Kinh nghiệm quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý

a) Về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn

Bảo đảm nguồn thu là lý do quan trọng nhất để thiết lập hoạt động của bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn nhằm nâng cao tính tuân thủ, cải thiện hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.

Vai trò bao quát và xuyên suốt đối với quản lý thuế là thiết lập hệ thống, cơ chế giám sát và kiểm soát tuân thủ của Doanh nghiệp lớn trong toàn bộ các khâu quản lý thuế: kê khai, nộp thuế, dịch vụ hỗ trợ, thanh tra cƣỡng chế thu nợ.

Thực tiễn ở các nƣớc cho thấy việc thành lập bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cần có đủ điều kiện kinh tế, chính trị, pháp lý. Doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp theo thực tế phát sinh và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan thuế từ khâu đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế,…

Trên thế giới, việc xác định Doanh nghiệp lớn thƣờng dựa vào mức doanh thu, tài sản, số nhân viên, lĩnh vực hoạt động. Trong đó chỉ tiêu doanh thu là quan trọng nhất. Các tiêu chí tiếp theo là số thuế phải nộp, loại hình ngành hoặc các doanh nghiệp đặc thù, sự độc quyền, sự phức tạp trong tổ chức doanh nghiệp, tầm quan trọng trong khu vực kinh tế, …

Mô hình quản lý thuế ở các nƣớc rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức của ngành thuế, số lƣợng và quy mô của các Doanh nghiệp lớn, các nguồn nhân lực và tài chính có sẵn, trình độ ứng dụng tin học trong

Quản lý thuế, cơ cấu hành chính của mỗi nƣớc,…

Theo nhận định của các chuyên gia trên thế giới, không có một mô hình mẫu cho bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn nào trên thế giới để áp dụng cho một quốc gia đang tìm kiếm, lựa chọn thành lập mà tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn ở mỗi nƣớc.

Bảng 1.1: Tiêu thức xác định Doanh nghiệp lớn của một số nƣớc STT Tên nƣớc Tiêu chí xếp hạng Doanh nghiệp lớn

1 Anh Doanh thu, số thuế đã nộp, loại hình hoạt động

2 Ác – hen – ti – na Doanh thu, số thuế đã nộp, loại hình hoạt động

3 Bun-ga-ry Doanh thu, số thuế đã nộp, giá trị TSCĐ

4 Hà Lan Doanh thu, giá trị TSCĐ

5 Niu-Di-Lân Doanh thu, loại hình hoạt động

6 Úc Doanh thu

7 Phi-líp-pin Doanh thu, số thuế phải nộp

(Nguồn: Tổng cục Thuế)

Mô hình tổ chức quản lý thuế ở các nƣớc trên thế giới có 3 mô hình chủ yếu, gồm:

Mô hình 1. Có một bộ phận quản lý thuế Doanh nghiệp lớn duy nhất tại

trung ƣơng. Ví dụ ở Hungary, Latvia, Mông Cổ, Argentina…

Mô hình 2. Có bộ phận quản lý thuế Doanh nghiệp lớn tại Trung ƣơng

và các chi nhánh ở các địa phƣơng. Phù hợp với các nƣớc có số Doanh nghiệp lớn phân tán trên đại bàn rộng. Ví dụ ở Anh, Mỹ, Phi-líp-pin, Mê-hi-cô…

Mô hình 3. Thành lập nhiều bộ phận quản lý thuế Doanh nghiệp lớn

độc lập, phân bổ trên toàn quốc, hoạt động tƣơng đƣơng với cơ quan thuế địa phƣơng và chịu quản lý trực tiếp của Trung ƣơng. Mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng ở các nƣớc có nhiều Doanh nghiệp lớn, quy mô hoạt động rộng nhƣ Bun-ga-ry, Nhật, Hà Lan …

Ngoài ra, ở một số nƣớc, bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn chỉ đƣợctổ chức ở các thành phố lớn, các chi nhánh do cơ quan thuế địa phƣơng quản lý. Nhìn chung, các nƣớc đều có bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn cấp trung ƣơng để giám sát các bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn ở các chi nhánh tại các cơ quan thuế địa phƣơng.

