7. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Trách nhiệm của các thành viên doanh nghiệp
Như đã phân tích, các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội cũng đồng nghĩa với việc kinh doanh có đạo đức. Hiện nay có khá nhiều cách tiếp cận vấn đề khi xem xét nội dung nào để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Nhưng về cơ bản đều thừa nhận nội dung mà Carroll đưa ra và được mô phỏng theo hình kim tự tháp. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là thực hiện các nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn.
- Nghĩa vụ kinh tế
Nghĩa vụ kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp quan tâm đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội, các nguồn lực để làm ra sản phẩm và dịch vụ. Trong các nguồn lực xã hội dùng cho hoạt động kinh doanh, tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và có ảnh hưởng quyết định nhất. Sản xuất hàng hóa cũng nhằm thỏa mãn người tiêu dùng và phúc lợi của nó cũng nhằm mục đích vào chi trả tiền công cho người lao động.
Đối với người tiêu dùng và những người lao động, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm chất lượng và các sản phẩm dịch vụ, an toàn thực phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm, phân phối… Lợi ích của người tiêu dùng trở thành quyền chính đáng và khả năng hợp lý khi lựa chọn và sử dụng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân và gia đình. Doanh nghiệp phải tạo cho người lao động có những cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, họ có công ăn việc làm ổn định với những mức lương tương xứng, được làm việc trong một môi trường đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh và các quyền riêng tư cơ bản khi làm việc. Đối với các tổ chức thuộc cấu trúc của doanh nghiệp thì đó là việc tìm kiếm nguồn nhân lực mới, thúc đầy những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật để phát triển sản phẩm. Trong khi thực hiện nghĩa vụ kinh tế, các doanh nghiệp đã góp phần làm tăng thêm phúc lợi xã hội, qua đó cũng bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ kinh tế còn được thực hiện gián tiếp thông qua cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh trong kinh doanh phản ánh những khía cạnh liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng và lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng vào việc phân phối cho người lao động và các chủ sở hữu.
Cách thức cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ góp phần làm thay đổi khả năng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng. Lợi nhuận và mức tăng trưởng trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động đến sự quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Chính vì lý do trên mà rất nhiều doanh nghiệp rất chú trọng vào việc tìm ra những biện pháp cạnh tranh hiệu quả, triết lý đạo đức của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nhận thức và việc lựa chọn những biện pháp có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Hầu hết các nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp thường được thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý.
- Nghĩa vụ pháp lý
Đối với nghĩa vụ này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đó được xem như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã hội của một doanh nghiệp hay cá nhân. Trong kinh doanh chịu sự tác động của nhiều đối tượng như: người tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh, các nhóm đối tượng hưởng lợi ích khác nhau… các nhà quản lý kinh tế vĩ mô tin rằng các hoạt động kinh doanh sẽ không đạt được hiệu quả và mục đích tốt đẹp nếu không đảm bảo bằng sự trung thực. Vì vậy, phải đặt ra các quy tắc pháp lý để cùng tuân thủ.
Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong các bộ luật dân sự và hình sự của nhà nước. Với tư cách là đơn vị kinh doanh trên thị trường, các doanh nghiệp không tồn tại đơn lẻ, địa vị pháp lý của doanh nghiệp luôn được xác định trong mối quan hệ với các chủ thể khác trong sinh hoạt thị trường và đời sống xã hội. Pháp luật phải giải quyết hài hòa, hợp lý về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường để không ai có thể vì lợi ích của mình xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Dưới góc độ lý thuyết, các nghĩa vụ được coi là trách nhiệm và giới hạn quyền của doanh nghiệp trong những
quan hệ giữa họ với nhà nước, với người lao động, các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng.
Theo đó, các doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố…
“Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê, định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định, khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh”. [40, tr.7]
Bên cạnh đó, luật cũng quy định quyền và những việc mà doanh nghiệp không được làm, luật định ra các hình phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm. Về cơ bản, những nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp phản ánh năm khía cạnh sau:
Thứ nhất, luật thực hiện điều tiết sự cạnh tranh của các doanh nghiệp.
