Đạo đức là nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 39)

7. Tổng quan tài liệu

1.3.1.Đạo đức là nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội

Khi xem xét về mặt nội dung thì đạo đức kinh doanh tập trung xoáy sâu vào các vấn đề đạo đức. Trong khi đó, trách nhiệm xã hội lại bao gồm nhiều vấn đề về mặt luật pháp, nó được hiểu như một gánh vác tự giác các trách nhiệm khác, ngoài những trách nhiệm về kinh tế và pháp lý. Cụ thể hơn, là các trách nhiệm được thể hiện ở sự lựa chọn các mục tiêu của doanh nghiệp và đánh giá kết quả thực hiện, không chỉ đơn thuần dựa vào các tiêu chí lợi nhuận và phúc lợi của đơn vị mà còn dựa vào những tiêu chí về đạo đức hay tính xác đáng so với mong muốn của xã hội. Trách nhiệm xã hội không đơn giản được hiểu đó chỉ là các hành động nhân đạo hay từ thiện đối với cộng đồng mà các yếu tố để tạo thành nó còn lớn hơn rất nhiều, đó là sự tổng hợp, kết hợp, bổ sung của nhiều yếu tố liên quan khác, mà thiếu một trong các yếu tố này thì không thể coi là một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Mô hình

Carol đã cho chúng ta thấy được các tầng bậc của trách nhiệm xã hội sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

(Nguồn: O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell (2005), “Business Ethics- Ethical Decision making & cases”, Boston Houghton, pp.48)

Hình 1.1: Mô hình yếu t cu thành CSR

Theo mô hình này thì trách nhiệm xã hội bắt nguồn từ các nghĩa vụ về kinh tế, bởi đây chính là mục tiêu, bản chất và cũng là lý do của sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, cũng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tiếp theo của trách nhiệm xã hội. Khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải chịu sự quản lý của nhà nước thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ. Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và trung thực, có tình có nghĩa trong mối quan hệ với nhân viên và điều đó thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. Ngoài nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nhân văn. Điều này có nghĩa các hoạt động của doanh nghiệp phải nhằm mục đích cải thiện tình hình của mỗi người, mọi người và cộng đồng. Và khi đưa ra quyết sách, doanh nghiệp phải cân bằng các nghĩa vụ đó để đạt được hiệu quả cao nhất. Trách nhiệm xã hội doanh

Nghĩa vụ pháp lý Nghĩa vụ kinh tế

Nghĩa vụđạo đức Nghĩa vụ nhân văn

nghiệp là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội; trong khi đó đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kĩ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh.

Chính vì thế mà chúng ta không thể phân định được giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, cái nào giữ vai trò quan trọng hơn. Trên thực tế có thể nhận thấy rằng, đạo đức kinh doanh đã xâm nhập hầu hết vào các tầng bậc của trách nhiệm xã hội, từ kinh tế cho đến tính pháp lý, đạo đức và cả nghĩa vụ nhân văn. Đạo đức đã trở thành sức mạnh và là một nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, rõ ràng nhất là đối với nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn. Đạo đức kinh doanh đóng vai trò chi phối trách nhiệm xã hội thông qua ý thức đạo đức, sự thôi thức của nội tâm vươn lên cái nhân văn, cái thiện.

1.3.2. Trách nhiệm xã hội là một biểu hiện của đạo đức

Đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong một chừng mực nhất định là cái cần hướng tới việc tìm kiếm những chuẩn mực chung trong kinh doanh, nó đáp ứng tính toàn cầu hóa của thế giới hiện đại, hướng đến những thỏa ước mang tính toàn cầu mà ở đó đã hiện thực hóa những phẩm chất của đạo đức kinh doanh. Không thể nói đến trách nhiệm xã hội mà không bàn đến đạo đức kinh doanh. Nói đến đạo đức kinh doanh là nói đến cội nguồn hướng thiện của trách nhiệm xã hội.

Nếu chúng ta xét về vai trò, chức năng thì cả đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội đều nhằm hướng đến mục đích điều chỉnh hành vi theo hướng ngăn ngừa những hành vi dẫn đến hậu quả xấu với xã hội, cá nhân, tổ

chức trong kinh doanh, thông qua các quy tắc, tiêu chuẩn hay luật lệ. Đối với đạo đức kinh doanh thì mang tính định hướng cho hành vi cho doanh nghiệp nhiều hơn, cho dù ban đầu có thể điều đó xuất phát từ những yêu cầu bên ngoài, song nó chỉ thực sự là đạo đức khi trở thành nhu cầu bên trong.