Phạm vi quản lý các sắc thuế: Đa số các bộ phận quản lý thuế Doanh nghiệp lớn các nƣớc chỉ tập trung quản lý các sắc thuế chính nhƣ thuế giá trị

gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Thu nhập doanh nghiệp.

b) Về nộp thuế đối với Doanh nghiệp lớn

+ Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp: Nghĩa vụ thuế của ngƣời đóng thuế thông thƣờng đƣợc yêu cầu phải trả khoản thuế ƣớc tính trong năm và trả thuế đầy đủ vào ngày đến hạn của năm đó. Đối với các doanh nghiệp có kỳ tính thuế theo năm dƣơng lịch, bốn khoản thanh toán ƣớc tính sẽ đến hạn vào ngày 15/4, 15/6, 15/9 và 15/12. Các khoản thanh toán trả góp phải bao gồm các khoản thuế tạm tính nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trƣờng và đối với công ty nƣớc ngoài là khoản thuế tạm tính trên thu nhập gộp. Để tránh bị phạt, các công ty phải tính toán khoản trả góp dựa trên ít nhất là 25% số tiền thuế ghi trên tờ khai thuế hoặc nghĩa vụ thuế của năm trƣớc (với điều kiện nghĩa vụ thuế của năm trƣớc là số tiền dƣơng và năm đó bao gồm 12 tháng). Các công ty có thu nhập chịu thuế tối thiểu là 1 triệu USD (trƣớc khi thực hiện chuyển lỗ) trong bất kỳ năm nào của 3 năm trƣớc đó đều không đƣợc phép nộp thuế trả góp đối với năm trƣớc đó mà phải tính toán các khoản thuế trả góp dựa trên thuế đƣợc hiển thị trên tờ khai thuế của năm hiện tại.

+ Đối với thuế Thu nhập cá nhân: Ngày đến hạn nộp thuế là ngày 15 tháng 4. Đối với đối tƣợng nộp thuế trả thu nhập cho ngƣời nƣớc ngoài thì phải khấu trừ thuế tại nguồn và khai thuế và nộp thuế theo mẫu 1042-S trƣớc ngày 15 tháng 3 của năm tính thuế.

Thu nhập đƣợc khấu trừ từ tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động sẽ phải nộp theo quý (15/4, 15/6, 15/9 và 15/1).

Mỹ thực hiện biện pháp bảo vệ danh tính ngƣời nộp thuế: Các cơ quan quản lý thuế phải đối mặt với những thách thức trong việc giải quyết vấn đề các tổ chức hoặc cá nhân có thể sử dụng sai thông tin để mạo danh ngƣời nộp thuế nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, gian lận thuế. Việc trộm cắp danh tính thuế có thể đƣợc sử dụng để gian lận trong việc hoàn thuế hoặc tiếp cận các khoản khấu trừ thuế. Do đó Mỹ đã thiết lập mạng lƣới bảo vệ danh tính (Identity protection) của ngƣời nộp thuế.

Mã số nhận dạng cá nhân (IP PIN) là mã có sáu chữ số đƣợc cung cấp cho ngƣời nộp thuế nhằm ngăn ngừa việc sử dụng sai thông tin trên tờ khai thuế thu nhập. Để nhận đƣợc mã pin này thì ngƣời nộp thuế đƣợc yêu cầu phải xác minh danh tính và truy cập ngay vào tài khoản email và điện thoại di động của ngƣời nộp thuế, do đó sẽ hạn chế đƣợc hành vi gian lận. Cơ quan Dịch vụ thu nội địa (Internal Revenue Service – IRS) sẽ cung cấp mã Pin mới hàng năm theo đƣờng bƣu điện.

Mã pin giúp IRS xác định danh tính của ngƣời nộp thuế và chấp nhận tờ khai thuế điện tử hoặc giấy của ngƣời nộp thuế. Mã pin sẽ giúp ngăn ngừa hành động gian lận thuế của ngƣời nộp thuế và ngƣời khác muốn xâm nhập vào tài khoản của ngƣời nộp thuế đó.

c) Quy định về mức phạt đối với các hành vi vi phạm phát luật về thuế

Hầu hết các quốc gia đều đƣa ra quy định về xử phạt vi phạm pháp luật về thuế với các hành vi không nộp tờ khai thuế đúng hạn, không nộp thuế đúng hạn, không báo cáo chính xác nghĩa vụ thuế...và mức phạt khác nhau tƣơng ứng với từng hành vi vi phạm. Cụ thể, quy định mức phạt đối với hành vi chậm nộp thuế ở các nƣớc rất khác nhau, có nƣớc đƣa ra mức lãi suất nộp phạt theo:

+ Theo tháng tháng (Đức, Luxumbour, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ)

+ Theo ngày ngày (Úc, Cộng hòa Séc, Ai Lan, Hàn Quốc). Đối với

nộp phạt hành chính các nƣớc thƣờng khống chế tỷ lệ % theo số thuế phải nộp nhƣ Áo là 10%; Canada là 5% + 1% cho mỗi tháng nộp chậm...;

Đối với lãi suất phạt chậm nộp thuế cơ bản là dƣới 0,05%/ngày nhƣ: Ai - len là 0,03%/ngày và Hàn Quốc là 0,03%/ngày.

