Phân tích môi trƣờng vĩ mô

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 47 - 52)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô

a. Môi trường chính trị, pháp luật

Nền kinh tế Việt nam và các nƣớc trong khu vực đang tăng trƣởng với tỷ lệ cao và tƣơng đối ổn định trong những năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển thuận lợi trong những năm tới. Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế

thế giới có nhiều biến động, Việt Nam đƣợc đánh giá là ổn định chính trị, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển tốt, đây là một lợi thế cho các ngành nghề nói chung của Việt Nam và ngành tài chính Ngân hàng nói riêng.

Chính phủ Việt Nam đang triển khai mạnh việc cải cách hành chính các doanh nghiệp Nhà Nƣớc, cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh… Từ đó đã tạo cho các doanh nghiệp luôn tự chủ trong kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này đang đƣợc tăng lên và cơ hội kinh doanh của các Ngân hàng cũng nhiều hơn, vì các doanh nghiệp luôn là khách hàng của Ngân hàng thƣơng mại nói chung và MaritimeBank nói riêng. Hệ thống hành lang pháp luật của Việt Nam đang ngày một cải thiện chặt chẽ hơn. Nhiều bộ luật đƣợc bổ sung, sửa đổi theo hƣớng tích cực, môi trƣờng pháp lý đƣợc cải thiện đáp ứng nhu cầu hội nhập cũng nhƣ phù hợp với các cam kết với các tổ chức quốc tế.

b. Môi trường dân số

Việt Nam là một nƣớc đông dân với trên 90 triệu dân, đứng hàng thứ 13 trên thế giới về dân số. Với tỷ lệ tăng dân số hằng năm trung bình khoảng 1,5%. Dân số Việt Nam là dân số trẻ, trong đó độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao.

Dân số tỉnh Đắk Lắk khoảng 1,8 triệu ngƣời, tỷ lệ trong độ tuổi lao động chiếm trên 55%, mật độ dân số 135 ngƣời/km². Với dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 55% rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông. Thực tế cho thấy Đắk Lắk có thế mạnh về phát triển ngành nghề cần nhiều lao động nhƣ: nông sản; lâm sản; khoáng sản. Đây là những ngành hàng chủ lực của tỉnh Đắk Lắk hàng năm mang về cho tỉnh hàng trăm triệu USD. Do đó đây thực sự là một thị trƣờng tiềm năng để phát triển các dịch vụ Ngân hàng.

c. Môi trường văn hoá, xã hội

Trải qua quá trình lịch sử, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hƣởng của sự giao thoa từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nhất là nền văn hóa từ khu vực các nƣớc Á Châu, điều này có ít nhiều ảnh hƣởng đến sự phát triển về dịch vụ Ngân hàng, nhất là những dịch vụ mới.

Nhìn một cách tổng quan thì văn hóa Đắk Lắk không nằm ngoài định hƣớng chung của văn hóa Việt Nam. Khi đặt vấn đề cụ thể của hƣớng đi nào để văn hóa Đắk Lắk đi tới tƣơng lai chắc chắn phải dựa vào đặc điểm của vùng miền và thế mạnh Đắk Lắk có. Văn hóa Đắk Lắk muốn có một cuộc bứt phá ngoạn mục thì phải bám sát vào cội rễ của văn hóa truyền thống vốn rất phong phú và đa dạng, bởi đây là cái nền vững chắc nhất. Văn hóa Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng nhƣ các trƣờng ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, nhƣ các ngôn ngữ của ngƣời Ê Đê, ngƣời M'Nông...nhƣ các đàn đá, đàn T'rƣng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk đƣợc xem là một trong những cái nôi nuôi dƣỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đƣợc UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Các lễ hội hàng năm gồm có lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ hội đâm trâu, Lễ cúng bến nƣớc, lễ hội đua voi, lễ hội Cồng chiêng và lễ hội cà phê… đƣợc tổ chức đều đặn hàng năm nhƣ một truyền thống. Các di tích lịch sử tại ĐắkLắk nhƣ Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà Giám mục tại Đắk Lắk,Hang đá Đắk Tur và Tháp Yang Prong...

d. Môi trường kinh tế

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nƣớc, với diện tích 182.343ha và sản lƣợng thu hoạch hàng năm đạt trên

cao su, điều, ca cao lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, nhƣ cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...”[17] Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Ngoài ra tỉnh còn có tiềm năng về du lịch sinh thái.

Năm 2012 tổng GDP ƣớc đạt 12.810 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so năm 2005. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 14,2 triệu đồng/ngƣời/năm. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Năm 2013, Tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt từ 11% , thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt hơn 28 triệu đồng, huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 15.000 tỷ đồng, tổng mức lƣu chuyển hàng hóa trên địa bàn khoảng 43.000 tỷ đồng và thu cân đối ngân sách Nhà nƣớc đạt 4.200 tỷ đồng.

Các thành phần kinh tế có bƣớc phát triển tốt, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng tăng. Không gian đô thị trên địa bàn tỉnh tiếp tục đƣợc mở rộng, hạ tầng đô thị đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp. Một số cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các cơ sở dịch vụ, thƣơng mại đƣợc xây dựng, khôi phục, phát triển, đã góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

e. Môi trường tự nhiên và công nghệ

Đắk Lắk có địa hình có hƣớng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Khí hậu toàn tỉnh đƣợc chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 7,8,9, lƣợng mƣa chiếm 80-90% lƣợng mƣa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hƣởng của đông Trƣờng Sơn nên mùa mƣa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm.

Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lƣợng lớn nhất nƣớc với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sảnvừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khoáng sản với trữ lƣợng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã đƣợc xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác nhƣ Vàng, phốt pho, than bùn, đá quý… có trữ lƣợng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tƣơng đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nƣớc kém, những khe suối nhỏ hầu nhƣ không có nƣớc trong mùa khô. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo nhƣ hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sô…

Tỉnh Đắk Lắk có Sân bay Buôn Ma Thuột tuyến từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phƣớc và Bình Dƣơng...Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C. Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 26 từ Đắk Lắk đi Tỉnh Khánh Hòa, nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hòa.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây đã làm cho chu kỳ sống của của công nghệ ngày càng bị rút ngắn, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ nếu không muốn tụt hậu. Đặc biệt trong ngành Ngân hàng, thị hiếu tiêu dùng thƣờng

xuyên thay đổi nên chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ ngày càng rút ngắn. Điều nghịch lý là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ ngày nay, tăng tích lũy cho đầu tƣ phát triển công nghệ là một bài tóan khó cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay đã tạo những điều kiện rất thuận lợi để Vietinbank có thể tiếp cận đƣợc dễ dàng với công nghệ mới hiện đại của thế giới để nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng.

Về tài nguyên đất, chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá cục BaZan (70%), đất nông nghiệp 73,78%, đất lâm nghiệp 22% ( chủ yếu rừng trồng), tài nguyên khoáng sản chính là đá bazan làm vật liệu xây dựng, sắt, cao lin, sét gạch ngói. [16]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 47 - 52)