Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 87 - 93)

7. Tổng quan tài liệu

3.1.2.Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp

Khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi đạo đức, khiến các doanh nghiệp không chỉ đối diện với các vấn đề đạo đức mà còn đối diện với hình phạt của pháp luật. Trách nhiệm đối với các hành động kinh doanh đã nằm trong tay các cán bộ quản lý. Một doanh nghiệp cần phải có một chiến lược kinh doanh đạo đức và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, chính điều này sẽ tạo ra môi trường đạo đức và việc hình thành nhân cách cho nhân viên. Do đó, thực hiện trách nhiệm xã hội và kinh doanh có đạo đức của các doanh nghiệp ở Việt Nam là sự cần thiết khách quan trong tiến trình hội nhập, tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trên thực tế có nhiều khi có sự nhận thức và vận dụng khác nhau. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là vấn đề trong ngắn hạn mà đó là quá trình lâu dài với sự nỗ lực của các doanh nghiệp.

Một là, doanh nghiệp cần xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức kinh doanh hiệu quả và một chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội dài hạn.

Hiệu quả của một chương trình tuân thủ đạo đức kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào sự thiết kế và quá trình thực thi nó, nên trong sứ mệnh và chiến lược phát triển công ty, người đứng đầu công ty cần phải nhận thức rõ rằng: thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và kinh doanh có đạo đức là việc nhất thiết phải thực hiện tốt, vì thương hiệu doanh nghiệp và sự phát triển bền vững trong tương lai. Cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp, trước hết phải bắt đầu từ người đứng đầu doanh nghiệp bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí tuyệt đối tới chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty (đặc biệt ở những công ty vừa và nhỏ). Lãnh đạo công ty sẽ nắm vai trò là người cầm lái trong việc thực thi các cam kết về trách nhiệm xã hội. Người đứng đầu doanh nghiệp phải xây dựng được những nội dung quan trọng mang tính chiến lược trong kinh doanh có đạo đức, hướng đến xây dựng văn hóa công ty, trở thành một bộ phận của văn hóa tổ chức. Doanh nghiệp cần thống nhất quan điểm phát triển của doanh nghiệp mình và hỗ trợ cùng nhau thực hiện mục tiêu đặt ra. Lưu ý rằng, khi xây dựng chương trình thực hiện đạo đức văn hóa doanh nghiệp cần phải xét đến những điều kiện về hoàn cảnh kinh tế, điều kiện của doanh nghiệp để điều chỉnh, xây dựng cho phù hợp. Cán bộ quản lý cao nhất của doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản:

- Phát triển nội dung về chiến lược kinh doanh có đạo đức theo hướng cụ thể hóa.

- Duyệt và phổ biến bản quy định về đạo đức và thực hiện văn hóa doanh nghiệp.

- Xây dựng, thiết lập hệ thống kiểm tra và điều hành để xác định tính hiệu quả của chương trình.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh để cải thiện tính hiệu quả.

Tương tự như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết trong ngắn hạn của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam bởi sự hạn chế của các yếu tố nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính. Do đó, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng cần có một chiến lược khá cụ thể và tỉ mỉ. Nhất thiết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn nên có một phòng đảm nhận thực hiện nhiệm vụ này. Có thể gọi tên là: “Phòng công tác xã

hội”. Nhiệm vụ của phòng cụ thể là nghiên cứu và triển khai, thực hiện trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể ghép với phòng marketing để hạn chế về nhân sự. Với những doanh nghiệp đang đòi hỏi phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cần thực hiện dần dần từng bước từ dễ đến khó để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí theo thứ tự đảm bảo các nghĩa vụ kinh tế - pháp luật - đạo đức - nhân văn. Với những doanh nghiệp không bắt buộc phải thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo yêu cầu của đối tác, doanh nghiệp cũng nên cải thiện tình hình chung về thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường... để đi trước đón đầu. Với sự chuẩn bị căn bản, doanh nghiệp chủ động hơn, khả năng thành công cao hơn khi bị yêu cầu phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần vạch ra từng bước thực hiện những nội dung trách nhiệm xã hội không chỉ phù hợp với các tiêu chí: kinh tế, pháp luật, đạo đức, nhân văn mà còn hài hoà với lợi ích của các chủ thể có liên quan, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập trong giai đoạn hiện nay của nước ta. Con người là nguồn lực trung tâm và là trọng tâm trong quá trình phát triển, phát triển kinh doanh phải vì con người và bởi con người, phát triển kinh tế, kinh doanh song không dẫn đến tình trạng huỷ hoại hoặc làm xuống cấp môi trường sinh thái và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một

cách hợp lý và tiết kiệm, kinh doanh phải phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc để phát triển nội lực và lợi thế cạnh tranh. Cụ thể như:

- Doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho người lao động phát huy khả năng của mình. Xây dựng sự đoàn kết, đồng lòng, nhất trí trong tập thể, đảm bảo nguyên tắc các bên cùng tham gia. Người lao động cần được đào tạo, chăm lo, khuyến khích và cung cấp thông tin để có nhận thức đúng đắn, có đủ năng lực và điều kiện đóng góp vào thực hiện trách nhiệm xã hội trong lao động.

- Doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm chất lượng với mức giá phù hợp làm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp căn cứ vào năng lực của mình, nhu cầu của thị trường, yêu cầu của bạn hàng, phân tích chi phí trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm tìm ra hướng đi thích hợp. Mỗi doanh nghiệp xác định nhóm khách hàng mục tiêu, bạn hàng tiềm năng phù hợp với lợi thế của mình, xác định xu hướng tiêu dùng trong tương lai, từ đó đề ra giải pháp nhằm hài hoà được lợi ích của cả khách hàng, nhà cung cấp, người lao động.