Do đó, trách nhiệm xã hội là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh, là việc hiện thực hóa các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh thành những hành động thực tế, nhằm phát huy được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá đạo đức kinh doanh.

Khái niệm Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ rất mật thiết. Theo cách mô tả trên sơ đồ, đạo đức kinh doanh là cơ sở cho các quyết định, là “đầu vào” của quá trình lựa chọn hành động (hành vi xã hội) của doanh nghiệp; tác động xã hội mong muốn hàm chứa trong các trách nhiệm xã hội là mục tiêu của hành động, đó cũng chính là “đầu ra” của hoạt động.

Quá trình xử lý

Đầu vào Đầu ra

Cơ sởđể ra quyết định Cách thức hành động Tác động xã hội

Nguồn: Vũ Thị Hương (2009), chuyên đề luận văn Tiến sĩ “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Hình 1.2: Mô hình th hin mi quan h gia Đạo đức kinh doanh và Trách nhim xã hi

Theo sơ đồ Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên, đạo đức kinh doanh là cơ sở ra quyết định và những nội dung của đạo đức kinh doanh tạo ra những tác động tới các vấn đề xã hội. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mà đạo đức kinh doanh đặt ra. Sơ đồ mô tả quy trình khép kín, gắn kết mật thiết giữa đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội, ví như quá trình sản sinh và quá trình tiêu thụ trong sinh học vậy.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Những tư tưởng về đạo đức kinh doanh xuất hiện khá sớm trong lịch sử, gắn liền với sự phát triển của ngành thương mại và sự phát triển của kinh tế thế giới qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, với tư cách là một phạm trù có nội hàm rộng lớn và mang tính hàn lâm, đạo đức kinh doanh mới chính thức được quan tâm trong những thập niên gần đây.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất hiện muộn màng vào những năm 50 của thế kỷ XX. Nhưng từ khi ra đời cho đến nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp luôn là đề tài tranh luận sôi nổi, kéo dài giữa những quan điểm ủng hộ cho rằng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ có được những nguồn lợi lớn và đó như là một chiến lược cho sự phát triển bền vững. Cùng với nó là những quan điểm đối lập bác bỏ thực hiện trách nhiệm xã hội, mà thay vào đó doanh nghiệp phải làm ra được càng nhiều tiền càng tốt. Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản đều ghi nhận vai trò quan trọng của nó trong chiến lực phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức kinh doanh. Theo đó, đạo đức là nhân tố chi phối việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, còn trách nhiệm xã hội đóng vai trò như là một biểu hiện của đạo đức.

CHƯƠNG 2

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN

Thực hiện trách nhiệm xã hội là một yêu cầu tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn xây dựng và giữ vững thương hiệu của mình trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế toàn cầu và cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt. Ủy ban kinh tế thế giới về phát triển cho rằng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung.

2.1.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện để phát triển bền vững bền vững

Tại các quốc gia công nghiệp phát triển, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững nhất thiết phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và các vấn đề khác như bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi của người lao động trong các nhà máy, công ty, các vấn đề trả lương công nhân, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và đóng góp xã hội.

Trong nghiên cứu và phát triển, chi phí dành cho trách nhiệm xã hội bao giờ cũng cao hơn chi phí cho vấn đề từ thiện, bởi nó quan tâm hầu hết các vấn đề một cách toàn diện hơn, không tập trung vào một vấn đề cụ thể, một chương trình từ thiện nhất định mà ở đó tất cả đều phải được quan tâm, chí phí đúng mức. Trách nhiệm xã hội được quy định trong các bộ tiêu chuẩn SA8000. SA8000 là hệ thống tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhằm bảo đảm các điều kiện làm việc cho người lao động trong quá trình tham gia sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp.

SA8000 dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và một loạt các công ước khác của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), WARP (Trách nhiệm toàn cầu về tổ chức may mặc), FSC (Hệ thống tiêu chuẩn về bảo vệ rừng bền vững), ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp).

Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ tính tất yếu của việc thực hiện trách nhiệm xã hội gắn với phát triển bền vững đối với doanh nghiệp thông qua một số điển hình như hãng dược Novartis, Công ty West Consul, tập đoàn bán lẻ Walmart, General Electric (GE), hãng Johnson and Johnson và nhiều doanh nghiệp khác.

