Đối với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 94 - 96)

7. Tổng quan tài liệu

3.2.1.Đối với cơ quan Nhà nước

Hiện nay, trong khi có những doanh nghiệp đã nỗ lực hết mình để làm tròn trách nhiệm xã hội, thì vẫn còn có nhiều doanh nghiệp đi theo cách hành xử kinh doanh theo kiểu thiếu trách nhiệm. Những vụ việc về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan thị trường đã và đang trở thành nỗi bức xức của người tiêu dùng, làm đau đầu các nhà chức trách.

Các hành vi gian lận thương mại, công bố sai hoặc thiếu minh bạch về nguồn gốc sản phẩm không phải là hiện tượng hiếm thấy ở Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập hàng trăm tấn thịt bẩn, ngũ tạng động vật, mỡ quá hạn sử dụng… Trong đo lường, ngoài việc bán xăng kém chất lượng còn có hành vi đong thiếu, nhiều doanh nghiệp đã cố tình gắn chíp điện tử để gian lận trong bán xăng… Vấn đề bảo vệ môi trường cũng chưa được các doanh nghiệp ở Việt Nam chú tâm. Mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trầm trọng… Câu hỏi đang đặt ra, tại sao những vấn đề như vậy vẫn tồn tại và tiếp diễn? Nguyên nhân chủ yếu của điều này vẫn xuất phát từ sự yếu kém trong quản lý của nhà nước. Do cơ quan quản lý lỏng lẻo, thiếu sự phân cấp rõ ràng, cùng với đó là hệ quả từ phía các doanh nghiệp là thái độ thờ ơ và thiếu nhận thức về nghĩa vụ thực thi pháp luật cũng như trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, có quá nhiều vấn đề mà các cơ quan nhà nước cần phải giải quyết, nhưng cơ chế quản lý hiện nay có nhiều bất cập khi các cơ quan nhà nước đã ôm vào mình quá nhiều việc, mà một lượng lớn trong đó có thể chuyển giao cho các tổ chức dân sự, các hiệp hội và các đoàn thể. Do đó, theo chúng tôi:

- Các bộ và cơ quan ngang bộ có thể chuyển giao bớt việc cho các tổ chức dân sự như các hiệp hội và đoàn thể (phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề như: Dệt, may, thủy sản…). Không nhất thiết việc gì Bộ cũng trực tiếp làm việc, mà Bộ nên giao quyền cho các tổ chức dân sự để tránh việc quá tải và xử lý kém hiệu quả.

- Củng cố, xây dựng các tổ chức dân sự đủ mạnh về pháp lý, có cách thức quản lý vĩ mô đối với các tổ chức này để biến đây là một cánh tay giúp việc đắt lực cho các bộ và cơ quan ngang Bộ.

Kiểm soát độc quyền.

- Nhanh chóng hoàn thiện luật pháp tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng…

- Phải nỗ lực trong công tác đấu tranh và phòng chống tham nhũng, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp làm việc với doanh nghiệp trong xử lý các vấn đề về môi trường và quyền lợi người tiêu dùng (Cảnh sát Môi trường, các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường…).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 94 - 96)