7. Kết cấu của luận văn
1.2.2.5. Công tác Thanh tra, kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp lớn
Kiểm tra, thanh tra thuế đối với doanh nghiệp lớn là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế là các doanh nghiệp lớn, nhằm đảm bảo pháp luật thuế đƣợc thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội. Kiểm tra, thanh tra thuế đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Kiểm tra thuế đƣợc thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của ngƣời nộp thuế. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế. Kiểm tra tại trụ sở của ngƣời nộp thuế đƣợc quy định cụ thể trong các trƣờng hợp khác nhau ở từng nƣớc.
Thanh tra thuế thƣờng đƣợc thực hiện đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng. Việc thanh tra thuế đƣợc thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm. Kế hoạch thanh tra đƣợc lập dựa trên cơ sở phân tích thông tin về ngƣời nộp thuế, từ đó phát
hiện, lập danh sách ngƣời nộp thuế có dấu hiệu bất thƣờng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để lựa chọn đối tƣợng lập kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung nhƣ đối tƣợng thanh tra, kỳ thanh tra, loại thuế thuộc diện thanh tra, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra. Ngoài ra, thanh tra thuế đƣợc thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế hoặc để giải quyết khiếu nại tố cáo.
1.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn
Các nhân tố tác động đến quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn rất đa dạng, phong phú. Nó có thể là nhân tố trực tiếp, gián tiếp, nhân tố trong nƣớc, nhân tố từ nƣớc ngoài. Tổng hợp lại, ta có thể kể đến các nhân tố sau:
Thứ nhất, nhân tố thuộc Chính phủ, Quốc hội
Chính phủ, Quốc hội tác động đến quản lý thuế thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, thông qua các định hƣớng về chính sách, thông qua thể chế chính trị và mô hình nhà nƣớc...Chẳng hạn ở các nƣớc có mô hình nhà nƣớc liên bang thì bộ máy tổ chức của cơ quan thuế sẽ có sự khác biệt với mô hình nhà nƣớc thống nhất. Các quốc gia có tình hình chính trị ổn định, bộ máy hành chính ít tham nhũng quan liêu thì quản lý thuế dễ dàng đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Các chính sách kinh tế mà Chính phủ xây dựng cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quản lý thuế, là một công cụ của quản lý thuế bên cạnh công cụ luật pháp. Cụ thể, các giải pháp tăng cƣờng quản lý kinh tế xã hội nhƣ giải pháp tăng cƣờng quản lý, giám sát hoạt động đầu tƣ, hoạt động của thị trƣờng chứng khoán, các quy định về công khai minh bạch tài sản, các giải pháp tăng cƣờng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế sẽ có tác động tích cực trong việc quản lý, giám sát thu nhập và từ đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế. Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế và là căn cứ để kiểm tra, xử phạt những trƣờng hợp vi phạm. Nếu hệ thống các luật thuế và
luật quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, không chồng chéo đơn giản dễ hiểu, có tính ổn định tƣơng đối sẽ tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế dễ dàng và tự giác tuân thủ pháp luật thuế.
Có thể nói, Chính phủ, Quốc hội tác động đến quản lý thuế ở tầm vĩ mô, thiết lập nền tảng cho quản lý thuế. Vì vậy đây là nhân tố vô cùng quan trọng.
Thứ hai, nhân tố thuộc cơ quan thuế: Chính phủ, Quốc hội tác động
đến quản lý thuế thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, thông qua các định hƣớng về chính sách, thông qua thể chế chính trị và mô hình nhà nƣớc...Chẳng hạn ở các nƣớc có mô hình nhà nƣớc liên bang thì bộ máy tổ chức của cơ quan thuế sẽ có sự khác biệt với mô hình nhà nƣớc thống nhất. Các quốc gia có tình hình chính trị ổn định, bộ máy hành chính ít tham nhũng quan liêu thì quản lý thuế dễ dàng đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Các chính sách kinh tế mà Chính phủ xây dựng cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quản lý thuế, là một công cụ của quản lý thuế bên cạnh công cụ luật pháp. Cụ thể, các giải pháp tăng cƣờng quản lý kinh tế xã hội nhƣ giải pháp tăng cƣờng quản lý, giám sát hoạt động đầu tƣ, hoạt động của thị trƣờng chứng khoán, các quy định về công khai minh bạch tài sản, các giải pháp tăng cƣờng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế sẽ có tác động tích cực trong việc quản lý, giám sát thu nhập và từ đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế. Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế và là căn cứ để kiểm tra, xử phạt những trƣờng hợp vi phạm. Nếu hệ thống các luật thuế và luật quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, không chồng chéo đơn giản dễ hiểu, có tính ổn định tƣơng đối sẽ tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế dễ dàng và tự giác tuân thủ pháp luật thuế.
