Kết quả Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn sau khi thành lập Vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1.2. Kết quả Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn sau khi thành lập Vụ

lập Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn

Trong những năm gần đây, áp lực chi công tăng lên trong khi áp lực giảm thuế để hỗ trợ sản xuất kinh doanh lớn hơn làm thu ngân sách nhà nƣớc trở nên căng thẳng. Năm 2011, Chính phủ ban hành Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020 (Quyết định số 732/QĐ- TTg ngày 17/5/2011). Mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc này là:

(1) Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, công bằng, phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa;

(2) Mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nƣớc;

(3) Là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả; (4) Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiệu quả, công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đi kèm với đó là các mục tiêu cụ thể. Trong quá trình vận động, để đạt đƣợc các mục tiêu ấy, hệ thống thuế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới.

Theo đó, hầu hết các sắc thuế đều đƣợc sửa đổi, bổ sung và để chính sách đi vào cuộc sống, ngành Thuế rất cần sự phối hợp tuyên truyền của các cơ quan thông tấn báo chí. Giai đoạn 2011- 2018 tập trung tuyên truyền phổ biến các nội dung sửa đổi, bổ sung của một số Luật thuế chính theo lộ trình nhƣ sau: Năm 2012, tập trung tuyên truyền Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân. Năm 2013, tập trung tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật phí, lệ phí. Năm 2014, tập trung tuyên truyền Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng; Luật

thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Năm 2015-2018, tập trung tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế tài nguyên.

Có thể nói, bằng nhiều nỗ lực cải cách thuế trong những năm qua đã mang lại những kết quả đáng kể, thu ngân sách liên tục gia tăng. Năm 2018, tổng thu thuế của Việt Nam đạt 638.000 tỉ đồng, gấp gần 3,3 lần so với số thu thuế năm 2015. Mức tăng trƣởng thu thuế phù hợp với mức tăng trƣởng GDP, vì vậy tỉ lệ động viên từ thuế trên GDP trong 10 năm qua khá ổn định, ở mức 23% - 24% tổng GDP. Riêng trong năm 2018, tổng thu NSNN của cả nƣớc đạt hơn 816.800 tỉ đồng, bằng 101 % dự toán năm, tăng xấp xỉ gần 10% so với cùng kỳ năm 2017.

Những phân tích trên đây cho thấy hệ thống thuế Việt Nam đã có những bƣớc tiến đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, trong xu hƣớng hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, hệ thống thuế Việt Nam đang gặp những thách thức lớn. Việt Nam cần tăng thu thuế để đáp ứng chi tiêu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng mức thu ngân sách quá cao sẽ làm giảm tiết kiệm, đầu tƣ và làm nản lòng các doanh nghiệp. Mức thu ngân sách quá thấp lại ảnh hƣởng tới mức chi ngân sách, cũng làm giảm mức đầu tƣ công, kéo theo đầu tƣ khu vực tƣ nhân cũng giảm. Đây cũng chính là thách thức của ngành thuế mà cốt lõi là việc thu thuế đối với các doanh nghiệp lớn.Việc hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế, tăng hiệu quả của thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế luôn là biện pháp tăng thu thuế hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam.

Các Doanh nghiệp lớn thuộc diện Tổng cục Thuế trực tiếp tổ chức quản lý hoạt động rải rác trên 50 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, mức độ tập trung chủ yếu ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đơn vị lớn khác. Số thu ngân sách ở các đơn vị này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách của các doanh nghiệp lớn thuộc diện Tổng cục Thuế trực tiếp quản lý vào ngân sách Chính phủ.

Tại Hà Nội luôn dẫn đầu trong bảng thành tích nộp thuế. Số lƣợng các Doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng V1000 năm 2013 của thành phố Hà Nội với hơn 61% trong tổng số 1000 doanh nghiệp. Tỉ lệ nộp thuế của các Doanh nghiệp thuộc Hà Nội lần lƣợt chiếm tới 43,7% cho thấy điểm đầu cầu này vẫn là nơi hội tụ các doanh nghiệp lớn và trách nhiệm nhất trong cả nƣớc. Các ngành đóng góp quan trọng cho việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm viễn thông (26,9%); khoáng sản, xăng dầu (22,7%); xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng (13,9%) và thực phẩm, đồ uống (13,8%). Tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ (26,8%), đa phần nhờ vào các Doanh nghiệp lớn thuộc ngành ngân hàng chiếm tới gần 23,4% tổng số thuế của Bảng xếp hạng V1000. Các doanh nghiệp nông lâm thủy sản đóng góp khoảng 3,8% trong tổng số thuế của 1000 Doanh nghiệp thuộc bảng vào ngân sách Chính phủ

Bảng 2.2: Kết quả thu Ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội thuộc Tổng cục thuế trực tiếp quản lý năm 2016-2018

Đơn vị : Tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018

1 Thu về dầu thô 108.842 140.560 120.436

2 Thuế gía trị gia tăng 25.714 46.156 52.899

3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 28.118 28.692 36.769

4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 34.327 35.339 33.316

5 Thuế tài nguyên 4.105 4.262 4.414

6 Thuế bảo vệ môi trƣờng 5.690 5.985 5.489

7 Thuế môn bài 10 11 12

8 Thuế nhà đất 180 102 64

9 Tiền thuê đất 243 378 308

10 Phí, lệ phí khác 1.413 1.690 1.960

11 Thuế thu nhập cá nhân 5.464 6.878 5.942

12 Thu từ ngân hàng nhà nƣớc 14.935 12.012 12.585

TỔNG 229.041 282.064 274.195

Tỉ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp của ngành khoáng sản, xăng dầu và ngành ngân hàng trong năm 2018 cao hơn hẳn so với năm 2017. Trong khi đó, tỉ trọng đóng góp từ ngành viễn thông, xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản đã giảm đi tƣơng đối trong năm 2017.

