Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Hạn chế trong Công tác Tuyên truyền hỗ trợ đối với Doanh nghiệp

lớn trong thời gian qua

- Hạn chế trong Công tác Quản lý đăng ký và kê khai thuế - Hạn chế trong Công tác Thanh tra, kiểm tra

- Một số hạn chế trong Công tác Quản lý nợ thuế:

- Hạn chế trong Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn

- Hạn chế trong Nộp chậm thuế

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Hệ thống cơ sở dữ liệu mới đi vào áp dụng, với khối lƣợng lớn nên chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ và kịp thời, các hình thức hỗ trợ thông qua các phƣơng tiện điện tử đã đƣợc triển khai nhƣng trang thiết bị, cơ sở vật chất và con ngƣời chƣa đƣợc đồng bộ, hệ thống mạng mới đi vào hoạt động nên chƣa ổn định, phần mềm chƣa hoàn chỉnh, đang trong giai đoạn chỉnh sửa

nên việc thực hiện còn chậm.

Cơ chế chính sách quản lý đặc thù đối với các doanh nghiệp lớn chƣa đƣợc hoàn thiện, chƣa có bộ phận chuyên sâu nghiên cứu về doanh nghiệp lớn nên nhiều vƣớng mắc phát sinh phức tạp còn phải xin chủ trƣơng giải quyết, dẫn đến việc giải quyết chậm trễ.

Số lƣợng cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ còn thiếu, chƣa ổn định, chất lƣợng chƣa cao, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi số lƣợng và quy mô doanh nghiệp ngày càng nhiều.

Chƣa có bộ phận chuyên sâu nghiên cứu các doanh nghiệp lớn nên vƣớng mắc của các doanh nghiệp lớn cũng chƣa đƣợc giải quyết kịp thời.

- Chƣa có báo cáo phân tích đánh giá tình hình kê khai, nộp tờ khai thuế toàn ngành, đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp trên nhiều địa bàn khác nhau nên công tác kê khai thuế cũng thƣờng phức tạp và chậm hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên quy định về kê khai hiện vẫn thực hiện chung cho tất cả các doanh nghiệp, do vậy đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp lớn, một số quy định về thời hạn thực hiện các thủ tục về thuế chƣa phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp lớn.

Các doanh nghiệp lớn phần lớn đều chấp hành tốt công tác đăng ký và kê khai thuế, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp không nộp hoặc chậm nộp tờ khai thuế. Ví dụ trong tháng 12/2018, với 415 doanh nghiệp thuộc Tổng cục Thuế quản lý, có 62 hồ sơ chậm nộp tờ khai, và 189 hồ sơ chƣa nộp.

Một số doanh nghiệp còn lo ngại về độ an toàn, bảo mật của thiết bị chữ ký số do chƣa có đủ các văn bản quy định trách nhiệm sử dụng, bảo quản chứng thƣ, chƣa có thủ tục chính thức về việc đăng ký và bảo hành. Phần mềm quản lý chứng thƣ số còn chƣa tích hợp đƣợc với một số ứng dụng của ngƣời dùng.

Ứng dụng tại các cơ quan thuế đƣợc xây dựng trong thời gian ngắn nên còn nhiều lỗi trong quá trình triển khai sử dụng. Đƣờng truyền Internet chƣa

đáp ứng yêu cầu đặc biệt là thời điểm gần đến hạn cuối kê khai. Việc thƣờng xuyên nâng cấp phần mềm Hệ thống kê khai thuế cũng là vấn đề gây bức xúc cho cán bộ kế toán thuế tại các doanh nghiệp.

- Dữ liệu thông tin chƣa đầy đủ, phần mềm phân tích, đánh giá còn chƣa tốt nên việc lập danh sách thanh tra còn thủ công và dựa vào nhận xét chủ quan của cán bộ, bộ phận thanh tra. Trình độ công chức làm công tác thanh tra kiểm tra còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu., lực lƣợng cán bộ còn thiếu nên hàng năm chỉ tổ chức thanh tra đƣợc khoảng 2% số doanh nghiệp.