Có thể nói, Chính phủ, Quốc hội tác động đến quản lý thuế ở tầm vĩ mô, thiết lập nền tảng cho quản lý thuế. Vì vậy đây là nhân tố vô cùng quan trọng.
Thứ ba, nhân tố thuộc về đối tượng nộp thuế là các Doanh nghiệp lớn:
Ý thức tuân thủ của ngƣời nộp thuế là một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý thuế. Trong quản lý thuế hiện đại thì ý thức tuân thủ của ngƣời nộp thuế rất đƣợc quan tâm. Vì vậy, quản lý thuế lúc này phải phối hợp phƣơng pháp hành chính với phƣơng pháp kinh tế và phƣơng pháp giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế. Đối tƣợng nộp thuế hiểu và có ý thức tôn trọng luật pháp thì làm giảm chi phí quản lý thuế, loại bỏ bớt hiện tƣợng trốn thuế và tránh thuế. Vì vậy việc giáo dục để ngƣời dân tự nguyện tuân thủ luật pháp trở nên hết sức cần thiết. Không chỉ dừng ở phƣơng pháp giáo dục, cơ quan thuế cũng cần tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của ngƣời nộp thuế, tránh áp đặt các mệnh lệnh hành chính một cách máy móc lên ngƣời nộp thuế, đảm bảo công bằng, dân chủ cho mọi đối tƣợng nộp thuế. Có thể nói đối tƣợng nộp thuế là nhân tố trung tâm của quản lý thuế.
Đối với các doanh nghiệp lớn, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp là chiếm phần lớn. Các nhân tố tác động đến ý thức tuân thủ của doanh nghiệp có thể kể đến gồm quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, thời gian hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, các nhân tố khác:
Các nhân tố khác tác động đến quản lý thuế có thể kể đến là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật công nghệ, mức độ hiện đại của hệ thống thanh toán...Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ khiến các quốc gia phải có những hợp tác nhất định trên lĩnh vực thuế, phải có những thay đổi để phù hợp với cam kết chung đã ký kết, phải tuân thủ những nguyên tắc chung về thuế và quản lý thuế. Đồng thời, hội nhập kinh tế làm cho cơ sở tính thuế và đối tƣợng nộp thuế đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát. Trình độ phát triển kinh tế sẽ quyết định đến tổng nguồn thu,
đến cơ cấu nguồn thu. Ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển thì nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân thƣờng chiếm tỷ trọng cao và ngƣợc lại. Hệ thống thanh toán hiện đại sẽ góp phần giảm bớt các gian lận của ngƣời nộp thuế, đảm bảo tập trung đầy đủ kịp thời nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, giảm bớt các chi phí quản lý thuế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ trong quản lý thuế vừa tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế dễ dàng thực hiện các nghĩa vụ của mình, vừa tạo điều kiện cho cơ quan thuế quản lý thuế một cách khoa học hiện đại.
Các nhân tố này thƣờng vận động thay đổi liên tục nên sự tác động của nó đến quản lý thuế rất đa dạng, khó nắm bắt đòi hỏi các chủ thể quản lý thuế phải có kế hoạch chiến lƣợc cụ thể đồng thời phải dự báo và phân tích ảnh hƣởng của từng nhân tố đến quản lý thuế.
1.2.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp lớn
Theo tổng hợp của các tổ chức quốc tế (WB, IMF…), cơ quan thuế đƣợc coi là hoạt động hiệu quả khi các nội dung quản lý thuế có đầy đủ các yếu tố sau:
a) Về Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế: Sử dụng mã số
thuế duy nhất, có tính toàn vẹn cao, thƣờng là các con số đơn giản; duy trì cơ sở dữ liệu đăng ký thuế đầy đủ, chính xác và tin cậy; đơn giản hóa các nội dung kê khai, bao gồm các tờ khai điền sẵn; theo dõi kịp thời và đƣa ra các biện pháp phù hợp đối với những trƣờng hợp không kê khai; cung cấp và tăng cƣờng sử dụng các hình thức kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đối với các sắc thuế chính; sử dụng phần mềm đánh giá rủi ro tự động để đánh giá tất cả các đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo các tiêu chí rủi ro; thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng hợp lệ, bù trừ các khoản đã khấu trừ với các nghĩa vụ thuế khác trong khung thời gian hợp lý; sử dụng hệ thống kế toán thuế tự động và đảm bảo hạch toán kịp thời, chính xác các khoản thanh toán và giao dịch khác
cho ngƣời nộp thuế…
b) Về Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tăng cƣờng áp dụng khấu
trừ tại nguồn; quản lý các khoản nợ theo số tiền, tuổi nợ và trƣờng hợp có khả năng thu nợ; xóa nợ đối với các khoản nợ khó thu; sử dụng phần mềm đánh giá rủi ro tự động để xác định thứ tự ƣu tiên các trƣờng hợp nợ thuế, từ đó đƣa ra biện pháp hiệu quả nhất trong việc thu nợ…
c) Về Quản lý thông tin người nộp thuế: Hệ thống thông tin về ngƣời
nộp thuế phải đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ và bao gồm các thông tin cơ bản nhƣ: Thông tin đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, tài khoản của ngƣời nộp thuế; thông tin kết quả sản xuất - kinh doanh; thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế; thông tin khác liên quan đến quá trình hoạt động, giao dịch của ngƣời nộp thuế… Thông tin về ngƣời nộp thuế phải thu thập, khai thác từ nhiều kênh, nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau (từ ngƣời nộp thuế, nội bộ cơ quan quản lý thuế, các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức, cá nhân có liên quan).
