QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 39)

7. Tổng quan tài liệu

1.3.QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Chúng ta không thể không đề cập đến trách nhiệm xã hội khi bàn về đạo đức của các doanh nghiệp và ngược lại. Một doanh nghiệp đã thực hiện tốt đạo đức của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc họ đã thực hiện được trách nhiệm của mình đối với xã hội, cụ thể nhất đó là đối với người tiêu dùng, đối với môi trường, cộng đồng, người lao động và cả đối với nhà nước. Đây là một mối quan hệ khăng khít, dù rằng biểu hiện có thể rõ ràng hoặc tiềm ẩn. Nhưng vấn đề cần được xem xét là ở chỗ: chúng có mối quan hệ như thế nào với nhau, phạm vi tác động, đối tượng, nội dung có những điểm chung và riêng ra sao? Chúng có những đặc trưng cụ thể nào?

Khi chúng ta xem xét về mặt lịch sử thì thấy rằng, những tư tưởng về đạo đức kinh doanh xuất hiện rất sớm cùng với sự ra đời của ngành thương mại. Trong bộ luật Hammurabi (1700 Tr. CN) đã có những quy định về giá cả, thuế quan, cách thức hoạt động thương mại và cả những hình phạt rất nghiêm khắc cho tất cả những ai không tuân thủ. Đây được xem như là một trong những bằng chứng đầu tiên thể hiện những nỗ lực của xã hội loài người nhằm phân biệt những ranh giới đạo đức cho hoạt động kinh doanh. Trong tác phẩm “Politics” (ra đời vào khoảng năm 300 Tr. CN), Aristoteles đã chỉ ra rõ ràng những mối liên hệ thương mại khi bàn về quản lý gia đình…những điều này đều đã được áp dụng vào trong các hoạt động thương mại. Ngược lại, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ mới là vấn đề nổi lên trong nền kinh tế hiện đại. Những tranh luận đầu tiên về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện vào những thập niên giữa thế kỷ XX. Nhưng cả

hai đã trở thành đối tượng nghiên cứu, luận bàn với tư cách là một vấn đề khoa học dưới góc nhìn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Cho đến nay đã xuất hiện nhiều trường phái lý luận, dựa trên nhiều quan điểm và cách nhìn và những quan niệm triết học khác nhau về vấn đề này. Theo đó, đạo đức kinh doanh được coi là một nhánh trong những nghiên cứu của đạo đức ứng dụng, trong khi đó vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xem như một lĩnh vực nghiên cứu không thể bỏ qua khi luận bàn đến vai trò của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại khi mà những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền sống, quyền lao động, bình đẳng… và nhất là những vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đe dọa đến sự phát triển và tồn vong của con người. Do đó, có thể coi trách nhiệm xã hội là một nội dung cơ bản khi luận bàn về đạo đức kinh doanh nhưng trách nhiệm xã hội không nằm trọn vẹn trong đạo đức kinh doanh, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá đạo đức kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 39)