Phần lớn nguồn thu ngân sách vẫn phụ thuộc vào nhóm 100 doanh nghiệp đầu Bảng xếp hạng V1000 năm 2013 với sự đóng góp tích cực của nhóm Doanh nghiệp lớn.

Theo thứ tự xếp hạng của Bảng xếp hạng năm 2013, số thuế mà Top 100 doanh nghiệp lớn nhất đã nộp chiếm tới hơn 64,3% so với tổng số thuế của 1000 Doanh nghiệp trong bảng, giảm 2 điểm phần trăm so với năm 2018. Trong số 100 gƣơng mặt điển hình năm nay có tới 42% là Doanh nghiệp lớn, đóng góp 64,5% tổng số thuế của Top 100, cho thấy những nỗ lực tuân thủ chính sách thuế của các Doanh nghiệp lớn rất đáng đƣợc ghi nhận.

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp do các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc năm 2018 là 80.460 tỉ đồng (giảm nhẹ 0,54% so với Bảng xếp hạng V1000 năm 2016), và chiếm 10,2% tổng thu ngân sách nhà nƣớc (so với con số 12,3% của năm trƣớc). Trong đó, 148 doanh nghiệp đã nộp hơn 57% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp toàn Bảng xếp hạng. Đây là minh chứng cho thấy, nền kinh tế và ngân sách nhà nƣớc vẫn phụ thuộc rất lớn vào số ít các Doanh nghiệp lớn.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, nếu trong năm 2018, tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý chỉ tăng 8,4% so với thực hiện cùng kỳ năm trƣớc thì tốc độ tăng thu ngân sách từ khối Doanh nghiệp lớn, đặc biệt tại Hà Nội do Tổng cục Thuế quản lý tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017, đóng góp hơn 1/3 tổng thu Ngân sách nhà nƣớc năm 2018. Trong những tháng đầu năm 2019, mặc dù vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhƣng khối Doanh nghiệp lớn vẫn đóng góp cho Ngân sách nhà nƣớc bình quân 20.000 tỷ đồng/tháng.

Mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu, nhƣng theo đánh giá của cơ quan thuế, nhiệm vụ huy động ở khu vực Doanh nghiệp lớn trong thời gian tới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức. Ngoài những bất lợi do kinh tế thế giới và trong nƣớc vẫn chƣa thoát khỏi khó khăn thì hiện nay vẫn tồn tại một số Doanh nghiệp lớn vi phạm các chính sách pháp luật thuế, không chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán và lƣu giữ chứng từ; kê khai hƣởng ƣu đãi miễn, giảm thuế không đúng quy định; trích khấu hao tài sản vƣợt quá quy định, dẫn đến làm giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Cùng với những khó khăn khách quan, công tác quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc đối với khối Doanh nghiệp lớn còn gặp phải những vƣớng mắc chủ quan, do việc cập nhật thông tin dữ liệu về Doanh nghiệp của các Cục Thuế vào các ứng dụng quản lý thuế còn chƣa đầy đủ, kịp thời. Việc truyền nhận dữ liệu từ Cục Thuế lên cơ quan trung ƣơng còn chậm. Số liệu trên báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp còn sai sót, thiếu đồng bộ, dẫn đến phải kiểm tra và điều chỉnh lại mất nhiều thời gian. Đó là chƣa kể công tác hỗ trợ, hƣớng dẫn, giải đáp chính sách thuế cho khối Doanh nghiệp lớn còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về thời gian do các vƣớng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế của các Doanh nghiệp lớn thƣờng phức tạp và mang tính chất đặc thù.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, đồng thời khắc phục những tồn tại, Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cần tăng cƣờng phối hợp với Cục Thuế địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối chiếu rà soát các số liệu, kịp thời phát hiện những bất cập trong quản lý. Bên cạnh việc chỉ đạo quyết liệt thực hiện cập nhật ngay hồ sơ khai, quyết toán thuế và báo cáo tài chính vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành, cũng nhƣ có các biện pháp xử lý đối với các trƣờng hợp chƣa tuân thủ đúng các quy định về kê khai, nộp thuế, Vụ Doanh nghiệp lớn cần phối hợp với Thanh tra Tổng cục Thuế và các Cục Thuế địa phƣơng thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với các Doanh nghiệp theo chƣơng trình, kế hoạch đƣợc phê duyệt; trong đó tập

trung nguồn lực vào thanh tra, kiểm tra các đơn vị kinh doanh than, khí đốt, rà soát lại toàn bộ các hợp đồng từ khai thác, vận chuyển đến tiêu thụ và xuất khẩu; trên cơ sở phân tích rủi ro, thanh tra chống chuyển giá.

Để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính để tuyên truyền, hỗ trợ, cũng nhƣ nắm bắt, giải quyết các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện chính sách thuế; tiếp tục triển khai chƣơng trình kê khai thuế qua mạng cho các Doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảm bảo nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có kỹ năng tốt về tin học, ngoại ngữ, phân tích tài chính để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)