- Một số nguyên nhân trong công tác quản lý nợ thuế:

Chƣa có quy trình nghiệp vụ quản lý nợ để thực hiện thống nhất toàn ngành làm hạn chế hiệu quả của công tác quản lý nợ.

Cán bộ quản lý nợ còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng nên vẫn còn để thất thoát nhiều, chƣa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động phức tạp.

Phối hợp giữa các cơ quan hữu quan nhƣ ngân hàng, các cơ quan pháp luật chƣa tốt.

- Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính đến thời điểm hiện tại hệ thống dữ liệu về doanh nghiệp thƣờng tồn tại sai khác giữa thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cũng nhƣ giữa thông tin trên hệ thống dữ liệu và thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có tên trong hệ thống đăng ký kinh doanh, nhƣng không hoạt động tại địa chỉ đăng ký; hoặc những doanh nghiệp đã bị xoá tên khỏi hệ thống đăng ký kinh doanh, nhƣng vẫn có trong danh sách của cơ quan thuế do nợ đọng… Số lƣợng doanh nghiệp giữa VCCI, Tổng cục Thuế, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, ... đang có sự chênh lệch đáng kể với nhiều lí do, trong đó có lí do sai lệch thông tin doanh nghiệp kể trên.

Bộ cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp hiện tại đƣợc xây dựng trên cơ sở thông tin hiện có của các cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, chƣa

có sự rà soát, đánh giá giữa thông tin này và thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá chung về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn từ khi có Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp lớn là đã đảm bảo ổn định và tăng thu Ngân sách nhà nƣớc. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2017 thu ngân sách của các doanh nghiệp lớn thuộc danh sách kèm theo quyết định 856/QĐ- BTC đạt 135.500 tỉ đồng/ năm. Năm 2018, kết quả thu Ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp lớn lên đến 154.500 tỉ đồng, tăng 14% so với năm 2017, chiếm khoảng 60% tổng thu của các doanh nghiệp.

- Nguyên nhân chậm nộp thuế: Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do những nguyên nhân khách quan nhƣ: thị trƣờng tiêu thụ khó khăn, tồn kho sản phẩm cao; lạm phát ở mức cao; tín dụng vay ngân hàng cao (trên 20%/năm); chu kỳ sản xuất kéo dài; bị khách hàng chậm thanh toán lớn ... dẫn đến việc chậm nộp tiền thuế.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhằm ngăn ngừa gian lận về thuế, những năm qua, ngành Thuế đã từng bƣớc xây dựng chính sách pháp luật về quản lý thuế, từ những quy định đơn lẻ về nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Các chính sách thuế đã bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tƣ, chủ thể liên quan và Nhà nƣớc; đảm bảo phù hợp với đặc tính pháp lý của pháp luật chuyển giá trong mối tƣơng quan đối với các chế độ pháp lý liên quan (kế toán, kiểm toán, phá giá…) nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Trong chƣơng 2, luận văn đã tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn – cơ quan quản lý thu thuế doanh nghiệp lớn trong cả nƣớc nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Đánh giá thực trạng quản lý thuế liên quan các sắc thuế cùng các

nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý thuế về các mảng công việc liên quan

đến công tác tuyên truyền hỗ trợ, quản lý và kê khai, quản lý nợ, quản lý thu thuế cùng với công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp lớn trong đó nguyên nhân chính liên quan đến sự chƣa đồng bộ về trang thiết bị, cơ sở vật chất, con ngƣời và phần mềm triển khai hỗ trợ đang trong giai đoạn chỉnh sửa. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Tổng cục Thuế và các Cục thuế địa phƣơng còn thiếu cả về số lƣợng, chất lƣợng, chƣa có bộ phận chuyên sâu giải quyết kịp thời, sự phối hợp công tác với các cơ quan hữu quan chƣa tốt, chƣa rà soát, đánh giá kỹ thông tin giữa cơ quan đăng ký và cơ quan thuế, số lƣợng doanh nghiệp còn có sự chênh lệch, chƣa có quy trình nghiệp vụ quản lý thống nhất gây nên những hạn chế trong công tác này.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG

THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)