Những quan điểm chung về trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 36)

7. Tổng quan tài liệu

1.2.1.Những quan điểm chung về trách nhiệm xã hội

Nếu như đạo đức kinh doanh xuất hiện rất sớm cùng song hành với ngành thương mại, thì thuật ngữ “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” chính thức xuất hiện từ những năm 1950, “chính tác giả người Mỹ đã

responsibility - CSR) dựa trên mối bận tâm về mặt đạo đức và tôn giáo” [30, tr.13]. Đó chính là H.R.Bowen, ông đã công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen, 1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, theo nguyên tắc bác ái, theo đó bổn phận của con người là phải giúp đỡ lẫn nhau. Ông kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Đây là một quan niệm “nhấn mạnh lòng từ thiện với tư cách là hệ luận của nguyên tắc trách nhiệm cá nhân nhằm mục đích sửa chữa những khuyết tật của hệ thống và bồi hoàn cho những lạm dụng và vi phạm, hơn là ngăn ngừa dự liệu nhằm tránh những thiệt hại do hoạt động của doanh nghiệp gây ra”. [30, tr.17]

Là một mục sư, ông muốn xây dựng một học thuyết xã hội cho Giáo hội Tin lành có thể sánh cùng với học thuyết của Giáo hội Công giáo. Do đó, quan niệm của ông đã tạo ra một ảnh hưởng sâu sắc trong những quan niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ.

Trong nửa sau thế kỷ XX, thuật ngữ trách nhiệm xã hội vẫn còn rất mới ở châu Âu. Điều này một phần là do mức độ bảo hộ xã hội đã được định chế hóa cao nên đã làm cho các hoạt động từ thiện trở nên mờ nhạt. Một phần khác là do sự thỏa thuận tập thể giữa doanh nghiệp và người lao động ở cấp quốc gia và cấp hội ngành nghề tại nhiều nước đã tăng quyền cho các doanh nghiệp và ngược lại đối với lao động. Sự phát triển và lan rộng khắp nơi của mô hình Taylor – Ford trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp đã xóa bỏ dần mô hình gia trưởng cổ điển. Mô hình Taylor – Ford

“xem các vấn đề riêng tư của người lao động không hề có liên hệ gì đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nó lấy sự lớn mạnh của mô hình nhà nước phúc lợi với những định chế xã hội mới thay thế cho lòng bác

ái của giới chủ”, [30, tr.15]

đồng nghĩa với việc trách nhiệm xã hội là của chính phủ chứ không phải của doanh nghiệp. Nhưng cả hai mô hình của Ford và mô hình nhà nước phúc lợi đều đi vào thoái trào, tình trạng mất an ninh xã hội, những vụ scandal tài chính gia tăng…, thế giới cần đến một quan niệm rõ ràng hơn về vấn đề này. Điều này đã làm xuất hiện một quan điểm minh bạch về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Châu Âu trong những năm 1990. Đầu tiên là sự xuất hiện các thuật ngữ mới như: doanh nghiệp công dân (entreprise citoyenne), doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội (entreprise socialement responsable), doanh nghiệp có đạo đức (entreprise esthique)… và sau đó là những quan điểm mang tính chất như một khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Với việc thuật ngữ “trách nhiệm xã hội” được sử dụng rộng rãi là điều kiện cho một cuộc tranh luận kéo dài giữa hai quan điểm ủng hộ và phản đối.

Một là, những quan điểm đối lập.

Trong đại bộ phận giới kinh doanh tại Hoa Kỳ,“do chịu những ảnh hưởng nhất định của trường phái Chicago nên đã có những quan điểm đối lập hoàn toàn với trách nhiệm xã hội, ngay cả khi thuật ngữ này còn chưa ra đời”. [30, tr.35]

Năm 1958, Levitt đã đưa ra những cảnh báo về những nguy cơ mà các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Theo đó các doanh nghiệp không thể chịu trách nhiệm như các cơ quan công cộng được vì theo ông thì các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp không phải là những người được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Từ đó đã tạo điều kiện cho Friedman nói rằng: “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không có trách nhiệm nào khác ngoài trách nhiệm tạo ra càng nhiều tiền càng tốt cho các cổ đông của mình”. [30, tr.36] Nhưng ông cũng rất cẩn trọng khi nói thêm: “Nếu việc thực hiện trách

nhiệm xã hội giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận thì doanh nghiệp nhất định phải đi theo con đường này”. [30, tr.36].

Hai là, những quan điểm đồng thuận.

