Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Một là, bài học dành cho Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn

Việc thành lập riêng bộ phận Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn là cần thiết và mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu thế cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế, đảm bảo sự ổn định, kiểm soát và phát triển đƣợcnguồn thu, mặt khác nó đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp lớn về cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về thuế, có bộ phận chuyên biệt giải đáp các vƣớng mắc trong cơ chế, chính sách thuế, nâng cáo hiệu quả công tác quản lý thuế.

Việt Nam chƣa thể áp dụng ngay việc quản lý thuế tập trung với tất cả các doanh nghiệp lớn mà phải thực hiện thí điểm với quy mô nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm để áp dụng với quy mô lớn.

Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ và khoa học về các đối tƣợng nộp thuế, đặc biệt là các Doanh nghiệp lớn để có cơ sở đánh giá, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp quản lý phù hợp.

Tổ chức thực hiện mô hình Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn phải đảm bảo phù hợp với hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc, trong phạm vi pháp luật hiện hành và phù hợp với tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng đang áp dụng nhƣ hiện nay.

Ngoài ra, Quản lý thuế phải phù hợp với quy định về phân cấp quản lý Ngân sách nhà nƣớc, không gây xáo trộn lớn đến nguồn thu của các địa phƣơng và từng bƣớc hoàn thiện khi có điều kiện thay đổi các quy định ràng buộc liên quan, tiến tới mô hình hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hai là, bên cạnh việc cải cách hƣớng tới nâng cao hiệu quả quản lý

thuế, chống thất thu và gian lận thuế thì cần phải hƣớng tới tính nhân văn trong quản lý thuế đòi hỏi thay đổi về tƣ duy, ứng xử và nhận thức.

Quản lý thuế chuyển đổi từ mô hình lấy tổ chức làm trung tâm sang mô hình lấy ngƣời sử dụng dịch vụ làm trung tâm - đặt nhu cầu của cộng đồng lên

hàng đầu, đặt vai trò ngƣời quản lý thuế trong bối cảnh của khách hàng, am hiểu khách hàng hơn, cộng tác tích cực với khách hàng, hƣớng đến phát triển sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Ba là, cần đổi mới dịch vụ đa dạng các hình thức kê khai thuế và các

thủ tục liên quan. Đầu tƣ vào con ngƣời và năng lực chuyên môn, cần áp dụng mô hình quản trị dựa trên kết quả. Mô hình quản trị dựa trên kết quả trở thành một cấu thành chủ chốt đối với công việc của cán bộ quản lý thuế. Nhƣ vậy, theo kinh nghiệm của Australia nên đánh giá kết quả công việc theo các tiêu chuẩn chuyên nghiệp; huấn luyện và thông tin phản hồi từ ngƣời nộp thuế và đại lý thuế.

Bốn là, tăng cƣờng hỗ trợ sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế bài học từ

quản lý thuế của Australia cho thấy: Cần phân chia các phân khúc thị trƣờng khác nhau để quản lý tính tuân thủ, vì mỗi phân khúc thị trƣờng có nhu cầu dịch vụ khác nhau và mức độ rủi ro tuân thủ khác nhau. Thêm vào đó, cần đầu tƣ tích cực vào công tác nghiên cứu phân tích để chủ động nắm bắt đƣợc xu hƣớng nhu cầu và rủi ro của ngƣời nộp thuế và ở đây là tính đặc thù của kinh tế chia sẻ.

Năm là, cần đổi mới dịch vụ và giảm chi phí tuân thủ trên nền công

nghệ mới cho phép cơ quan Thuế cung cấp các dịch vụ phục vụ thực tiễn của doanh nghiệp nhƣ truy cập trực tuyến đầy đủ thông tin đa dạng về điều hành và thống kê, đăng ký trực tuyến, sử dụng đƣợc nhiều tính năng trên website của cơ quan Thuế, sử dụng mạng xã hội nhƣ Facebook, thực hiện trực tuyến kê khai thuế và nhiều thủ tục khác.

Sáu là, cần xây dựng mô hình tuân thủ thuế. Mô hình này phản ánh các

điều kiện khác nhau của ngƣời nộp thuế về kinh tế, tâm lý và xã hội, sự tuân thủ đến từ cả 2 phía, không đơn thuần là nghĩa vụ của bên nộp thuế và đây cũng chính là tính nhân văn trong quản lý thuế đã đƣợc trình bày ở trên và xuyên suốt chƣơng trình cải cách thuế của Chính phủ Australia.

Tiểu kết chƣơng 1

Thuế là một nghĩa vụ quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện từ khi mới thành lập và xuyên suốt cả quá trình hoạt động, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế của mình. Với những thách thức cơ bản mà ngành Thuế phải đối mặt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế là chìa khóa để xây dựng chiến lƣợc cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế

Trong chƣơng 1, luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về thuế nhƣ khái niệm, đặc điểm, vai trò và quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn với những nội dung quản lý cơ bản. Bên cạnh đó, luận văn đề cập tới một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn, với những nhân tố khách quan và chủ quan. Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn tại một số quốc gia từ đó rút ra một số bài học có thể áp dụng để quản lý thuế tại Việt Nam.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THUỘC TỔNG CỤC THUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)