Cơ cấu bộ máy tổ chức Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn

Sự ra đời của Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn, cũng nhƣ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tuân thủ tốt nghĩa vụ về thuế.

Ngày 19/4/2010, Bộ Tài chính ký quyết định số 856/QĐ-BTC quy định danh sách doanh nghiệp thuộc diện Tổng cục Thuế trực tiếp tổ chức công tác quản lý thuế (doanh nghiệp lớn). Theo đó, Tổng cục Thuế (Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn) tham gia quản lý thuế đối với 35 Tổng công ty, Tập đoàn gồm 415 doanh nghiệp là các Công ty con trực thuộc, đơn vị liên kết... của 35 Tổng công ty, Tập đoàn. Các doanh nghiệp lớn có mạng lƣới thành viên trên địa bàn cả nƣớc, xong tập trung chủ yếu tại các địa bàn thành phố Hà Nội (158 doanh nghiệp), thành phố Hồ chí Minh (73), Quảng Ninh (26), Hải Phòng (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (14), Đà Nẵng (8), Đồng Nai (6), Vĩnh Phúc (4), …

Doanh nghiệp lớn là một trong số các nguồn chủ yếu cung cấp tài chính cho ngân sách nhà nƣớc thông qua thuế, phí và góp phần tạo ra tích luỹ cho nền kinh tế quốc gia. Có thể nói, đối với nhiều quốc gia đang phát triển, đóng góp của doanh nghiệp lớn và tổng thu nhập quốc dân và ngân sách nhà nƣớc là rất lớn. Ngay cả với nhiều nƣớc công nghiệp phát triển, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp lớn vào tổng thu nhập quốc dân cũng khá lớn. Với số lƣợng 415 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trong năm 2009 và năm 2010 đóng góp khoảng

36% tổng thu ngân sách nhà nƣớc/năm (bao gồm cả số thu từ dầu thô). Do đó, việc thực hiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn rất cần thiết. Để quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn có rất nhiều nội dung cần thực hiện, trong đó nội dung 100% doanh nghiệp lớn khai thuế qua mạng là một yêu cầu cấp bách để thực hiện công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn ở Việt Nam

Việc hình thành bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn đã thể hiện tính kết hợp linh hoạt mô hình quản lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tƣợng với mục tiêu: Thí điểm thực hiện một cơ cấu tổ chức, hệ thống và quy trình quản lý thuế mới; đảm bảo số thu ngân sách nhà nƣớc bằng cách đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ cơ bản về khai và nộp thuế; nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, nâng cao chất lƣợng quản lý nợ và phục vụ ngƣời nộp thuế là doanh nghiệp lớn tốt hơn.

Mục tiêu hoạt động của Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn là để quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn hiệu quả hơn, qua đó đảm bảo nguồn thu ngân sách.

Cụ thể, ngoài chủ động ngăn ngừa phát sinh các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế, cơ chế quản lý thuế doanh nghiệp lớn còn chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thuế thông qua hệ thống phần mềm chuyên nghiệp, nhằm nắm rõ hoạt động đầu tƣ, sự biến động của dòng tiền tại doanh nghiệp.

Đây là những dữ liệu quan trọng để góp phần hoạch định chính sách quản lý, phát triển doanh nghiệp lớn hiệu quả hơn. Việc quản lý tập trung các doanh nghiệp này giúp dễ dàng triển khai các chƣơng trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế, nhằm đảm bảo hoạt động này phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp lớn

Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn là: đầu mối duy nhất thuộc cơ quan Tổng cục Thuế tiếp nhận, xử lý các kiến nghị vƣớng mắc vƣợt thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế các cấp ở

địa phƣơng mà doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đặc thù đặt ra, khắc phục đƣợc tình trạng trả lời không thống nhất giữa cục thuế các tỉnh, thành phố, nơi có các công ty con trực thuộc, chi nhánh, doanh nghiệp liên kết... thuộc doanh nghiệp lớn có trụ sở hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc thành lập Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn không phát sinh thêm một khâu nào yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung báo cáo, làm tăng các thủ tục hành chính, mà thực chất là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp lớn chấp hành nghĩa vụ về thuế thông qua cơ chế kịp thời tiếp nhận kiến nghị, vƣớng mắc về một đầu mối để xử lý thống nhất.

Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn với các Cục thuế địa phƣơng cũng đã tạo ra một kênh giám sát việc thực hiện quản lý thuế ở các khâu, các cấp trong phạm vi cả nƣớc đối với doanh nghiệp lớn, qua đó sớm phát hiện những bất cập trong quản lý thuế, để kịp thời có giải pháp thống nhất xử lý, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Ngày 15/11/2018, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2156/QĐ-BTC quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế (thay thế Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính).

Sơ đồ 2.1: Hệ thống cơ cấu tại Tổng cục Thuế theo

Cơ cấu bộ máy tổ chức Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn đƣợc quy định tại Quyết định 2156/QĐ-BTC ngày 15/11/2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng Tổng cục Thuế.

Về cơ cấu thì Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cũng giống nhƣ các Vụ thuộc Tổng cục Thuế bao gồm có Vụ trƣởng và không quá 3 Phó Vụ trƣởng; Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế có Chánh Văn phòng và không quá 3 Phó Chánh Văn phòng.

Vụ trƣởng, Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế về toàn bộ hoạt động của Vụ, Văn phòng; Phó Vụ trƣởng, Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trƣớc Vụ trƣởng, Chánh Văn phòng và trƣớc pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo Vụ, Văn phòng và các chức danh lãnh đạo khác của Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

Vụ trƣởng, Chánh Văn phòng có trách nhiệm quản lý công chức, ngƣời lao động và tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn có 02 bộ phận: Bộ phận tổng hợp;

Bộ phận cơ sở dữ liệu.

Ngoài 2 bộ phận chính là tổng hợp và cơ sở dữ liệu thì Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế còn có một bộ phận thanh tra gồm 15 cán bộ chuyên trách đảm nhận việc kiểm tra các doanh nghiệp lớn.

Đội ngũ cán bộ tại Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn gồm có 40 cán bộ làm việc. Hiện tại, số lƣợng cán bộ thuế đáp ứng đủ trong công việc, về hành vi, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng thích ứng và sẵn sàng làm việc của công chức thuế đã đáp ứng khoảng 97,7% so với yêu cầu, trong đó, một trong những điểm mạnh là khả năng phối hợp với đồng

nghiệp, với các bộ phận trong đơn vị, với đơn vị khác liên quan đến công việc. Tuy nhiên, năng lực tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin từ lãnh đạo cũng nhƣ khả năng đề xuất sự thay đổi và cải tiến công việc còn có những hạn chế nhất định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)