- Doanh nghiệp áp dụng các quy trình sản xuất “sạch”, các công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, sử dụng các nguyên vật liệu có thể tái chế, xây dựng hệ thống xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) quy mô và đồng bộ, áp dụng các phương pháp làm giảm tiếng ồn trong quá trình sản xuất.

- Bên cạnh hoạt động kinh doanh đơn thuần, doanh nghiệp cũng tích cực tham gia hoạt động xã hội, đóng góp cho xã hội một phần lợi nhuận để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển cộng đồng.

Hai là, doanh nghiệp tích cực đăng ký tham gia vào khung đánh giá chất lượng trong và ngoài nước để có tính ràng buộc giữa doanh nghiệp với

các bên hữu quan.

Đó chính là một phần trong chiến lược hợp tác quốc tế mà nhiều doanh nghiệp đang thực hiện. Sự hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, chính phủ và các đối tác khác cũng rất quan trọng để chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Nó cũng hướng tới mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm quản lý lao động, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc và hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau… Ngoài ra, doanh nghiệp bị ràng buộc vào các quy tắc, quy định về tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất kinh doanh. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động chủ yếu thông qua các Bộ Quy tắc ứng xử trách nhiệm xã hội. Các Bộ Quy tắc quy định về xã hội, môi trường và đạo đức giúp các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn luật pháp quốc gia và đối với các nhà cung ứng (bên bán) phải được giám sát việc thực hiện cũng như kiểm tra độc lập thường xuyên.

“Các Bộ Quy tắc này bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990. Bộ đầu tiên do Levi Straus xây dựng năm 1991. Hiện nay ước tính có khoảng hơn 1000 Bộ Quy tắc ứng xử do các công ty đa quốc gia xây dựng, trong đó có SA8000 do tổ chức quốc tế về Trách nhiệm xã hội của Mỹ xây dựng (Social Accountability International – SAI)”. [31, tr.19]

Ngoài ra còn có thể tham gia các Bộ Quy tắc khác khi nhận thấy phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp như: Bộ Quy tắc mậu dịch đạo đức (ETI), hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho các công ty đa quốc gia và quy tắc của ICFTU, FIFA và WFSG. Các quy tắc này không đi kèm quy định về giám sát và mục đích là hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm.

Tiêu chuẩn EMAS: từ năm 2000, ở Châu Âu đưa ra hệ thống quản lý môi trường và giám định (EMAS) của Châu Âu. Với nhãn hiệu logo được trao cho doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về quản lý môi trường EMAS.

Tiêu chuẩn ISO 14001: Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn về tác động môi trường được đưa ra từ 2000, nó quan tâm đến vấn đề môi trường: Khí thải, nước thải, chất thải việc sử dụng nguyên liệu ban đầu và các tài nguyên thiên nhiên.

Tiêu chuẩn PA 26.000: Tiêu chuẩn này đang được soạn thảo và ban hành 2010 cho việc đánh giá trách nhiệm xã hội, cho việc quản lý và đạo đức doanh nghiệp.

Global Compact: Diễn đàn kinh tế thế giới do Kofi Annan chủ trì đã đưa ra Global Compact (Thỏa ước toàn cầu).

Tiêu chuẩn ISO 26000 – 2008: là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội nằm trong bộ tiêu chuẩn 26000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành năm 2008 gọi tắt là phiên bản 2008).

Ba là, khuyến khích tăng cường sáng kiến về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích nhân viên của doanh nghiệp đưa ra những sáng kiến trong thực hiện trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp cũng có thể đặt hàng cho các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Bằng các giải pháp hỗ trợ giáo dục như tặng học bổng cho sinh viên giỏi, tổ chức tọa đàm và thông qua đó gợi ý cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Doanh nghiệp sẽ trao thưởng cho những đề tài nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và nhanh chóng tiếp cận để xem xét vận dụng trong doanh nghiệp mình.

Bốn là, cần xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh ở các doanh nghiệp.

Công đoàn đã và đang đóng góp một vai trò tích cực là đại diện của giai cấp công nhân lao động. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nơi người lao động là người làm chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, có nhiều lúc vai trò này đã không được phát huy một cách tích cực dẫn đến quyền lợi

người lao động bị xâm phạm. Công tác công đoàn cơ sở chưa sôi động, cuốn hút được sự tham gia của đại bộ phận công nhân viên chức, làm mất lòng tin của người lao động vào tổ chức này. Chính vì thế, cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác quản lý giám sát sản xuất cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tại mỗi doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động thành lập, kiện toàn tổ chức và nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về luật lao động và nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ công đoàn doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. Các tổ chức, công ty cũng cần có chính sách cụ thể hơn để tổ chức công đoàn hoàn thành nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công đoàn sát cánh cùng doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, yêu cầu doanh nghiệp có những chính sách đầu tư bền vững nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc. Xây dựng thoả ước lao động tập thể hoàn thiện và chặt chẽ để tạo ràng buộc an toàn giữa cả người sử dụng lao động và người lao động, qua đó cũng giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Đồng thời, các tổ chức công đoàn cần phát huy vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước để truyền đạt những nguyện vọng và quan điểm qua lại giữa hai bên, nhằm tạo sự thông suốt và minh bạch trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 87 - 93)