm 2014, nguồn vốn huy động đạt 2283,6 tỷ đồng, tăng 201,8 tỷ đồng (tƣơng ứng tăng 9,69%) so với năm 2013. Nguyên nhân: Trong những năm qua, công tác huy động vốn tại chỗ của Vietcombank Đắk Lắk gặp phải không ít khó khăn, cộng thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ lại dịch chuyển sang đầu tƣ ở một số thị trƣờng có nhiều biến động nhƣ vàng, nông sản, bất động sản, chứng khoán. Vào những tháng cuối năm, giai đoạn chuẩn bị bƣớc vào niên vụ cà phê mới các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực này sẽ giảm dần lƣợng tiền gửi tại ngân hàng. Trong khi đó, số lƣợng ngân hàng đƣợc thành lập mới hay mở rộng mạng lƣới trên địa bàn tỉnh đang không ngừng tăng lên cùng với các chính sách ƣu đãi, khuyến mãi và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn, ra đời ngày nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng đƣợc phép huy động vốn làm ảnh hƣởng không nhỏ đến thị phần huy động vốn của Vietcombank Đắk Lắk. Đối mặt với những khó khăn, nhằm có vốn phục vụ khách hàng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, những năm qua Vietcombank Đắk Lắk đã không ngừng nỗ lực trong công tác huy động
vốn nhƣ: đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm; làm tốt công tác chăm sóc khách hàng trƣớc và sau khi gửi tiền; kết hợp huy động vốn với tín dụng, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ; cơ chế lãi suất linh hoạt, nhất là sử dụng tốt cơ chế thỏa thuận lãi suất nhằm giữ đƣợc khách hàng cũ và tạo cơ hội tiếp cận đƣợc với nhiều khách hàng mới; tiết kiệm dự thƣởng (nhƣ các chƣơng trình: “Gửi tiền linh hoạt nhận siêu lãi suất”, “Đón lộc đầu xuân”, “Gửi tiền ngay nhận quà liền tay”, “May mắn nhân đôi - niềm vui gấp bội”,...) và đặc biệt là tăng cƣờng hoạt động tiếp thị và phát hành thẻ thanh toán để huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn lãi suất rẻ từ khách hàng cá nhân;…
Năm 2012, Chi nhánh đã có sự thay đổi trong chính sách chăm sóc khách hàng tiền gửi, Ban Giám đốc căn cứ trên kết quả huy động vốn cuối tháng của từng phòng ban để cấp kinh phí chăm sóc khách hàng cho phòng, phòng sẽ tự lên kế hoạch để chăm sóc lƣợng khách hàng có doanh số tiền gửi tại phòng sao cho phù hợp với kinh phí đƣợc cấp. Ƣu điểm của chính sách này là các phòng ban có điều kiện tiếp xúc khách hàng sẽ hiểu rõ đƣợc nguyện vọng, tâm lý khách hàng để lựa chọn cách thức chăm sóc phù hợp. Cũng nhờ sự thay đổi này nên trong năm 2012 Chi nhánh đã nhận đƣợc nhiều lời khen của khách hàng về sự quan tâm nhiệt tình đến khách hàng từ đó đã tăng số lƣợng tiền gửi tại Chi nhánh.
Năm 2013 đã diễn ra cuộc chạy đua lãi suất mạnh mẽ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (chỉ sau năm 2008), các NHTM đồng loạt đƣa ra nhiều hình thức huy động có lãi suất hấp dẫn nhƣ hợp đồng ủy thác, tri ân khách hàng… đã làm một lƣợng lớn tiền gửi của dân cƣ chuyển sang các NHTM Cổ phần nhỏ có mức lãi suất hấp dẫn hơn, trong khi đó ban lãnh đạo Vietcombank trƣớc sự biến động của thị trƣờng huy động đã đƣa ra những giải pháp khắc phục hết sức nhanh nhạy nên vẫn đảm bảo tốc độ tăng trƣởng tốt.
