Những điều được rút ra

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 75 - 79)

7. Tổng quan tài liệu

2.4.4.Những điều được rút ra

Qua quá trình phân tích những vấn đề đang đặt ra trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có thể rút ra những nội dung cơ bản sau:

Một là, hiện nay, việc tăng trưởng kinh tế nhanh và bảo vệ môi trường sinh thái luôn là vấn đề quan trọng, luôn được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Tăng trưởng kinh tế nhanh và môi trường sinh thái là hai mặt đối nhau của những nền kinh tế đang phát triển. Sau quá trình phát triển nhanh, các nước phải đối mặt với những vấn nạn về ô nhiễm môi trường, những cái giá quá đắt mà các nước phải đối mặt. Việc Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ đã cho thấy nước ta đã đã không hy sinh chất lượng cuộc sống của người dân vì mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn. Để làm được điều này nhất thiết phải hoàn thiện hệ thống luật pháp trong nước, độ chính xác của luật pháp phải ở mức cao. Ban bố hệ thống luật không thiếu nhưng cũng không thừa để tránh tình trạng chồng chéo luật, bảo vệ lợi ích công cộng ở mức cần thiết.

ta. Vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp sẽ bất chấp luật pháp để vi phạm hoặc lách luật để trốn thuế và các vấn đề phúc lợi của người lao động. Thực tế hiện nay cho thấy đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn vi phạm, có doanh nghiệp đã vi phạm trong nhiều năm mà vẫn không bị phát hiện. Đã phát hiện thì chưa xử lý dứt điểm, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Do đó, có thể nói luật pháp có đủ nhưng tính hiệu lực yếu thì vẫn không thể giải quyết được. Đây có thể là vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết ngay để nâng cao hiệu lực pháp lý.

Ba là, ở nước ta hiện nay, việc các doanh nghiệp sẵn sàng hay do bắt buộc

phải đưa những giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội vào trong sứ mệnh và chiến lược kinh doanh là việc làm quan trọng và rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận thức được điều đó. Các doanh nghiệp thường nhầm lẫn giữa trách nhiệm xã hội với nghĩa vụ kinh tế và nghĩa vụ pháp lý đối với nhà nước và người lao động. Nhưng trách nhiệm xã hội có phạm vi rộng lớn hơn so với nhận thức đó, nó còn bao hàm cả nghĩa vụ đạo đức và từ thiện. Do đó, những quy định của chính quyền địa phương cũng sẽ là vấn đề quan trọng tác động vào trong xây dựng quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp đối với xã hội trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Bốn là, các doanh nghiệp ở Việt Nam cần phải nhận thức đúng đắn về vai

trò của trách nhiệm xã hội và lợi ích của nó với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu không thì các doanh nghiệp sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội theo phong trào và làm hình thức, không có chất lượng mà còn tác động ngược lại đối với doanh nghiệp.

Năm là, hiện nay dư luận xã hội thường đồng nhất giữa trách nhiệm xã hội với các hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp. Nhưng cần phải hiểu rằng, hoạt

động từ thiện chỉ là một phần trong thực hiện trách nhiệm xã hội của bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện các chương trình từ thiện với chi phí thấp nhưng họ lại làm ô

nhiễm môi trường với thiệt hại gấp nhiều lần.

Sáu là, trong quá trình hội nhập và quốc tế hóa, các doanh nghiệp phải đối diện với quá trình cạnh tranh khốc liệt và những yêu cầu về đổi mới sản phẩm với

sự đa dạng cao, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đổi mới kỹ thuật. Các doanh nghiệp được tiếp cận với nhiều nguồn đầu tư khác nhau từ nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, yêu cầu nhất thiết ở các doanh nghiệp là uy tín và yêu cầu tự chịu trách nhiệm trước dư luận toàn cầu.

Bảy là, hội nhập kinh tế sâu rộng đã và đang mang lại cho các doanh nghiệp ở nước ta nhiều cơ hội mới nhưng những tiềm ẩn, thách thức khó lường

luôn rình rập. Kinh tế nước ta cần phải làm gì để phát triển bền vững và tăng trưởng ổn định? Đây là câu hỏi khó giải đáp cho các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà hoạch định vĩ mô và cả các doanh nghiệp vì sự phát triển của mình. Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp cần tìm cho mình những phương thức kinh doanh, những con đường phát triển bền vững. Chỉ có cách đó mới góp phần cho nền kinh tế đất nước phát triển bền vững. Bên cạnh việc làm thế nào để tăng lợi nhuận các doanh nghiệp buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, san sẻ những khó khăn xã hội cùng với chính phủ, các doanh nghiệp buộc phải coi trọng dư luận xã hội và xem đó như là một phần của luật mà mình buộc phải tuân theo. Việc nhận thấy phải tuân thủ các điều lệ bất thành văn cũng là cơ hội để tăng lợi nhuận sẽ làm cho vị thế và uy tín của doanh nghiệp không ngừng nâng cao.

Tám là, nhận thức của các đối tượng hữu quan cần phải thay đổi. Giữa các

đối tượng phải nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình cùng với các doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Đó cũng chính là nghĩa vụ của công dân vì một môi trường sống an toàn và đạo đức.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu cho chiến lực phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng kinh tế, gắn với hội nhập toàn cầu đang diễn ra sâu rộng như hiện nay. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến nhiều đối tượng và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn như là nhiệm vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải thực hiện tốt trách nhiệm của minh đối với người lao động, người tiêu dùng và đối với cộng đồng xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bước đầu được chú trọng. Nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận trách nhiệm xã hội trong chiến lược kinh doanh của mình, đó như là một yêu cầu không thể thiếu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điển hình là các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hoại của các doanh nghiệp ở Việt nam còn khá thấp, nhiều doanh nghiệp bất chấp các vấn đề môi trường, pháp lý, đạo đức chỉ vì lợi trước mắt. Điều này cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ và khắc phục.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 75 - 79)