7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội
2.2.1. Những sắc thuế do bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn
Các sắc thuế cơ bản mà cơ quan thuế quản lý cho đối tƣợng là doanh nghiệp lớn bao gồm:
Lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới nhất: Theo các quy định của
pháp luật hiện hành, mức lệ phí môn bài đƣợc áp dụng từ ngày 01/01/2017 sẽ đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: Vốn điều lệ: trên 10 tỷ đồng: lệ phí môn bài phải nộp là: 3.000.000đồng/năm. Nếu doanh nghiệp đƣợc thành lập vào thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/06 của năm dƣơng lịch thì nộp đủ 100% lệ phí môn bài đƣợc quy định bên trên. Nếu đƣợc thành lập từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm dƣơng lịch thì nộp 50% lệ phí môn bài theo quy định. Căn cứ pháp luật: Khoản 3 điều 4 Thông tƣ 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016. Đến các năm tiếp theo, lệ phí môn bài phải nộp là 100% theo quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tƣ 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016
Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20% (Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp )
Nếu doanh nghiệp của bạn có trích lập quỹ khoa học và công nghệ thì cách tính nhƣ sau
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) x 20%
Trong đó, các xác định Thu nhập tính thuế sẽ đƣợc xác định nhƣ sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập đƣợc miễn thuế + Các khoản lỗ đƣợc kết chuyển)
Và Thu nhập chịu thuế sẽ đƣợc xác định nhƣ sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí đƣợc trừ) + Các khoản thu nhập khác
Thuế giá trị gia tăng mới nhất
Vào thời điểm hiện tại, tháng 10/2018, các doanh nghiệp đăng kí thành lập mới đa số áp dụng phƣơng pháp tính thuế giá trị gia tăng theo khấu trừ. Cho nên ở bài viết này, Song Kim chỉ đề cập đến phƣơng thức tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp này.
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Thuế giá trị gia tăng đầu ra – (Thuế giá trị gia tăng đầu vào + Thuế giá trị gia tăng còn đƣợc khấu trừ ở kỳ trƣớc chuyển sang).
Trong đó, thuế giá trị gia tăng đầu ra là số tiền thuế đƣợc ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mà doanh nghiệp của bạn xuất cho khách hàng/đối tác.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ.
Thuế Thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhƣng doanh nghiệp của bạn đã chi trả phần thu nhập này thì phải tiến hành khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của ngƣời lao động trƣớc khi thực hiện chi trả. Nói theo cách dễ hiểu hơn, ngƣời lao động đang nhận lƣơng, hoa hồng,… từ công ty của bạn, bạn phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (nếu thu nhập của
ngƣời lao động thuộc trƣờng hợp phải tính thuế thu nhập cá nhân) trƣớc khi chi trả phần tiền lƣơng, hoa hồng này cho ngƣời lao động. Và doanh nghiệp bạn bắt buộc phải kê khai và nộp số tiền thuế thu nhập cá nhân (đã khấu trừ vào lƣơng của ngƣời lao động) vào ngân sách nhà nƣớc.
Trên đây là 4 loại thuế cơ bản, thƣờng phát sinh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng nhƣ: thƣơng mại, dịch vụ hay sản xuất. Ngoài ra, còn có một số loại thuế khác nhƣ: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trƣờng,…sẽ có phát sinh trong cách doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành nghề cụ thể.