d) Về Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế: Thanh tra thuế trên
cơ sở phân tích và quản lý rủi ro, gồm: Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến rủi ro từ các nguồn bên trong và bên ngoài; xác định, đánh giá, xếp hạng rủi ro trong khuôn khổ phân loại ngƣời nộp thuế, các sắc thuế chính, các nghĩa vụ thuế chính; quản lý các rủi ro chính thông qua việc xây dựng và thực thi kế hoạch nâng cao sự tuân thủ…
đ) Về Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuế: Có cơ chế giải quyết tranh chấp
đơn giản, minh bạch và toàn diện, trong đó phải giải thích công khai, rõ ràng về quyền của ngƣời nộp thuế và cách thức pháp lý để xem xét lại các quyết định của cơ quan thuế; giám sát các nguyên nhân cơ bản gây ra tranh chấp và biện pháp khắc phục; khẩn trƣơng thực hiện hoàn lại số thuế nộp thừa nếu kết quả giải quyết tranh chấp là có lợi cho ngƣời nộp thuế...
tuyên truyền bằng cách thiết kế các sản phẩm thân thiện cho ngƣời sử dụng; thiết kế các sản phẩm cung cấp thông tin phù hợp với từng nhóm yêu cầu; cập nhật thƣờng xuyên các sản phẩm thông tin liên quan đến thay đổi chính sách và các quy trình quản lý thuế…
1.3. Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn của các nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam giới và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý
a) Về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn
Bảo đảm nguồn thu là lý do quan trọng nhất để thiết lập hoạt động của bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn nhằm nâng cao tính tuân thủ, cải thiện hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.
Vai trò bao quát và xuyên suốt đối với quản lý thuế là thiết lập hệ thống, cơ chế giám sát và kiểm soát tuân thủ của Doanh nghiệp lớn trong toàn bộ các khâu quản lý thuế: kê khai, nộp thuế, dịch vụ hỗ trợ, thanh tra cƣỡng chế thu nợ.
Thực tiễn ở các nƣớc cho thấy việc thành lập bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cần có đủ điều kiện kinh tế, chính trị, pháp lý. Doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp theo thực tế phát sinh và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan thuế từ khâu đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế,…
Trên thế giới, việc xác định Doanh nghiệp lớn thƣờng dựa vào mức doanh thu, tài sản, số nhân viên, lĩnh vực hoạt động. Trong đó chỉ tiêu doanh thu là quan trọng nhất. Các tiêu chí tiếp theo là số thuế phải nộp, loại hình ngành hoặc các doanh nghiệp đặc thù, sự độc quyền, sự phức tạp trong tổ chức doanh nghiệp, tầm quan trọng trong khu vực kinh tế, …
Mô hình quản lý thuế ở các nƣớc rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức của ngành thuế, số lƣợng và quy mô của các Doanh nghiệp lớn, các nguồn nhân lực và tài chính có sẵn, trình độ ứng dụng tin học trong
Quản lý thuế, cơ cấu hành chính của mỗi nƣớc,…
Theo nhận định của các chuyên gia trên thế giới, không có một mô hình mẫu cho bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn nào trên thế giới để áp dụng cho một quốc gia đang tìm kiếm, lựa chọn thành lập mà tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn ở mỗi nƣớc.
Bảng 1.1: Tiêu thức xác định Doanh nghiệp lớn của một số nƣớc STT Tên nƣớc Tiêu chí xếp hạng Doanh nghiệp lớn
1 Anh Doanh thu, số thuế đã nộp, loại hình hoạt động
2 Ác – hen – ti – na Doanh thu, số thuế đã nộp, loại hình hoạt động
3 Bun-ga-ry Doanh thu, số thuế đã nộp, giá trị TSCĐ
4 Hà Lan Doanh thu, giá trị TSCĐ
5 Niu-Di-Lân Doanh thu, loại hình hoạt động
6 Úc Doanh thu
7 Phi-líp-pin Doanh thu, số thuế phải nộp
(Nguồn: Tổng cục Thuế)
Mô hình tổ chức quản lý thuế ở các nƣớc trên thế giới có 3 mô hình chủ yếu, gồm:
Mô hình 1. Có một bộ phận quản lý thuế Doanh nghiệp lớn duy nhất tại
trung ƣơng. Ví dụ ở Hungary, Latvia, Mông Cổ, Argentina…