Mục tiêu và dự báo xu hƣớng phát triển của Doanh nghiệp lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Mục tiêu và dự báo xu hƣớng phát triển của Doanh nghiệp lớn

3.1.1. Mục tiêu về công tác quản lý thuế giai đoạn từ nay đến năm 2025

Theo Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2020 - 2025, Chính phủ và Bộ Tài chính đã xác định mục tiêu về cải cách quản lý thuế nhƣ sau:

"Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phƣơng pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hƣớng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho ngƣời nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đƣa Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020".

Với các chỉ tiêu cụ thể về Quản lý Thuế

+ Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2020 là một trong năm nƣớc đứng đầu khu vực Đông Nam Á đƣợc xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế;

+ Đến năm 2020 tối thiểu có: 95% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 95% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số ngƣời nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

+ Tỉ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 100%; tỉ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%; tỉ lệ tờ khai thuế đƣợc kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 100%.

+ Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đến năm 2020 là một trong bốn nƣớc đứng đầu khu vực Đông Nam Á đƣợc xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế;

+ Đến năm 2020 tối thiểu có: 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số ngƣời nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

+ Tỉ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỉ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%; tỉ lệ tờ khai thuế đƣợc kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%.

3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển của Doanh nghiệp lớn

Tính đến thời điểm 01/7/2019, cả nƣớc có hơn 5,86 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tăng 13,7% tƣơng đƣơng 0,7 triệu đơn vị và thu hút 26,9 triệu lao động, tăng 18,6% tƣơng đƣơng 4,2 triệu lao động so với năm 2012. Bình quân mỗi năm tăng 2,6% về đơn vị, 3,5% về lao động; tăng thấp hơn giai đoạn 2010 – 2018 tƣơng ứng 5% và 6,7%.

Theo đó, tính đến thời điểm tháng 7/2019, doanh nghiệp có tốc độ tăng cao nhất cả về số lƣợng đơn vị và lao động, với gần 517,9 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 176,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 51,6% so với năm 2017. Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2018 cho thấy, trong năm 2018 mặc dù số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc ít, nhƣng thuế và các khoản đã nộp ngân sách bình quân một doanh nghiệp của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc đạt cao nhất với mức bình quân 104 tỷ đồng/doanh nghiệp, cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) là 18 tỷ đồng/doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc là 1 tỷ đồng/doanh nghiệp. Mức thuế và các khoản đã nộp ngân sách của các doanh nghiệp lớn chiếm tới 67,5%, các doanh nghiệp nhỏ chiếm 19,4% còn lại là các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp siêu nhỏ. Xét theo quy mô doanh nghiệp thì mức thuế và các khoản đã nộp ngân sách bình quân trên một doanh nghiệp ở các doanh nghiệp lớn đạt 57,8 tỷ

đồng/doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa là 8 tỷ đồng/doanh nghiệp và doanh nghiệp siêu nhỏ đóng góp ít nhất với 122 triệu đồng/doanh nghiệp

Doanh nghiệp lớn Việt Nam, thuộc mọi thành phần kinh tế, dù đã tăng trƣởng khá mạnh trong những năm gần đây, nhƣng vẫn có quy mô khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Tổng doanh thu năm 2018 của 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam mới đạt khoảng 7,23 tỷ USD, tƣơng ứng 3,4% so với số doanh thu đạt 211,32 tỷ USD của 10 doanh nghiệp lớn nhất

trong bảng xếp hạng Fortune 500 của Hoa Kỳ.

Tƣơng tự, doanh thu của 10 doanh nghiệp cuối bảng của Top 500 Việt Nam chỉ đạt 0,08 tỷ USD, chỉ bằng 1,5% so với số doanh thu 5,19 tỷ USD của 10 doanh nghiệp cuối bảng của Top Fortune 500. Nhƣ vậy, doanh nghiệp Top 500 của Việt Nam là khá nhỏ bé khi so sánh với các doanh nghiệp lớn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong bối cảnh đó, khá nhiều doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam thực ra vẫn đƣợc xếp vào nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Công ty tƣ nhân có doanh thu lớn nhất năm 2018 của Việt Nam là Vinamilk (2,08 tỷ USD) vẫn mới chỉ bằng mức 28,9% doanh thu của công ty xếp 2000 thế giới là Hunwha Chemical của Hàn Quốc (7,2 tỷ USD).

Dự báo trong những năm tới, tổng tài sản của Top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam liên tục lớn hơn quy mô GDP tại các năm 2018 và 2019, và tài sản của Top 500 doanh nghiệp lớn nhất đang gấp khoảng 2 lần quy mô GDP Việt Nam. Có thể nói, nhóm doanh nghiệp lớn nhất đang là các thực thể chính cấu thành nên cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam.

