Phân tích môi trƣờng vi mô

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 52 - 55)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Phân tích môi trƣờng vi mô

a. Đối thủ cạnh tranh

Tác nhân từ phía Ngân hàng thƣơng mại mới tham gia thị trƣờng có những lợi thế quan trọng nhƣ: Mở ra những tiềm năng mới, có động cơ ƣớc vọng dành đƣợc thị phần, đã tham khảo kinh nghiệm từ những Ngân hàng đang hoạt động, có đƣợc những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trƣờng… Nhƣ vậy bất kể thực lực của Ngân hàng mới là thế nào, thì các Ngân hàng hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ, ngoài ra các Ngân hàng mới còn có những kế sách và sức mạnh các Ngân hàng hiện tại chƣa thể có thông tin và chiến lƣợc ứng phó.

Tác nhân là các đối thủ Ngân hàng hiện tại. Đây là những mối lo thƣờng trực của các Ngân hàng trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hƣởng đến chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại trong tƣơng lai. Ngoài ra sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy Ngân hàng phải thƣờng xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.

Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã chứng kiến sự phát triển ồ ạt của mạng lƣới dịch vụ tài chính Ngân hàng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 35 chi nhánh Ngân hàng cấp I, bao gồm 8 TCTD nhà nƣớc, 15 TCTD cổ phần, 01 Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, 01 Chi nhánh quỹ tín dụng trung ƣơng; 12 Chi nhánh cấp II, 89 Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và 27 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc các Ngân hàng, các TCTD liên tục mở chi nhánh tại Đắk Lắk đã đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn cũng nhƣ đƣợc hƣởng các dịch vụ tài chính tiện ích, hiện đại hơn. Tuy nhiên đến nay, tốc độ phát triển hệ thống mạng lƣới, kênh phân phối của Vietinbank Đắk Lắk chƣa thể hiện vị thế của mình, chƣa vƣơn tới đƣợc đại đa số khách hàng. Để thúc đẩy phát triển dịch vụ Ngân hàng cũng nhƣ đƣa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến tận tay khách hàng, Vietinbank Đắk Lắk cần thấy đƣợc ai là đối thủ cạnh tranh của mình, từ đó có chính sách phù hợp. Một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Vietinbank Đắk Lắk trên thị trƣờng Đắk Lắk:

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk (NHNNo Đắk Lắk): Điểm mạnh của ngân hàng này chính là hệ thống mạng lƣới. Hiện nay, NHNo có chi nhánh ở tất cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắk với trên 30 điểm giao dịch, quy mô huy động vốn và tài trợ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn rất mạnh. NHNNo tỉnh Đắk Lắk với số lƣợng cán bộ nhân viên đông đảo (trên 800 ngƣời) là thế mạnh trong việc triển khai các sản phẩm bán lẻ nhƣ cho vay tiêu dùng, huy động vốn trong dân cƣ. Tuy nhiên các dịch vụ ngân hàng điện tử thì khả năng đáp ứng nhu cầu còn hạn chế so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng (Vietcombank): Tại Đắk Lắk, Vietcombank có 01 Chi nhánh cấp I, từ lúc đƣợc cổ phần hóa, Vietcombank đã thực hiện nhiều chính sách cạnh tranh linh hoạt, đặc biệt là trong lĩnh vực tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động này đã mang lại nguồn thu

nhập đáng kể cho Ngân hàng, đây là lợi thế nổi bật của Vietcombank.

- Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển (BIDV): tại Đắk Lắk, BIDV cũng có 1 Chi nhánh cấp I, 02 Chi nhánh cấp II, đƣợc các Ngân hàng thƣơng mại xem là đối thủ cạnh tranh lớn. BIDV chiếm lĩnh thị trƣờng với số lƣợng khách hàng là doanh nghiệp rất lớn, luôn dẫn đầu chỉ tiêu lợi nhuận trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn. Các công trình xây dựng, dự án lớn đều đƣợc BIDV Đắk Lắk tài trợ do họ có đội ngũ CBNV đủ trình độ, kinh nghiệm, có thể tƣ vấn cho khách hàng, đó chính là thế mạnh của ngân hàng này. Đối với lĩnh vực phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, trong giai đoạn gần đây, BIDV đã triển khai nhiều chƣơng trình tài trợ, quảng cáo trên truyền hình địa phƣơng để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng.

- Ngân hàng TMCP Công thƣơng (VietinBank): Đây là một Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đã có mặt tại ĐắkLắk rất lâu nên hiện tãi VietinBank đã chiếm đƣợc thị phần khách hàng rất lớn. Cộng với thói quen của một bộ phận ngƣời tiêu dùng vẫn luôn coi trọng khái niệm Ngân hàng nhà nƣớc nên rất tin dùng sản phẩm của Ngân hàng này

- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Đây là một trong những NHCP phát triển nhất trên địa bàn, thƣờng xuyên đƣa ra những chính sách mới nhằm thu hút khách hàng, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ nhân viên trong những năm qua đƣợc trẻ hóa có khả năng tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại. Hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử đang đƣợc Ngân hàng này triển khai một các quyết liệt và có hệ thống, thu hút đông đảo lƣợng khách hàng đến với Ngân hàng này

b. Khách hàng

Sức ép từ phía Ngân hàng, một trong những đặc điểm quan trọng của ngành Ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các Ngân hàng khác cũng đều là có thể vừa là ngƣời mua, vừa là ngƣời bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Những ngƣời bán

sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận đƣợc một lãi suất cao hơn, trong khi đó những ngƣời mua sản phẩm (vay vốn) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Nhƣ vậy, Ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân đƣợc khách hàng cũng nhƣ có đƣợc nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể. Điều này đặt ra cho Ngân hàng nhiều khó khăn trong định hƣớng cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động trong tƣơng lai.

c. Sản phẩm thay thế

Sự xuất hiện của dịch vụ mới, sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian đe dọa lợi thế của các Ngân hàng thƣơng mại khi cung cấp các dịch vụ tài chính mới cũng nhƣ các dịch vụ truyền thống vốn vẫn do các Ngân hàng thƣơng mại đảm nhiệm. Các trung gian này cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho ngƣời mua sản phẩm có cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị trƣờng Ngân hàng mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của Ngân hàng, thị phần suy giảm. Ngày nay, ngƣời ta cho rằng, khi các Ngân hàng thƣơng mại mạnh lên nhờ sự rèn luyện trong cạnh tranh, thì hệ thống Ngân hàng thƣơng mại sẽ mạnh hơn và có sức đàn hồi tốt hơn sau các cú sốc của nền kinh tế.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI MARITIMEBANK ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)