7. Tổng quan tài liệu
2.3.2. Một số doanh nghiệp tiêu biểu đã thực hiện tốt trách nhiệm xã
các doanh nghiệp Việt Nam còn khá thấp, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều đến lợi nhuận. Thực tế này cũng đã thể hiện những yếu kém trong quản lý nhà nước đối với vấn đề trách nhiệm xã nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong đó đầu tiên là những yếu kém của cơ chế chính sách, luật pháp và của các cơ quan thực thi pháp luật. Sau đó là nhận thức của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động…và cộng đồng xã hội.
2.3.2. Một số doanh nghiệp tiêu biểu đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội xã hội
Trong nhiều công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã hội phải kể đến các công ty lớn, các công ty đa quốc gia, các công ty hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong đó, phải kể đến một số công ty sau:
- Công ty Unilever Việt Nam
Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với các ngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, Unilever Việt Nam đã liên tục gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những đóng góp to lớn trong công tác xã hội cộng đồng. Trong suốt 17 năm qua, Unilever Việt Nam luôn đạt được mức tăng trưởng hai chữ số bình quân hàng năm với tổng doanh thu gần bằng 1% GDP của Việt Nam. Thông qua hoạt động kinh doanh của mình, Unilever Việt Nam đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1,500 người và gián tiếp tạo ra việc làm cho hơn 10,000 người. Mỗi ngày gần 30 triệu sản phẩm của Unilever Việt Nam được lựa chọn để phục vụ nhu cầu thiết yếu tại các hộ gia đình Việt Nam và hầu hết là những sản phẩm dẫn đầu trong ngành hàng của mình như OMO, Lifebuoy, Sunsilk, Clear, Pond’s, P/S, Lipton, Knorr, VISO, VIM, Sunlight …
Unilever Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều không chỉ để thành công trong kinh doanh, mà còn trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và môi trường. Những nỗ lực của công ty đã được ghi nhận bởi nhiều giải thưởng và bằng khen. Thành tích nổi bật có thể kể đến chính là
“Huân chương lao động hạng nhất” năm 2010 do Chủ tịch nước trao tặng
cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc và những đóng góp cho xã hội và cộng đồng và giải thưởng “Vì Môi trường” tháng 3 năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các thành tựu nổi bật của công ty trong việc bảo vệ môi trường từ năm 2005 đến 2010.
Đối với người lao động: Công ty Unilever Việt Nam được sự hỗ trợ của
tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh. Quan điểm của công ty là: “Phát triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm
cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty”. [58]
Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thoả đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ… Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty.
Cùng với việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, Unilever Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là bước đột phá về chất cho sự phát triển bền vững lâu dài, cả khi xã hội tiến vào nền “Kinh tế tri
thức” hoặc “Kinh tế sinh học”. Để hiểu thấu đáo người tiêu dùng Việt Nam và để phát triển “hệ thống rễ” giúp công ty có thể bám sâu vào thị trường,
Unilever đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp và thường xuyên chú trọng đến các chương trình huấn luyện nhân viên. Quan điểm của Unilever là “phát triển thông qua con người” nên công ty luôn quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và sẵn sàng hỗ trợ họ trong các lĩnh vực công tác.
Đối với khách hàng: Unilever Việt Nam luôn giành cho người tiêu dùng của mình sự quan tâm, chăm sóc chu đáo bên cạnh chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng cải thiện. Khách hàng mục tiêu của nhiều sản phẩm mà Unilever Việt Nam kinh doanh là giới trẻ “thế hệ X” (những bạn trẻ tuổi từ 18-29), hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng.
Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm thích hợp với nhu cầu của người Việt Nam. Với tầm quan trọng về uy tín của thương
hiệu, trong những năm qua Unilever Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá. Các sản phẩm của công ty hiện nay đã có thêm “Tem bảo đảm hàng thật”, hay “Logo chống hàng giả bảo đảm hàng thật” nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết rõ ràng hàng thật - hàng giả và
mang lại cảm giác an tâm khi sử dụng.
Đối với cộng đồng và môi trường: Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt
Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp, Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Kế tục bước đường phát triển thần tốc của hôm qua, kỳ vọng của Unilever Việt Nam ở ngày mai là: “Hoàn thiện nhu cầu sức khỏe và vẻ đẹp của mọi gia đình Việt Nam”, xây dựng một doanh nghiệp toàn diện, thành đạt
và uy tín, hoạt động sản xuất hiệu quả, tạo dựng nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, nhân viên, đối tác và cổ đông, phát huy trách nhiệm xã hội đóng góp tích cực cho các hoạt động phát triển cộng đồng.
“Trong 10 năm hoạt động (tính đến 2006) Unilever Việt Nam đã đóng góp tổng cộng 260 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội. Từ năm 2005, Unilever Việt Nam thông qua các chương trình hoạt động và cam kết doanh nghiệp đã hứa tài trợ 70 tỷ đồng mỗi năm cho các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội”. [58]
Trong thời gian họat động tại Việt Nam, bên cạnh chính sách phát triển nguồn nhân lực, Unilever luôn đi đầu với nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển cộng đồng. Ý thức đầy đủ về vai trò của mình trong việc phát triển xã hội Việt Nam, công ty đã chi không ít cho các cam kết nhân đạo, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phòng chống thiên tai như chương trình: “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, chương trình
sinh gia đình, phòng dịch,…
Năm 2010, tập đoàn Unilever công bố Chiến lược phát triển mới, qua đó Unilever cam kết kinh doanh theo những phương thức mới, nhằm giúp tập đoàn phát triển lớn mạnh gấp đôi, đồng thời giảm tác động đối với môi trường, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân Việt Nam. Tập đoàn Unilever tập trung vào 3 trọng tâm: cải thiện vệ sinh và sức khỏe, giảm thiểu rác thải và tiết kiệm nước, và hỗ trợ tài chính vi mô cho phụ nữ nghèo kinh doanh cải thiện cuộc sống, Unilever Việt Nam đã tích cực mở rộng hợp tác chiến lược với các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ cũng như với các đối tác kinh doanh và khách hàng nhằm đạt được những cam kết về Phát triển bền vững. Minh chứng cụ thể cho sự hợp tác này thông qua các dự án với các đối tác chiến lược:
- “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” - Dự án hợp tác chiến lược với Bộ Y tế (bao gồm hai hợp phần Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh và P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam)
- “ Trường học Xanh – Sạch – Khỏe” - Dự án hợp tác chiến lược với
Bộ Giáo dục và Đào tạo
- “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe” - Dự án hợp tác chiến lược với Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam
- Phát triển nguồn trà bền vững – Dự án hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Các chương trình hợp tác toàn cầu với Unicef và PSI
- Hợp tác với Big C và Saigon Coop trong chương trình gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ môi trường
- Chương trình tài trợ thường niên của quỹ Unilever cho các sáng kiến của cộng đồng về vệ sinh và sức khỏe
- Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam là: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle). Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. [51] Trách nhiệm xã hội của công ty được thể hiện cụ thể như sau:
Đối với người lao động: Ngay khi Công ty cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamlik) trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách 200 doanh nghiệp tốt nhất ở khu vực châu Á do tạp chí Forbes ASIA bình chọn năm 2010. Cùng với việc coi trọng chất lượng sản phẩm, yếu tố con người cũng hết sức được coi trọng. Công ty đã tạo mọi điều kiện để cán bộ, công nhân học tập, tiếp cận công nghệ hiện đại.
Đối với khách hàng: Với việc coi trọng chất lượng và giá thành sản phẩm, thị phần của Vinamilk đã tăng từ 17% lên 25% tùy từng loại sản phẩm. Thấu hiểu được những khó khăn trong cuộc sống của người dân tại Việt Nam với hơn nửa thu nhập của người dân Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa chưa được bằng nhiều nước khác nên công ty cố gắng để làm sao mọi tầng lớp người dân có thể được uống sữa với một chi phí hợp lý. Chính vì vậy, cùng với việc tăng sản lượng và ổn định giá cả, nhiều năm nay Vinamilk kiên trì tham gia đóng góp các quỹ “Vừ A Dính”, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam,
quỹ “Vươn cao Việt Nam” với tổng giá trị ủng hộ hàng chục tỷ đồng.