Tại Mỹ, các hình phạt dân sự và hình sự có thể đƣợc áp dụng khi có sự không tuân thủ luật pháp về khai thuế, nộp thuế tại Mỹ. Các điều khoản hình phạt dân sự đƣợc chia thành 4 loại:

(i) Phạt vi phạm pháp luật: ví dụ không nộp tờ khai thuế, không nộp thuế và nộp thuế muộn (Việc nộp thuế muộn hoặc thanh toán các khoản thuế không kịp thời áp dụng cho cả trƣờng hợp ngƣời nộp thuế thanh toán trả góp)

(ii) Phạt nếu khai không chính xác: ví dụ sơ suất trong việc khai thuế, gian luận trong khai thuế…

(iii) Xử phạt liên quan đến báo cáo thông tin: áp dụng cho những đối tƣợng có trách nhiệm báo cáo thông tin cho cơ quan thuế.

(iv) Hình phạt đối kháng: áp dụng cho đối tƣợng cố ý hoặc liều lĩnh để giảm bớt trách nhiệm pháp lý thuế của ngƣời khác.

Phạt hình sự xuất hiện khi có các tình huống nghiêm trọng hơn xảy ra. Khoản tiền lãi phạt đối với trƣờng hợp nộp thuế chậm tính theo mức 4% nếu nộp chậm sau 3 tháng, nộp thêm 5% nếu nộp chậm sau 6 tháng (năm 2018).

d) Về Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

Tại Phi-lip-pin, Thái Lan đối với hành vi khai thuế giả mạo hoặc gian lận hoặc không nộp tờ khai thuế, thời hiệu xử phạt là 10 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Tại In-đô-nê-xi-a theo Luật Quản lý thuế hiện hành, đối với hành vi gian lận nộp thiếu số tiền thuế, thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ thời điểm

bắt đầu nghĩa vụ thuế của đối tƣợng nộp thuế.

Tại Pháp, trong trƣờng hợp trốn thuế, thủ tục tố tụng hình sự có thể đƣợc tiến hành trong 06 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

Tại Bỉ, trong trƣờng hợp vi phạm pháp luật liên quan đến thuế thu nhập, có hành vi gian lận và có ý định trốn thuế, thời hiệu xử phạt là 07 năm.

Tại Thụy Sỹ, trong trƣờng hợp trốn thuế, thời hiệu xử phạt là 10 năm

kể từ ngày hành vi vi phạm thực hiện.

đ) Về Cưỡng chế thuế, chế tài xử phạt

Nghiên cứu kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, trong trƣờng hợp đối tƣợng nộp thuế vi phạm và làm phát sinh nợ thuế, thì phần lớn các quốc gia hiện nay sử dụng biện pháp cƣỡng chế thu hồi nợ thuế đối với ngƣời đứng đầu quản lý doanh nghiệp khi vi phạm luật thuế (Úc, Cam-pu-chia, In-đô-nê- xi-a, Hàn Quốc, Ma - lay-si-a, New Zealand, Phi-líp-pin, Luxembourg...), ngoài ra các quốc gia cũng sử dụng biện pháp tịch thu tài sản của chủ nợ (Phi- líp-pin, Trung Quốc, Ma-lay-xi-a, New Zealand, Xing-ga-po, Thái Lan,...). Cụ thể một số quốc gia nhƣ sau:

- Tại Luxembourg , từ 14/12/2016, Quốc hội đã phê duyệt dự thảo Luật

số 7020 về cải cách thuế 2017, theo đó có nhiều thay đổi đối với quản lý thuế GTGT. Cụ thể trong trƣờng hợp doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ thuế GTGT thì ngƣời quản lý trực tiếp của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thanh toán khoản thuế GTGT mà công ty đang nợ đối với cơ quan thuế.

- Tại Phi-líp-pin là cƣỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản hoặc thu tiền của đối tƣợng bị cƣỡng chế hoặc bằng một thủ tục tố tụng tại tòa trong vòng 05 năm kể từ thời điểm cơ quan thuế phát hiện hành vi vi phạm.

- Tại In-đô-nê-xi-a, biện pháp cƣỡng chế thuế chỉ đƣợc thực hiện khi các khoản thuế đến hạn phải thu chƣa đƣợc ngƣời nộp thuế thanh toán đầy đủ. Theo Luật quản lý thuế hiện hành, cơ quan thuế thực hiện các bƣớc sau để

cƣỡng chế thu hồi nợ thuế:

(1) Gửi Thƣ Cảnh cáo đến ngƣời nộp thuế nếu khoản nợ thuế chƣa đƣợc thanh toán trong vòng 07 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế;

(2) Đƣa ra Lệnh Kê biên nếu khoản nợ thuế chƣa đƣợc thanh toán trong vòng 21 ngày kể từ ngày gửi Thƣ Cảnh cáo;

(3) Đƣa ra Lệnh Tịch thu tài sản nếu khoản nợ thuế chƣa đƣợc thanh toán trong vòng 48 giờ kể từ ngày đƣa ra Lệnh Kê biên;

(4) Ban hành một Thông báo đấu giá đối với tài sản bị tịch thu nếu khoản nợ thuế chƣa đƣợc thanh toán trong vòng 14 ngày kể từ ngày đƣa ra Lệnh Tịch thu tài sản;

(5) Thực hiện đấu giá công khai nếu khoản nợ thuế chƣa đƣợc thanh toán trong vòng 14 ngày kể từ ngày đƣa ra Thông báo đấu giá.