Việc hãng dược Novartis đã vượt qua khủng hoảng của thị trường do tìm ra cách bán hàng cho hàng triệu người nghèo tại những thị trường trước đó họ không tiếp cận được. Novartis đặt chân vào thị trường Ấn Độ với chiến lược hết sức bài bản khi đưa ra sáng kiến giúp giảm tỷ lệ bệnh tật cho người dân nghèo ở các làng xã của nước này. Lãnh đạo hãng đã đề nghị Chủ tịch tập đoàn cho phép đưa 300 nhân viên y tế đến các làng xã của Ấn Độ dạy người dân chăm sóc y tế cơ bản đồng thời đào tạo miễn phí cho các bác sĩ ở địa phương về chẩn đoán bệnh. Novartis cũng liên hệ với công ty điện thoại di động để bác sĩ có thể cập nhật danh mục thuốc trên điện thoại di động khi kê đơn. Sau 30 tháng, 50 trạm y tế ở làng xã đã trở thành các trung tâm cung cấp thuốc cho Novartis và cho 40 triệu người dân nghèo.

Công ty West Consul ở Bangladesh sau khi phát hiện có rất nhiều khu dân nghèo không được thu gom rác và sống trong ô nhiễm môi trường, đã thuê những người thất nghiệp tại các khu nghèo đó thu gom rác thải để tái chế thành phân bón và khí gas tự nhiên. Sau 6 năm thu thập rác cho 3,5 triệu người dân, công ty kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ.

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-mart đã giảm được đáng kể lượng khí thải CO2 ra môi trường và tiết kiệm được 200 triệu USD từ việc giảm thiểu sử dụng bao bì và cắt giảm 100 triệu dặm cho lộ trình giao hàng của mình. General Electric (GE) đầu tư hàng chục tỷ USD vào công tác nghiên cứu và phát triển, tập trung vào 2 lĩnh vực vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa giúp tập đoàn tăng doanh số. Đó là bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường và đưa dịch vụ y tế rẻ và dễ tiếp cận đến với những người nghèo khó; Hãng Johnson and Johnson đã thuyết phục nhân viên không hút thuốc lá – giúp hãng giữ lại được khoản tiền 250 triệu USD lẽ ra phải chi cho y tế. [57]

Trong một nghiên cứu của IPSOS-MORI – UK về sự quan trọng và mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội trong thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay. Kết quả cho thấy phần lớn những thành viên tham gia khảo sát nghĩ rằng việc một tổ chức thực hiện trách nhiệm của mình trong các giai đoạn khó khăn là quan trọng. [5, tr.3]

Biu đồ 2.1: Tm quan trng và mc độ thc hin trách nhim xã hi trong thi k suy thoái kinh tế

Cũng trong nghiên cứu này đã cho thấy gần như là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn và sứ mạng của mỗi doanh nghiệp trong bất kể thời kỳ nào của nền kinh tế.

Biu đồ 2.2: Biu đồ v vic t chc thc hin trách nhim xã hi ca doanh nghip

Ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng chỉ mới được đặt ra trong những năm gần đây. Đã có rất nhiều hội thảo được tổ chức với sự tham dự của hàng trăm đại biểu trong nước và quốc tế. Các đại biểu tham dự cũng đã chỉ ra yêu cầu các doanh nghiệp nhất thiết phải thực hiện trách nhiệm xã của mình và xem như đó là kinh doanh có đạo đức. Nhưng trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta không chú trọng đến trách nhiệm xã hội. Theo thông tin từ hội thảo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn”. Vào thời điểm năm 2009, chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp Việt Nam được chứng nhận chuẩn trách nhiệm xã hội trong số hơn 200.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Theo số liệu của VCCI, tính đến tháng 9/2011 có trên 600.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả nước có trên 2 triệu doanh nhân [56].

Các doanh nghiệp đã đưa trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh của mình thường là doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp có thị trường xuất nhập khẩu. Ví dụ: Vinamilk thực hiện chương trình xã hội “6 triệu ly sữa cho

trẻ em”, Dutch Lady với quỹ học bổng “Đèn đom đóm”, Quỹ Unilever Việt

Nam tài trợ cho dự án “Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện

hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường”, Công ty Friesland Campina

Việt Nam đầu tư về kiến thức, công cụ, kinh nghiệm và kể cả cấp vốn cho những người nông dân để tăng năng suất, tăng chất lượng sữa, cố gắng giảm tiêu hao năng lượng, tiếng ồn, xử lý rác thải bằng hệ thống hầm biogas... và đây đều là những doanh nghiệp làm ăn có lãi rất cao, phát triển bền vững ở thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm xã hội luôn được người tiêu dùng ủng hộ và tin dùng các sản phẩm của doanh nghiệp, được nhà nước tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh…Ngoài ra có rất nhiều doanh nghiệp đã lẩn tránh trách nhiệm xã hội của mình. Biểu hiện rõ ở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 39)