Trong những quan điểm đồng thuận vẫn có nhiều vấn đề khó dung hòa trong những quan niệm về trách nhiệm xã hội, đặc biệt là việc xác định lợi ích của khái niệm. Có thể kể đến B. Perrow, một trong những nhà nghiên cứu lý thuyết có ảnh hưởng lớn hiện nay trong các lĩnh vực về khoa học tổ chức. Ông đã nhận diện trách nhiệm xã hội như một cơ chế có hiệu ứng rõ ràng, hướng doanh nghiệp khai thác tối ưu nhất đối với môi trường. Ông đã dùng những lời lẽ như một sự động viên dành cho các doanh nghiệp rằng, trách nhiệm xã hội sẽ mang lại những nguồn lợi lớn và đó như là một chiến lược cho sự phát triển bền vững.

Về định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Keith Davis (1973) đã từng đưa ra một khái niệm khá rộng. Theo ông, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, con người. Trên bình diện khu vực, Ủy ban Châu Âu công nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ rất sớm. Theo đó thì,

“trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp đưa mối quan tâm về xã hội và môi trường vào các hoạt động kinh doanh và mối quan hệ của họ với các cổ đông của mình, trên cơ sở tự nguyện”. [46, tr.171]

Xét ở tầm vi mô, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở ba nội dung cơ bản: Thứ nhất, là doanh nghiệp phải thực hiện các chiến dịch làm từ thiện; thứ hai, là doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với xã hội như là một nhánh của việc quản trị rủi ro và thứ ba, là cam kết minh bạch trong các hoạt động sử dụng lao động như: không sử dụng lao động trẻ em, gây hại môi

trường, cam kết cạnh tranh lành mạnh.

Tuy nhiên, từ đó đến nay thuật ngữ “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” vẫn đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979)…

Qua đó, thấy rằng còn rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nếu thực hiện phân chia theo cách đơn giản nhất thì có thể phân chia như sau:

Quan điểm Người nghiên cứu Nội dung

Các bên có liên quan

Blomm,

Gundlanch (2001)

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên có liên quan là nghĩa vụ vượt lên trên cả khía cạnh về pháp luật. Nghĩa vụ này được hiểu là việc tối đa hóa ảnh hưởng tích cực lâu dài của doanh nghiệp với xã hội và tối thiểu hóa các mối nguy hiểm tiềm tàng. Mcguireetal (1988)

Đây là toàn bộ nghĩa vụ đối với xã hội vượt lên trên cả nghĩa vụ về pháp luật và kinh tế.

Trách nhiệm xã hội

Caroll (1991) Trách nhiệm xã hội được chia thành bốn trách nhiệm như trách nhiệm về kinh tế (tối đa hóa lợi nhuận), trách

đức (Tuân theo tiêu chuẩn đạo đức), trách nhiệm từ thiện (cống hiến cho xã hội).

Davidson (1994)

Khái niệm này được hiểu là doanh nghiệp tư nhân phải có trách nhiệm với những gì mà mình mắc nợ với toàn thể xã hội và những thành viên tạo dựng nên xã hội đó.

Lee Chin Kyu, Cho Chun Hwa (1997)

Đây là trách nhiệm có liên quan đến văn hóa xã hội, xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động và rộng hơn nữa là trách nhiệm về pháp lý, kinh tế và đạo đức đối với toàn thế giới. Đây là trách nhiệm chung giữa doanh nghiệp và xã hội vì sự phát triển của toàn xã hội.

Petkoski, Twose (2003)

Đây là hành động của doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên và gia đình cùng với xã hội địa phương, đồng thời, mang lại sự thịnh vượng cho doanh nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế bền vững như mục đích sau cùng.

Mc Williams, Siegel (2001)

Là hành động của các doanh nghiệp để tạo nên một xã hội tốt đẹp, vượt ra khỏi việc đáp ứng đơn thuần các quy định được pháp luật và những bên liên quan yêu cầu trực tiếp.

Nguyên tắc đạo

đức Mc Farland (1982)

Là việc thừa nhận thực tế các cá nhân, tổ chức, các chế độ xã hội phụ thuộc lẫn nhau và doanh nghiệp phải hoạt động dựa theo tiêu chuẩn các giá trị về đạo đức và nguyên lý kinh tế.

Quản lý rủi ro Mohret. Al (2001)

Là hoạt động tối thiểu hóa hoặc loại bỏ trước các mối hiểm nguy phát sinh trong xã hội cũng như tối đa hóa hiệu quả nhất định trong thời gian dài

Marsden (2000)

Doanh nghiệp là một công dân, đồng thời, cũng là một thành viên của cộng đồng địa phương, mang đầy đủ cả trách nhiệm và quyền lợi với tư cách pháp nhân. Tinh thần dân chủ của doanh nghiệp Maignan, Ferrell

Là việc những người có liên quan thực hiện trách nhiệm về kinh tế, đạo đức và trách nhiệm tự chọn khác được đặt ra với doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 36)