3.1.3. Định hướng Quản lý thuế

c

ất là các hệ thống cung cấp dịch vụ công cho ngƣời nộp thuế

Các định hƣớng cơ bản nhƣ: - Hoàn thiện thể chế quản lý thuế

- Tăng cƣờng hỗ trợ sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế - Áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro trong quản lý thuế

- Xây dựng hệ thống thông tin thuế đầy đủ, chính xác, tập trung - Nâng cao chất lƣợng công tác giải quyết khiếu nại thuế

- Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý thuế - Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế

3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn tại thành phố Hà Nội trong thời gian tới

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật và tổ chức bộ máy Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn tại thành phố Hà Nội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn: Quy định

pháp lý có ảnh hƣởng đến toàn bộ xã hội và chi phối mọi hoạt động của ngành thuế, là điều kiện tiên quyết để cải cách hệ thống thuế cũng nhƣ công tác quản lý thuế.

Hiện nay các quy định về quản lý thuế doanh nghiệp lớn vẫn chƣa cụ thể, cần tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên phạm vi cả nƣớc. Trên cơ sở đánh giá phân tích thực tiễn quản lý, kiểm nghiệm cơ sở lý luận, rà soát lại toàn bộ

hệt hống văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành có quy định về thuế, phân cấp quản lý Ngân sách nhà nƣớc kết hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội trong nƣớc và kinh nghiệm quốc tế để phục vụ cải cách đồng bộ công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn để làm cơ sở cho việc hoàn thiện bộ máy tổ chức và chức năng kiểm tra, hỗ trợ, giải đáp chính sách, xây dựng cơ sở dữ liệu của Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn.

Hoàn thiện các quy định cụ thể về Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn phù hợp với hệ thống pháp luật và định hướng triển khai công tác Quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn trong thời gian tới: Mục đích chính là tập trung quản lý các

Doanh nghiệp lớn có đóng góp số thu nhiều nhất trong tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có văn bản pháp quy nào quy định cụ thể để xác định một doanh nghiệp thế nào là Doanh nghiệp lớn. Việc xác định Doanh nghiệp lớn dựa trên sự vận dụng Nghị định số 56/2009-NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nghị định này chỉ quy định một số tiêu thức để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chƣơng trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp. Do đó, việc xác định Doanh nghiệp lớn để phục vụ công tác quản lý thuế chỉ mang tính ƣớc lƣợng, tƣơng đối. Cần xây dựng tiêu chí phù hợp và cụ thể để lựa chọn doanh nghiệp lớn, mở rộng danh sách doanh nghiệp lớn đƣa vào diện quản lý của Tổng cục thuế.

Nên sử dụng doanh thu hàng năm làm tiêu chí đầu tiên để lựa chọn, vì sẽ thâu tóm đƣợc cả doanh nghiệp lớn có số thuế nộp cao và doanh nghiệp lớn có số thuế nộp thấp nhƣ các doanh nghiệp lớn đang trong thời kỳ ƣu đãi thuế; các doanh nghiệp xuất khẩu lớn đƣợc hoàn thuế với giá trị lớn; các doanh nghiệp lớn mới thành lập vẫn chƣa phát sinh lợi nhuận. Ngoài ra, có thể dùng

giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn làm tiêu chí thứ cấp để lựa chọn hay nhóm ngành nghề có tầm quan trọng về kinh tế của ngành nhƣ các công ty bảo hiểm và ngân hàng, các doanh nghiệp dầu khí, điện lực, đóng tàu… Tiếp đến là sử dụng một số tiêu chí lựa chọn khác thể hiện khái quát hơn tiềm năng nộp thuế của doanh nghiệp lớn bao gồm: doanh thu hàng năm; thu nhập hay lợi nhuận hàng năm; giá trị tài sản; giá trị nhập khẩu/xuất khẩu; số nhân viên và loại hình hoạt động kinh doanh.

Số Doanh nghiệp lớn cần đƣợc lựa chọn một cách thận trọng, thông thƣờng chỉ chiếm dƣới 1-2% tổng số đối tƣợng nộp thuế và đóng góp tới 70- 80% tổng thu ngân sách. Ở nƣớc ta, lựa chọn số lƣợng doanh nghiệp lớn trong phạm vi từ 800-1.200 Doanh nghiệp là tối ƣu để có thể thực hiện những dịch vụ và hoạt động cƣỡng chế có chất lƣợng cao hơn.