Năm 2014 có thể nói là năm lãi suất huy động thấp nhất từ trƣớc đến nay. Lãi suất huy động liên tục đƣợc điều chỉnh giảm xuống thấp. Trong tình hình biến động lãi suất vào thời điểm này, Vietcombank cũng hạ lãi suất gần nhƣ thấp nhất so với các ngân hàng khác cùng địa bàn. Điều này đã để chi nhánh đứng trƣớc sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong công tác huy động vốn, buộc toàn thể Chi nhánh phải nâng cao năng suất hoạt động cũng nhƣ ban lãnh đạo đã phải đƣa ra nhiều chính sách hợp lý để có thể lôi kéo khách hàng, nâng cao nguồn vốn huy động. Và thực tế cho thấy, chính những nỗ lực này đã mang lại cho Vietcombank Đắk Lắk kết quả huy động vốn năm 2014 tƣơng đối khả quan. Mặt khác, trong năm 2014 NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp góp phần duy trì sự ổn định trên thị trƣờng ngoại tệ và đổi mới công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Để quản lý chặt chẽ thị thị trƣờng vàng, NHNN đã có quy định chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD, từ đó làm giảm hiện tƣợng đầu tƣ vào ngoại tệ, vàng,… của ngƣời dân thay vào đó ngƣời dân đã chuyển đổi thành VND và đem gửi vào ngân hàng. Đây là những tác động tích cực của việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN tới hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và tới Vietcombank Đắk Lắk nói riêng.
Xét theo yếu tố thời hạn, số dƣ tiền gửi có kỳ hạn của Vietcombank Đắk Lắk đang tăng dần qua các năm với tốc độ khá lớn, trong khi đó số dƣ tiền gửi không kỳ hạn lại có dấu hiệu tăng giảm không ổn định. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trong ba năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 56,27%, 53,46% và 44,99% trên tổng nguồn vốn huy động), tuy nhiên lại có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn tuy không có đƣợc thế mạnh về tính bền vững nhƣ tiền gửi có kỳ hạn do chủ yếu đến từ nhu cầu thanh toán của khách hàng nhƣng lại có lợi thế về chí phí huy động thấp, có khả năng đáp ứng sự thiếu hụt vốn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tại Vietcombank Đắk Lắk trong những năm gần đây,
tiền gửi không kỳ hạn lại chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ (lần lƣợt qua ba năm là 14,49%, 12,43% và 16,79%). Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có mức tăng khá ổn định với số dƣ cũng nhƣ tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Vietcombank Đắk Lắk hầu hết là nguồn vốn ngắn hạn, điều này có thể gây nên sự không ổn định trong thanh khoản cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hoạt động cấp tín dụng của Vietcombank Đắk Lắk. Nguyên nhân: Trong những năm gần đây, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng lên dẫn đến nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ giảm đã hạn chế khả năng huy động vốn của các NHTM nói chung và Vietcombank Đắk Lắk nói riêng. Mặt khác, ở Việt Nam ngƣời dân vẫn có thói quen tiêu dùng và cất giữ tiền mặt nhiều hơn, do đó mặc dù Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ trả lƣơng qua thẻ ATM, thu nợ thẻ tín dụng quốc tế từ thẻ ATM và tiền gửi thanh toán của khách hàng,... tuy nhiên số lƣợng khách hàng đăng ký các dịch vụ này chƣa nhiều, do đó nguồn vốn huy động từ các nguồn này còn hạn chế. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, do các đối tƣợng khách hàng của Vietcombank Đắk Lắk còn chƣa xây dựng đƣợc thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, bên cạnh đó mục đích của ngƣời dân khi gửi tiền vào ngân hàng chính là làm sinh lợi đồng tiền của mình, do đó ngƣời dân luôn tìm một hình thức giúp đồng vốn sinh lợi nhiều nhất, dẫn đến tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tại Vietcombank Đắk Lắk là khá thấp. Mặt khác, nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có điểm xuất phát thấp, tiềm lực tài chính của khách hàng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng còn hạn chế, không ít doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhờ vốn vay từ các TCTD, trong khi nhu cầu sử dụng vốn lớn gấp nhiều lần khả năng huy động, quy mô kinh doanh trong tỉnh còn khá nhỏ lẻ với hầu hết là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn. Chính vì thế, lƣợng tiền nhàn rỗi trong dân cƣ là không nhiều và cũng chỉ tồn tại trong ngắn hạn, trƣớc khi đi vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh mới. Mặt khác, trong những năm qua, trong công tác
quản trị vốn, Vietcombank đã quản lý tốt kỳ hạn của các nguồn huy động ngắn hạn. Phòng vốn kết hợp với phòng kế toán đo kỳ hạn trung bình của nguồn dựa trên việc thống kê kỳ hạn trung bình của mỗi món tiền gửi, số dƣ bình quân thấp nhất của mỗi nguồn và của tổng nguồn trong mỗi khoảng thời gian nhất định, vòng quay của các nguồn trong quá khứ, kết hợp với phân tích các nhân tố ảnh hƣởng kỳ hạn trung bình của nguồn trong tƣơng lai… Cùng với khả năng mở rộng nguồn và việc nắm giữ tài sản thanh khoản, xác định kỳ hạn trung bình của nguồn cho phép Ban lãnh đạo xác định đƣợc chiến lƣợc chuyển hoán kỳ hạn của vốn trên cơ sở an toàn và sinh lợi. Thực tế cho thấy, phần lớn những khoản tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng đến ngày đáo hạn vẫn đƣợc gửi tiếp tại ngân hàng.