hội và các đối tượng hữu quan, làm cho nền kinh tế phát triển kém hiệu quả, phân phối phúc lợi không bằng do một phần thặng dư của người cung ứng hay người tiêu dùng đã bị tước đoạt. Pháp luật ra đời sẽ đảm bảo cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, điều tiết sự độc quyền trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ hai, luật pháp sẽ bảo vệ người tiêu dùng. Luật pháp buộc các
doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chính xác về xuất xứ của sản phẩm, thời hạn sử dụng và các tiêu chuẩn về sự an toàn của sản phẩm. Cụ thể nhất là các luật về bảo vệ người tiêu dùng. Tuy luật pháp công nhận trách nhiệm tự bảo vệ của mọi đối tượng và người tiêu dùng, nhưng do quá trình quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin, người tiêu dùng chưa thể hiểu rõ về chất lượng thực của sản phẩm, một số doanh nghiệp kinh doanh phi đạo đức… Do đó, luật pháp hướng đến bảo vệ người tiêu dùng qua việc nhấn mạnh tính chất về trình độ nhận thức và khả năng lựa chọn sản phẩm.
Thứ ba, luật pháp hướng đến việc bảo vệ môi trường. Vấn đề môi trường là vấn đề đang được quan tâm của tất cả các quốc gia và toàn xã hội. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nhà máy đã thải ra môi trường nhiều chất thải độc hại làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Bên cạnh việc ô nhiễm môi trường vật chất, hiện nay sản xuất kinh doanh cũng làm ô nhiễm môi trường văn hóa – xã hội. Luật pháp định ra các nguyên tắc để mọi doanh nghiệp phải tuân thủ để bảo vệ môi trường.
Thứ tư, luật pháp bảo đảm sự an toàn và bình đẳng. Luật pháp luôn quan tâm bảo đảm quyền bình đẳng của mọi đối tượng khác nhau với tư cách là người lao động. Luật pháp bảo vệ người lao động thoát khỏi tình trạng phân biệt đối xử do thể chất, tuổi tác, dân tộc hay giới tính. Luật pháp thừa nhận quyền được tuyển dụng lao động có chất lượng của doanh nghiệp. Nhưng luật pháp cũng ngăn chặn việc sa thải lao động bất hợp lý, tùy tiện…
Thứ năm, luật pháp khuyến khích phát hiện và ngăn chặn các hành vi
sai trái. Trong sản xuất kinh doanh, không ít doanh nghiệp làm ăn phi đạo đức, vi phạm pháp luật. Luật pháp hướng đến bảo vệ người phát hiện sai trái và tố giác doanh nghiệp vi phạm.
- Nghĩa vụ đạo đức
Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội liên quan đến những hành vi hay hành động được cộng đồng và xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưng không được thể chế hóa thành luật. Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay sự kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu và cả cộng đồng xã hội.
Nghĩa vụ đạo đức của các doanh nghiệp được thể hiện rõ thông qua các nguyên tắc và các giá trị đạo đức được trình bày trong sứ mệnh và trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó thể hiện các quan điểm của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực và con người để đạt đến mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp tạo ra lòng tin trong kinh doanh và sự trung thành của nhân viên qua các triết lý kinh doanh mang tính đạo đức, những hoạt động của người quản lý sẽ giúp các nhân viên thay đổi cách làm việc chân thành và tận tâm. Ngoài ra, nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội còn thể hiện ở chất lượng sản phẩm và chỉ số an toàn cho người tiêu dùng, bảo đảm đời sống và mức thu nhập xứng đáng cho lao động tham gia trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Nghĩa vụ nhân văn
Nghĩa vụ nhân văn trong trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp đó là quá trình đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội. Điều này thể hiện trên các phương diện như: nâng cao chất lượng
cuộc sống, san sẻ bớt những gánh nặng xã hội cùng với chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo nhân viên và phát triển nhân cách người lao động.
Con người rất cần thực phẩm để duy trì cuộc sống của họ nhưng họ không muốn vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp lại tàn phá tự nhiên và giết hại các động vật hoang dã, đặt ra vấn đề cho các doanh nghiệp phải cùng nhau bảo vệ môi trường. Giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh cũng là một lĩnh vực nhân đạo luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Những người bệnh luôn mong muốn được giúp đỡ, chăm sóc và chữa trị, nhưng họ lại không có điều kiện và khả năng vì không đủ kinh phí chữa trị hoặc không thể tiếp cận được với các loại dược liệu quý. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có những đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng, đây được xem là một khoản đầu tư khôn ngoan cho tương lai của nhiều doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng giáo dục cũng đồng nghĩa với việc nâng cao dân trí và chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong quá trình phát triển ở tương lai. Bên cạnh đó, nghĩa vụ nhân văn cũng phê phán những nghĩa vụ phi nhân văn, phi nhân đạo trốn trong vỏ bọc của các hành động nhân đạo.