Giao quyền cho các cơ quan thuế trong việc điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế và cưỡng chế thu nợ: Hầu hết các cơ quan thuế trên thế giới đều

có thẩm quyền điều tra trốn thuế và bộ phận điều ra trốn thuế thƣờng tập trung ở cấp trung ƣơng. Riêng Nhật Bản, cấp vùng cũng có thẩm quyền điều tra trốn thuế, Mỹ là quốc gia có thẩm quyền điều tra rộng nhất: Ban điều tra của Mỹ chịu trách nhiệm điều tra các vi phạm thuế mang tính hình sự, có các chi nhánh cả trong và ngoài nƣớc.

Ở Việt Nam, cơ quan Thuế chƣa đƣợc giao quyền điều tra, khởi tố, xử lý đối với các vi phạm về thuế. Do đó việc xử lý vi phạm chƣa đƣợc thực hiện dứt điểm, ảnh hƣởng đến tính nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật thuế. Vì vậy, ngành thuế nên đƣợc giao quyền này và phải có bộ máy riêng để thực hiện chức năng này. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, ngành thuế cần đào tạo chuyên sâu để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn nghiệp vụ tốt.

Bổ sung nhiệm vụ đầu mối tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho bộ phận thực hiện chức năng kiểm tra thuế: Việc quản lý theo chức năng đã chuyên môn hóa công tác quản lý thuế, tuy

nhiên nó có hạn chế là không có bộ phận nào chịu trách nhiệm chung tổng hợp đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế phục vụ việc tổng hợp báo cáo, tham mƣu cho các cấp lãnh đạo để điều hành và định hƣớng.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm giảm chi phí tuân thủ về thuế theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, giúp cho ngƣời nộp thuế thấy đƣợc rằng Nhà nƣớc sẵn sàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

Bổ sung các quy định trong Luật Quản lý thuế để áp dụng phƣơng thức điện tử trong thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã xác thực nhằm chuyển đổi từ phƣơng thức quản lý thuế truyền thống (thủ công) sang phƣơng thức điện tử.

Hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của đại lý thuế nhằm hỗ trợ sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế nhƣ: Bổ sung quy định cho phép cả cá nhân và pháp nhân đƣợc cung cấp dịch vụ về đại lý thuế; mở rộng phạm vi hành nghề của đại lý thuế theo hƣớng cho phép đại lý thuế đƣợc cung cấp các dịch vụ tƣ vấn thuế, rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, đại diện cho ngƣời nộp thuế trực tiếp tham gia trong quá trình tranh tụng trƣớc tòa án; bổ sung quy định để từng bƣớc chuyển giao một số hoạt động quản lý về đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế cho các tổ chức, hội nghề nghiệp…

Hoàn thiện các quy định để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế: Xây dựng và thƣờng xuyên cập nhật các bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá phục vụ quản lý rủi ro trong quản lý thuế; xây dựng, rà soát, hoàn thiện các quy định quản lý thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới, giao dịch của các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết…

Hoàn thiện quy định nhằm đảm bảo việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế đầy đủ, chính xác:

phục vụ quản lý thuế trong nội bộ cơ quan thuế;

(ii) Quy định về phối hợp, chia sẻ, đối chiếu chéo dữ liệu trong nội bộ ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các bộ, ngành có liên quan.

Tái thiết kế quy trình nghiệp vụ quản lý thuế nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý thuế và phù hợp với giải pháp công nghệ mới đƣa ra theo những chuẩn mực quốc tế về thuế.

Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, phân cấp quản lý và quy chế phối hợp trong quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn:

Khi đã có tiêu thức cụ thể để phân loại Doanh nghiệp lớn, mở rộng danh sách các Doanh nghiệp lớn. Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cần thƣờng xuyên đào tạo bổ sung những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ đảm bảo đủ ngƣời để quản lý thuế đối với những doanh nghiệp có đủ điều kiện là doanh nghiệp lớn. Cần thành lập Phòng Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn tại Cục thuế tỉnh, thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dƣơng để trực tiếp quản lý những doanh nghiệp lớn tại địa phƣơng nhằm giảm tải cho Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp lớn đồng thời hỗ trợ và kiểm soát chặt chẽ hơn, kịp thời hơn các doanh nghiệp tại chính địa phƣơng mình. Việc thành lập bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn sẽ làm tăng số thu và sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân sách địa phƣơng.

Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn đƣợc thành lập ở Tổng cục Thuế. Tại các Cục thuế địa phƣơng, các Doanh nghiệp lớn sẽ do Phòng Kiểm tra Doanh nghiệp lớn hoặc bộ phận thuộc Phòng Kiểm tra Doanh nghiệp lớn thực hiện quản lý và đặt dƣới sự kiểm soát của Cục Thuế. Phòng Kiểm tra Doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)