7. Tổng quan tài liệu
1.2.2. Những biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hoá kinh tế hiện nay biểu hiện dưới những góc cạnh sau:
+ Trách nhiệm với thị trường
Doanh nghiệp cam kết minh bạch trong kinh doanh, cung cấp thông tin về tài chính và hoạt động kinh doanh cho cổ đông và công chúng. Cam kết không có hành vi hối lộ, tham nhũng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tuân thủ luật pháp quốc tế và trong nước. Xây dựng và thực hiện các quy chuẩn đạo đức kinh doanh, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
+ Bảo vệ môi trường.
Vấn đề này thể hiện ở những hành động của doanh nghiệp trong khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững. Bảo vệ môi trường sống trong sạch, gắn kết sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường như là mục tiêu chiến lược lâu dài cho sự phát triển của bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm áp dụng các công nghệ và biện pháp xử lý nước thải không gây nguy hại đến môi trường và biến đổi khí hậu.
+ Quan hệ tốt với người lao động.
Đây là việc buộc các doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải cảm kết không có lao động trẻ em, không có lao động cưỡng bức, không phân biệt đối xử trong tuyển mộ và áp dụng các hình thức kỷ luật, tự do hiệp hội, thương lượng tập thể, thực hiện đúng quy định về thời giờ làm việc, thực hiện đúng hợp đồng lao động và chế độ tiền lương phù hợp, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và các chế độ đãi ngộ: ăn, nước uống, nhà vệ sinh, nhà ở, phương tiện đi lại đối với công nhân.
+ Đóng góp cho với cộng đồng xã hội.
động từ thiện. Bên cạnh các nghĩa vụ pháp lý, doanh nghiệp cần phải tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, đây được xem là việc làm thiết thực của các doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức, đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng còn là cách thức doanh nghiệp tạo ra những điều kiện làm việc tốt đối với người lao động, phát triển nguồn nhân lực cũng như nhiều hoạt động phúc lợi khác như: hỗ trợ cho giáo dục, hỗ trợ cho các chương trình nước sạch… Doanh nghiệp cũng phải thực hiện việc giữ gìn và bảo tồn các di sản, văn hóa cộng đồng khi thực hiện sản xuất kinh doanh.
Diễn giải cụ thể hơn, mỗi doanh nghiệp khi đã tự quyết định một cách tự nguyện về thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì bên cạnh những đóng góp, chi phí vì lợi ích cộng đồng xã hội đương nhiên họ sẽ có những lợi ích riêng trong kinh doanh thông qua các hoạt động, đó là:
- Bảo vệ thương hiệu không bị xã hội chỉ trích; nâng cao uy tín của sản phẩm một cách bền vững, mở rộng thị trường và tạo lập ưu thế về giá cả, được tham gia các chương trình đầu tư phát triển doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội.
- Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng kinh tế với các đối tác đầu tư, bạn hàng. Có thêm điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, giảm số công nhân bỏ việc, tăng uy tín xã hội để doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, dễ dàng hoạt động hơn.
- Có thêm điều kiện vật chất để cải thiện đời sống người lao động. Cụ thể là tăng thu nhập, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ, hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động và mở rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội cho họ…
cụ thể trên các yếu tố khác, các mặt như:
+ Bảo đảm lợi ích và sự an toàn cho người tiêu dùng + Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp dịch vụ + Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông …