Đối với địa phương cấp tỉnh, thành phố

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 96 - 108)

7. Tổng quan tài liệu

3.2.2.Đối với địa phương cấp tỉnh, thành phố

- Đối với cấp địa phương ở tỉnh, thành phố cần có chủ trương, kế hoạch kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư tại địa phương và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội với địa phương. Các tỉnh, thành phố phải có những chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội hoặc các doanh nghiệp đã thực hiện có hiệu quả trách nhiệm xã hội ở địa phương.

- Phải có chiến lược thu hút các công ty, các doanh nghiệp quan tâm đến bảo vệ môi trường bên cạnh vấn đề lợi nhuận. Những doanh nghiệp không đảm bảo về các biện pháp bảo vệ môi trường thì kiên quyết không chấp nhận sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Phải quy hoạch các khu công nghiệp xa thành phố và các khu dân cư để đảm bảo môi trường sống cho nhân dân. Khi thực hiện quy hoạch phải tính đến lợi ích lâu dài và bền vững của dự án, không nên vì những lợi ích trước mắt như nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhân dân mà đánh đổi chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Các tỉnh, thành phố cần phải giải quyết triệt để các doanh nghiệp vi phạm về chuẩn môi trường, các doanh nghiệp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm… những vấn đề nào quá thẩm quyền phải chuyển ngay lên cấp trên.

- Lãnh đạo tỉnh, thành phố phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan của tỉnh, thành phố làm công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật kinh doanh và các vấn đề về an toàn lao động, về bảo vệ người tiêu dùng, về môi trường… đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

3.2.3. Đối với địa phương cấp cơ sở

Cấp cơ sở là cấp đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền cho người dân nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với trách nhiệm xã hội. Bản thân nhân dân vừa là người lao động, người tiêu dùng và cũng là đối tượng hữu quan có mối quan hệ hữu cơ mang tính ràng buộc cho doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có đạo đức và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Cấp cơ sở mà cụ thể là cấp phường, xã cần có chương trình, nội dung tuyên truyền về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, quyền lợi của người tiêu dùng, Luật lao động, Luật tiêu dùng, Luật bảo vệ môi trường … nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc lựa chọn cho tiêu dùng của mình và gia đình.

Kiến nghị lên cấp trên giải quyết các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp… hỗ trợ nhân dân ở những vùng được xem là đã chịu ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Cần phải xây dựng ngay công trình nước sạch ở những vùng này, đây là việc làm cần thiết nhất để tránh những bệnh tật nguy hiểm do ô nhiễm nguồn nước gây ra.

3.2.4. Đối với doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư. Cần nhận thức rõ về phát triển bền vững và các lợi

ích ngắn hạn, thiếu bền vững. Do đó:

- Chỉ tham gia góp vốn đầu tư vào những doanh nghiệp tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

- Đưa ra những thỏa thuận mang tính ràng buộc trong quá trình đầu tư kinh doanh, buộc đối tác phải thực hiện các điều khoản trong kinh doanh theo hướng

bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng .

Đối với các doanh nghiệp cần phải:

- Cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phải có chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội lâu dài, xem đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp.

- Thực hiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

- Tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng và đảm bảo tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội do các tổ chức quốc tế đưa ra.

Đối với người lao động, người tiêu dùng. Cần phải nâng cao nhận thức về

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cùng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn với những vấn đề đang đặt ra cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi đề xuất các nhóm giải pháp và các kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, tháo gỡ những vướng mắt trong công tác quan lý và xây dựng chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội. Theo đó, Nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện luật pháp, tăng cường pháp chế trong công tác quản lý nhà nước đối với mọi doanh nghiệp, đảm bảo công khai, công bằng, tôn trọng pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khắc nhau.

Đối với doanh nghiệp, cần xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức kinh doanh hiệu quả và một chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội dài hạn, đăng ký tham gia vào khung đánh giá chất lượng trong và ngoài nước để có tính ràng buộc giữa doanh nghiệp với các bên hữu quan... Trên đây là những giải pháp và kiến nghị góp phần cùng các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, các doanh nghiệp nói góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có đạo đức và phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giá trị, tăng doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa hiểu biết, nắm rõ được quy trình đưa trách nhiệm xã hội vào doanh nghiệp nên cũng gặp những thất bại. Sự thành công của P&G, CSC, Intel, … là bằng chứng cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội có hiệu quả. Hay sự sụp đổ của một số tập đoàn như tập đoàn Tam Lộc là hệ quả của những việc làm vô trách nhiệm, thiếu đi đạo đức của nhà doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức hay trách nhiệm xã hội là một vấn đề mới. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém do các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về trách nhiệm xã hội. Do đó, các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay cần tuân thủ các quy tắc chung mang tính toàn cầu để tồn tại và phát triển. Vì vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành một yêu cầu không thể thiếu của các doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp ở Việt Nam đã thực hiện thành công trách nhiệm xã hội như: Unilever, Honda Việt Nam, Sữa Việt Nam (Vinamilk),… là những gương tiêu biểu, là mô hình cho các doanh nghiệp đã và đang từng bước thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đi đôi với các doanh nghiệp thì nhà nước cũng phải có những chính sách và biện pháp tích cực nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn trong việc thực hiện trách

nhiệm xã hội. Và trong thời kỳ hội nhập, một tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là trách nhiệm xã hội.

Đạo đức nói chung, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói riêng là những phạm trù phức tạp, để hiểu và thực hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần một khoảng thời gian dài và phải có những bước đi phù hợp. Để các doanh nghiệp nâng cao ý thức về trách nhiệm xã hội, đồng thời áp dụng thực hiện trong doanh nghiệp mình đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, trong đó có sự phối hợp của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan ban ngành, các tổ chức hiệp hội và cả những người dân. Có như vậy, chúng ta mới mong tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được cải thiện và sẽ phát huy tác dụng góp phần tạo dựng chỗ đứng cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay tại thị trường trong nước và trên thị trường thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc

tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án

tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.

[2] Ph.Ăng-ghen (1976), Chống Duy - rinh, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[3] Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[4] Ngọc Bảo, Huệ Linh (2010), “Nhiều sản phẩm bị ăn bớt”, Báo An ninh

Thủ đô, ngày 23 tháng 12.

[5] Bureau Veritas Certification (2014), “Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm không phải riêng ai”, Tạp chí Bureau Veritas Certification Newsletter, kỳ 6/2014.

[6] Lâm Minh Chánh (2006), “Đạo đức với đối tác và đối thủ”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 2/2006.

[7] Nguyễn Duy Chinh (2009), Văn hoá doanh nghiệp, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

[8] Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức”, Tạp chí Triết học, số 9/2011.

[9] Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

[10] Mai Ngọc Cường, Vũ Thành Hưng, Bùi Anh Tuấn (1996), Đạo đức kinh doanh: Lý thuyết và thực hành, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[11] Trần Quốc Dân (2003), Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của

[12] Vũ Tiến Dũng (2008), “Tạo sự hài hoà về lợi ích giữa công nhân và doanh nhân ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 3/2008. [13] Lê Đăng Doanh (2009), “Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp ởViệt Nam”, Tạp chí Triết học, số 3/2009.

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết về một số định hướng lớn

trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[16] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[17] Phạm Văn Đức (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, Tạp chí Triết

học, số 2/2009.

[18] Ngô Đình Giao (1997), Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19] V.E. Henderson (1996), Đạo đức trong kinh doanh, Nxb Văn hoá, Hà

Nội.

[20] Đỗ Thị Kim Hoa (2009), “Xây dựng đạo đức kinh doanh - Cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Triết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học, số 10/2009.

[21] Học viện Chính trị Quốc gia (2000), Giáo trình Đạo đức học, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[22] Nguyễn Tấn Hùng (2012), Lịch sử triết học phương Tây từ triết học Hy

Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

[23] Duy Huy (2001), “Về vai trò của đạo đức kinh doanh và việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số

2/2001.

[24] Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[25] Vũ Thị Hương (2009), chuyên đề luận văn Tiến sĩ “Đạo đức kinh

doanh và Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu,

Đào tạo Kinh tế - Tài chính.

[26] Jérôme Ballet, Francoise (Dương Nguyên Thuận, Đinh Thuý Anh, dịch, 2005), Doanh nghiệp và đạo đức, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[27] Nguyễn Thị Lan (2006), Nhìn nhận của người dân về đạo đức kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tư nhân, Tạp chí Tâm lý học, số

5/2006.

[28] Dương Thị Liễu (2008), Bài giảng văn hoá kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[29] Lê Thanh Lương, Lương Hằng, Anh Phương (2009), Đạo kinh doanh, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

[30] Michel Capron, Françoise Quairel - Lanoizelée (Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ, dịch, 2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nxb Tri thức, Hà Nội.

[31] Trần Hồng Minh (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nhận thức và thực tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3/2009. [32] Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong

nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[33] Trần Nhoãn (2009), Văn hoá doanh nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[34] Bùi Xuân Phong (2009), Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, NxbThông tin và Truyền thông, Hà Nội.

[35] Nguyễn Văn Phúc (1996), “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 5/1996.

[36] Nguyễn Văn Phúc (2001), “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 7/2001.

[37] Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (2008), Văn hoá kinh doanh - Những góc nhìn, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

[38] Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty: phương pháp môn học và phân tích tình huống, Nxb Đại học Kinh

tế quốc dân, Hà Nội.

[39] Nguyễn Mạnh Quân (2007), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá

công ty, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[40] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Luật doanh nghiệp 2005, Nxb Giao thông vận tải. Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[41] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật doanh nghiệp năm 2014 sửa đổi bổ sung, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

[42] Samuel Enoch Stumpf (2007), Lịch sử Triết học và các luận đề, Nxb Lao động, Hà Nội.

[43] Nguyễn Đình Tài (2010), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2/2010

[44] Hà Huy Thành (2000), Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[45] Nguyễn Hợp Toàn (2008), Giáo trình pháp luật kinh tế, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[46] Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện khoa học xã hội Trung Quốc (2012), Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Đạo đức kinh doanh: Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam và Trung Quốc, Đại học Huế.

Tiếng Anh

[47] David Bevan and Robert Annop Wynne (2011), Business ethics and corporate social responsibility practice in small and medium sized enterprises: Sampling from Thailand and Hong Kong, The International Society of Business, Economics, and Ethics Book Series.

[48] O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell (2005), Business Ethics- Ethical Decision making and cases, Boston Houghton.

[49] Luis Garay, Xavier Font (2011), Doing good to do well? Corporate

social responsibility reasons, practices and impacts in small and medium accommodation enterprises, International Journal of

Hospitality Management.

[50] Marcoux, A.M (2006), “The concept of business in business ethics”, Journal of private enterprise.

Websites

[51] Bách khoa toàn thư (2007), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, [52] http://vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk

[53] Minh Bắc (2013), Trách nhiệm xã hội - điều cần thiết của doanh nghiệp

thời hội nhập,

[54] http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/646189/trach-nhiem-xa-hoi--- dieu-can-thiet-cua-doanh-nghiep-thoi-hoi-nhap

[55] Phạm Văn Đức (2013), Tìm hiểu trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam,

[56] http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=323.

[57] Thành Hiển, Văn Hào (2011), Ô nhiễm môi trường - Mối nguy hiểm khôn lường,

[58] http://www.baomoi.com/O-nhiem-moi-truong-Moi-nguy-hiem-khon- luong/144/6763300.epi

[59] Đỗ Minh Hiền (2013), Vai trò của Quan hệ công chúng trong nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam,

[60] http://vn.360plus.yahoo.com/hi_vietnamese/article?mid=2014&fid=-1 [61] Thanh Huy (2011), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam:

từ lý thuyết đến thực tiễn,

[62] http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/ Trach-nhiem-xa-hoi/23/56. [63] Tư Hoàng (2011), Tạo lập giá trị chung,

[64] http://www.thesaigontimes.vn/Gia-tri-chung/154/59/=3578.

[65] Hải Long (2014), Đóng góp của các tập đoàn kinh tế nhìn từ trường hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Unilever,

[66] http://vafie.org.vn/dong-gop-cua-cac-tap-doan-kinh-te-nhin-tu-truong- hop%20Unilever_tc_273_0_503.html

[67] Nhịp cầu đầu tư (2007), Chuyên đề đặc biệt về CSR, [68] http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=2536

[69] Phạm Văn Nhuận (2006), Định hướng giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong hội nhập ASEAN hiện nay,

[70] http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id= 10005&cn_id=169004

[72] http://bimbim.vn/tin-tuc/Tin-o-to-trong-nuoc/Honda-Viet-Nam-tich- cuc-gop-phan-bao-ve-moi-truong-1662.aspx

[73] Hoài Thu (2013), Bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường không bị truy tố tội giết người,

[74] http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-an-dieu-tra/giam-doc- tham-my-vien-cat-tuong-khong-bi-truy-to-toi-giet-nguoi-

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 96 - 108)