Công tác Thanh tra và kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5.4. Công tác Thanh tra và kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp lớn

Về Thanh tra, kiểm tra thuế. Số thu thuế lớn cùng tính phức tạp trong

các giao dịch thuế của Doanh nghiệp lớn cho thấy sự cần thiết phải tiến hành thanh tra thƣờng xuyên.

Để công tác thanh tra, kiểm tra Doanh nghiệp lớn đạt hiệu quả, mỗi Doanh nghiệp lớn đều phải đƣợc thanh tra mỗi năm một lần để phát hiện sớm sai phạm và để doanh nghiệp tránh rủi ro mắc sai lầm; Áp dụng các hình thức thanh tra khác nhau bao gồm thanh tra một vấn đề duy nhất, thanh tra chuyên đề về doanh thu, thanh tra toàn diện đối với tất cả các loại doanh thu và các kỳ tính thuế, điều tra thận trọng đối với các dàn xếp thực hiện tránh thuế, trốn thuế, gian lận thuế. Đặc biệt chú trọng kiểm tra và phát hiện hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp lớn.

Củng cố công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp của hệ thống hiện hành: tập trung vào các biện pháp chống thất thu ngân sách nhà nƣớc theo đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế nhằm đảm bảo cơ quan thuế quản lý đủ doanh nghiệp và đối tƣợng chịu thuế, tính đúng tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc; chuyển dần các doanh nghiệp này sang cơ chế tự khai – tự nộp và áp dụng phƣơng thức thanh tra mới.

Phân loại đối tƣợng để thanh tra, kiểm tra. Tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tƣợng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thƣờng xuyên

gian lận về thuế. Các đối tƣợng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì có thể 5 năm mới kiểm tra toàn diện một lần. Nói cách khác là xây dựng và thực hiện kỹ thuật thanh tra dựa trên phân tích, đánh giá quản lý rủi ro.

Căn cứ các tiêu chí đánh giá rủi ro của cơ chế tự khai – tự nộp (nhƣ tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận, biến động giá thành đơn vị sản phẩm, biến động tỷ trọng nguyên vật liệu tồn kho trên vốn lƣu động)...và các tiêu chí cụ thể khác theo từng ngành, lĩnh vực, để ứng dụng từng bƣớc trong việc lựa chọn đối tƣợng thanh tra.

Nghiên cứu và xây dựng Đề án triển khai điều tra thuế, trong đó chú ý mô hình và phƣơng pháp điều tra đối với các trƣờng hợp gian lận, trốn thuế, phối hợp trong quá trình điều tra thuế với các ban ngành khác nhƣ: công an, toà án…, chuẩn bị sẵn sàng khi Nhà nƣớc giao chức năng điều tra thuế cho cơ quan thuế.

Các trƣờng hợp gian lận về thuế phải bị xử phạt nghiêm minh theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành để có tác dụng răn đe và giáo dục các doanh nghiệp khác chấp hành đúng pháp luật thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)