7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Nguyên tắc Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Đây là nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế. Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế, bao gồm cả cơ quan nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý, quyền và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế đều do pháp luật quy định.
Nguyên tắc hiệu quả: Các hoạt động quản lý thuế đƣợc thực hiện, các phƣơng pháp quản lý thuế đƣợc lựa chọn trên nguyên tắc đảm bảo số thu vào Ngân sách nhà nƣớc lớn nhất với chi phí thấp nhất, tốn ít công sức, thời gian.
Nguyên tắc công khai minh bạch: Thu thuế là một hoạt động tài chính của nhà nƣớc, có tác động lớn đến quá trình thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tƣ của các tổ chức kinh tế, dân cƣ. Quản lý thuế phải minh bạch, công khai thì mới phát huy vai trò kiểm tra, kiểm soát, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong ngành thuế và các đối tƣợng nộp thuế, bảo đảm tính công bằng và lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế.
Nguyên tắc tập trung thống nhất: Đây là nguyên tắc bao trùm trong quản lý kinh tế - xã hội của nhà nƣớc, đƣợc thể hiện trên bốn khía cạnh: thống nhất trong việc xác lập và thực thi quy trình quản lý thuế; thống nhất trong nghiên cứu và thực thi trong xây dựng dự toán thu thuế; thống nhất cách tổ chức thu thuế; thống nhất trong việc vận dụng luật thuế và các văn bản dƣới luật đối với quá trình tổ chức thu thuế.
Nguyên tắc tuân thủ và phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, đồng thời hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốc gia có những quy định chuẩn mực về quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.