Cơ quan thuế thực hiện phân bổ các khoản thu đƣợc từ việc đấu giá tài sản bị tịch thu:(i) thanh toán các khoản thuế chƣa đƣợc nộp; (ii) bù đắp các khoản phạt trên số thuế và phí đấu giá; (iii) phần còn lại đƣợc chuyển lại cho đối tƣợng bị cƣỡng chế thuế.

- Tại Nhật Bản, theo Luật Thu thuế quốc gia biện pháp cƣỡng chế thuế

đối với các khoản nợ thuế chƣa đƣợc thanh toán kể từ ngày hết hạn nộp thuế bằng cách tịch thu tài sản hoặc chuyển đổi tài sản của ngƣời nộp thuế thành tiền, đấu giá tài sản thành tiền mặt. Các thủ tục thực hiện nhƣ sau:

(1) Cơ quan thuế gửi thƣ thông báo thu các khoản thuế quá hạn trong vòng 50 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế;

(2) Nếu thanh toán không đƣợc thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày ra thông báo, cơ quan thuế bắt đầu tiến hành các biện pháp cƣỡng chế thuế mà không cần có giấy phép của tòa án. Nếu ngƣời nộp thuế không có tài sản, hoặc việc thu nợ thuế ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế có thể tạm ngừng thủ tục thu thuế quá hạn. Nếu lệnh tạm ngừng kéo dài trong 03 năm thì nghĩa vụ nộp thuế của đối tƣợng bị cƣỡng chế đƣợc xóa bỏ.

- Tại Hàn Quốc, theo Luật Thu thuế quốc gia biện pháp cƣỡng chế thuế theo hình thức thu hồi tài sản của ngƣời nộp thuế, thực hiện khi ngƣời nộp thuế không nộp tờ khai thuế hoặc không nộp thuế, theo đó cơ quan thuế thực hiện:

(1) Thông báo yêu cầu thanh toán gửi trực tiếp đến đối tƣợng không nộp đủ thuế vào ngày đến hạn;

(2) Nếu ngƣời nộp thuế không nộp tờ khai thuế vào ngày ghi trong Thông báo, cơ quan thuế có quyền yêu cầu cƣỡng chế đối với tài sản gắn liền với ngƣời nộp thuế (tài sản lƣu động, chứng khoán; bất động sản; tài sản đang bị khiếu kiện và các quyền tài sản khác);

(3) Nếu tài sản của ngƣời chậm nộp thuế có liên quan đến thủ tục thanh lý phá sản thì cơ quan thuế có thể yêu cầu một phần tiền thu đƣợc từ việc bán tài sản đó...

- Tại Trung Quốc, theo Luật Quản lý thu thuế 2012, biện pháp cƣỡng

chế thuế là thu hồi tài sản của ngƣời nợ thuế. Đối với tài sản tịch thu để thực hiện cƣơng chế thuế và bán đấu giá công khai nhằm bù đắp các khoản thuế còn nợ và các khoản phạt thuế, số tiền còn lại sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ sẽ đƣợc chuyển cho ngƣời nộp thuế trong vòng 3 ngày sau.

e) Về Chức năng điều tra thuế của cơ quan thuế

Nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế, nâng cao tính tuân thủ thuế, tạo lòng tin của công chúng đối với hệ thống thuế, đảm bảo tính công bằng, minh bạch của thuế, một số quốc gia cho phép các cơ quan quản lý thuế có chức năng điều tra về thuế.

Ở Mỹ, Cục thuế ở các bang thành lập phòng/Văn phòng điều tra về thuế nhằm điều tra các hành vi vi phạm về thuế doanh thu, thuế nhà thầu, thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế thuốc lá, thuế nhiên liệu... Ở bang Ohio, nhân sự của Phòng Điều tra tội phạm về thuế bao gồm cảnh sát và các nhân viên hỗ trợ và năm 2011, 2012, Phòng Điều tra đã giúp nguồn thu thuế của bang tăng thêm lần lƣợt là 6,7 và 7,9 triệu đô la Mỹ nhờ hoạt động điều tra.

Ở Malaysia, Phòng Điều tra tội phạm đƣợc thành lập thuộc Cục Thuế nội địa Malaysia, thực hiện điều tra các trƣờng hợp có nghi ngờ dựa trên bằng chứng chính xác và rõ ràng về việc ngƣời nộp thuế đang cố tránh thuế hoặc đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)