chưa phát triển kịp với nhu cầu sản xuất nên hàng chục năm nay vẫn phải nhập nguyên liệu sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Với Vinamilk, nhu cầu nguyên liệu trong năm năm tới cần 1,3 tỷ lít sữa nguyên liệu, song hiện nay cả nước mới đáp ứng được 200 triệu lít. Vinamilk đã và đang tìm mọi biện pháp để chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu trong nước, giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Từ những năm 1990, khi có dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng là công ty đã nghĩ ngay đến việc phát triển vùng nguyên liệu qua việc hỗ trợ người nông dân bao tiêu sản phẩm từ giống, kỹ thuật, thành phẩm… tiến tới xây dựng các trang trại bò sữa từ Bắc vào Nam. Đến năm 2015, công ty cố gắng bảo đảm khoảng 45 - 50% là nguyên liệu trong nước. Công ty đã không ngừng tổ chức các buổi tập huấn về chăn nuôi cho nông dân, xây dựng các trang trại nuôi bò thí điểm ở Sơn La, Đà Lạt...gắn chặt giữa sản xuất và bảo vệ môi trường. [51]
- Công ty Honda Việt Nam
Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam. Honda Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trước những vấn đề quan trọng của xã hội như bảo vệ môi trường. Honda thông qua tất cả các hoạt động sản xuất, cam kết luôn tích cực góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe con người và bảo tồn môi trường toàn cầu, nỗ lực mạnh mẽ để đạt được mục tiêu duy trì vị trí đi đầu trong các hoạt động của mình.
Đối với người tiêu dùng: Năm 2010, Honda Việt Nam và các đại lý Honda tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại các đại lý: Tiêu chuẩn hóa các hoạt động hàng ngày, rà soát kiểm tra và đánh giá việc quản lý từng công đoạn, bộ phận và thực hiện các biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời góp phần bảo
vệ môi trường sống. Honda Việt Nam áp dụng ISO 14001 - hệ thống quản lý môi trường được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO. Đây là một chuẩn mực hoàn toàn dựa trên các hoạt động tự nguyện nhằm phát triển hệ thống quản lý về môi trường của công ty. Việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường cùng với các công việc quản lý khác có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy các hoạt động giảm giá thành, tăng chất lượng, tăng cường và liên tục cải tiến mọi công việc, công đoạn, đảm bảo sản xuất bền vững.
Đối với vấn đề môi trường: Honda Việt Nam và các đại lý cụ thể hóa
các hoạt động bảo vệ môi trường với chứng chỉ ISO 14001 và đại lý Honda Giải phóng (tại Hà Nội) sau rất nhiều nỗ lực cải tiến hệ thống quản lý, sản xuất, truyền tải nguyên lý “Đại lý Xanh” cho tất cả các nhân viên, đã đạt được chứng chỉ ISO 14001: 2004. “Đại lý Xanh” là thông qua việc sử dụng các trang thiết bị thân thiện với môi trường, giáo dục đào tạo nhân viên ý thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động hàng ngày.
Mục tiêu của Honda Việt Nam là: “Tất cả các đại lý Honda Ô tô trên toàn quốc hàng ngày đều đóng góp vào việc làm cho môi trường Việt Nam ngày càng trong sạch hơn với lượng khí thải ra môi trường thấp nhất trong tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh”. [61]
Đối với cộng đồng: Công ty Honda Việt Nam đã và đang khẳng định được thương hiệu của mình thông qua các hoạt động “Quan hệ công chúng” (PR - Public Relations) mà tiêu biểu là Honda Việt Nam với chiến dịch “Tôi
yêu Việt Nam”.
Honda – nhãn hiệu ô tô, xe máy giờ đây đã trở nên rất nổi tiếng ở Việt Nam. Với mục tiêu: “Trở thành công ty được xã hội mong đợi”, đồng thời dựa trên cơ sở thực tế tại Việt Nam là Luật Giao thông đường bộ vẫn chưa đến được với mọi tầng lớp nhân dân. Người tham gia giao thông vẫn xử lý theo cảm tính và kinh nghiệm cá nhân. Tháng 8 năm 2003, Honda Việt Nam
đã khởi động chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam”. Đây là một chiến dịch PR với trọng tâm là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân về Luật giao thông đường bộ, lái xe an toàn, cũng như tạo sự khác biệt với các đối thủ. Ba thông điệp ban đầu Honda gửi tới công chúng là An toàn – Chất lượng – Hoạt động xã hội.
Sau 3 năm thực hiện, chiến dịch đã xây dựng được một chương trình truyền hình “Tôi yêu Việt Nam” (phát sóng hàng ngày trên VTV3) hấp dẫn,
thân thiện, dí dỏm, mang tính giáo dục và gần gũi với đông đảo khán giả Việt Nam. Chiến dịch này đã được ghi nhận bằng “Huân chương Lao động hạng