Do đó, Vietcombank Đắk Lắk cần phải huy động hiệu quả hơn nguồn vốn trung dài hạn, nhằm phục vụ cho hoạt động cho vay trung dài hạn. Sự gia tăng của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng (nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng) qua các năm xuất phát từ sự thay đổi trong điều hành chính sách lãi suất của thống đốc NHNN, lãi suất các kỳ hạn gửi liên tục bị điều chỉnh giảm mạnh nên khách hàng có tâm lý gửi kỳ hạn dài để giữ mức lãi suất cao và tình hình kinh tế của toàn tỉnh gặp nhiều khó khăn nên khách hàng vẫn muốn tiếp tục gửi tiền trong ngân hàng để tránh rủi ro, khi các NHTM có cùng mức lãi suất huy động nhƣ nhau thì các NHTM Nhà nƣớc là một trong những sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng.
Phân theo thành phần kinh tế, tiền gửi của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm từ 61% - 75% tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Đắk Lắk. Tiền gửi của các tổ chức lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tiền gửi của có nhân, với tỷ trọng trên tổng nguồn vốn huy động chỉ vào khoảng từ 24 - 38%. Nguyên nhân: Các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh do có nhu cầu quay vòng vốn liên tục để tái sản xuất, nguồn vốn tích lũy chƣa nhiều nên lƣợng tiền nhàn rỗi có nhu cầu gửi tại ngân hàng là khá ít ỏi. Do đó,
vốn huy động của Vietcombank Đắk Lắk vẫn phải chủ yếu đến từ những khoản tiền tiết kiệm nhỏ lẻ của các cá nhân, hộ gia đình. Tuy giá trị mỗi khoản tiết kiệm từ cá nhân là không nhiều nhƣng nhờ có chính sách huy động vốn thích hợp, Vietcombank Đắk Lắk đã thu hút đƣợc một số lƣợng đông đảo ngƣời dân đến gửi tiền do đó tỷ trọng tiền gửi từ cá nhân luôn đƣợc duy trì ở mức cao.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2012-2014, Vietcombank Đắk Lắk đã làm khá tốt công tác huy động vốn, mặc dù so với tổng huy động vốn của toàn hệ thống là không đáng kể song Chi nhánh đã đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng trƣởng vốn của Hội sở giao cho (tính đến 31/12/2014 huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank đạt 303.942 tỷ đồng, trong đó huy động từ dân cƣ tăng trƣởng cao hơn từ các tổ chức kinh tế thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thƣơng hiệu của Vietcombank, cũng nhƣ khẳng định Vietcombank đã đi đúng định hƣớng của chiến lƣợc phát triển bán lẻ nhằm duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững). Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk nên nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng đƣợc không quá 50% nhu cầu vay vốn của khách hàng nên Chi nhánh cần đƣa ra chiến lƣợc, chính sách riêng nhằm thu hút thêm nguồn tiền nhàn rỗi của dân cƣ và các tổ chức kinh tế vì xét vào thị phần huy động vốn của Chi nhánh tại địa bàn tỉnh thì khả năng tăng thị phần huy động của Chi nhánh vẫn còn. Nhƣng chắc chắn đó là một điều không dễ dàng khi mà hiện nay tất cả các ngân hàng đều đƣa ra nhiều chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới đầy cạnh tranh. Bên cạnh đó, Vietcombank nói chung và Chi nhánh Đắk Lắk nói riêng vẫn đang ngày càng tích cực đa dạng hóa các hoạt động của mình không những chỉ thực hiện chức năng đầu tƣ cho vay thông thƣờng mà còn đẩy mạnh cả lĩnh vực trung gian thanh toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn tại Vietcombank Đắk Lắk
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế tại Vietcombank Đắk Lắk
b. Tình hình hoạt động cho vay tại Vietcombank Đắk Lắk Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay tại Vietcombank Đắk Lắk
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tốc độ tăng giảm (%) Tổng dƣ nợ 4.698 100 4.792 100 4.736 100 +94 +2,00 -56 -1,17 1. Theo thời hạn Cho vay ngắn hạn 2.430 51,72 2.250 46,95 2.226 47,00 -180 -7,41 -24 -1,07 Cho vay trung dài hạn 2.268 48,28 2.542 53,05 2.510 53,00 +274 +12,08 -32 -1,26
2. Theo thành phần