Quy trình tổ chức thựchiện chính sách tạo việclàm cho nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 32)

1.3.1 . Xây dựng, kế hoạch triển khai thực thực hiện chính sách

Đây là bước cần thiết và rất quan trọng vì tổ chức thực hiện chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan Nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động hoàn toàn.

Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực

hiện chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện; cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện chính sách.

Thứ hai: xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm.

Thứ ba: xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu, có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách.

Thứ tư: lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.

Thứ năm: xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách công bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan Nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách.

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tạo việc làm cho nông dân

Sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiệnchính sách tạo việc làm cho nông dân được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; về tính khả thi của chính sách … để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của quản lý Nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.

Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách công cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng cần được tuyên truyền luôn củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực hiện chính sách. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng.

1.3.3. Phân công, thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân

Chính sách tạo việc làm cho nông dân được thực hiện trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực thi của Nhà nước.

Không chỉ có vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật. Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách hợp lý với khả năng thực hiện của các bên.

Sự phân công, thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân là phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách. Hoạt động phân công diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách

1.3.4. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân nông dân

Đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích dựa trên kế hoạch đã được xây dựng từ bước một, triển khai thực hiện nhằm làm cho các chủ thể thực hiện chính sách nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách.

Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc, kiểm tra để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách công.

Ngoài ra, thông qua hoạt động đôn đốc, kiểm tra phát hiện, đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thựchiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách và kịp thời đưa ra biện pháp khuyến khích nhân tố tích cực trong thực hiện chính sách để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.

1.3.5. Tổng kết thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân

Tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân được tiến hành liên tục trong thời gian dài. Trong quá trình đó người ta có thể đánh giá từng

phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực hiện chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách. Đó là cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương tham gia thực hiện chính sách. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng, sự phối hợp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân

Việc tổ chức tổng kết thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân dựa trên các kế hoạch, nội quy, quy chế đã xây dựng ở hoạt động lập kế hoạch trong quá trình thực hiện chính sách. Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan Nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách công của các tổ chức chính trị và xã hội với Nhà nước.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân

1.4.1. Yếu tố bên trong

Thứ nhất: chất lượng hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là bước khởi đầu trong chu trình chính sách, đây là bước đặc biệt quan trọng. Hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm thời, cục bộ, mà nó ảnh hưởng lâu dài, liên quan tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong quá trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động. Trong việc hoạch định chính sách công cần phải có sự tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, tác động ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chính sách, các biện pháp thực hiện chính sách và từ đó làm căn cứ để lựa

chọn phương án chính sách phù hợp với thực tế. Muốn thực thi chính sách hiệu quả cần thiết phải hoàn thiện việc hoạch định chính sách của Nhà nước.

Thứ hai: sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Hồ Chí Minh đã nói: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là đối tượng thực hiện chính sách. Nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia thực hiện hóa mục tiêu chính sách lại vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách.Vì vậy, một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ. Ngược lại, một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, không phù hợp với điều kiện, trình độ hiện có của dân sẽ bị tẩy chay hoặc bỏ rơi, không được thực hiện.

Thứ ba: sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp trên.Việc thực thi chính sách được triển khai từ trung ương đến địa phương.Việc triển khai các hoạt động của chính sách ở cấp huyện khi được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo cấp trên về các điều kiện hỗ trợ chính sách như nhân lực và tài chính trở thành động lực thúc đẩy chính sách thành công. Đồng thời, với sự theo dõi, giám sát của nhà lãnh đạo cấp trên đối với việc triển khai sẽ kịp thời ban hành các quyết định hỗ trợ kịp thời cho chính sách, góp phần giảm bớt các sai lầm và đẩy lùi khó khăn.

Thứ tư: năng lực của cơ quan và cán bộ thực hiện chính sách. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức có tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động, sự vận hành của chính sách. Thực tế đã cho thấy, ở cơ quan, đơn vị hoặc địa phương nào có đội ngũ cán bộ, công chức làm việc năng nổ, tận tụy, có trách nhiệm từ cấp trên đến cấp dưới thì hiệu suất thực thi chính sách thường đạt cao. Ngược lại, nếu còn tồn tại người thiếu ý thức trách nhiệm, chỉ chăm chăm vun vén cho lợi ích của bản thân, thậm chí, lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để tư lợi thì sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển lành mạnh về mọi mặt của chính sách.

1.4.2. Yếu tố bên ngoài

Thứ nhất: vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Nếu như ở địa phương có vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp giao lưu, trao đổi hành hóa, kinh tế phát triển, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Ngược lại, vị trí địa lý kém thuận lợi cũng gây khó khăn không nhỏ cho quá trình thực hiện, khiến chính sách mất đi các cơ hội để được dễ dàng thành công trong thực tế. Tương ứng với điều kiện về tài nguyên thiên nhiên cũng vậy, một địa phương phong phú về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, đất sẽ là tiền đề tốt để thực thi chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, việc thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên cũng gây hạn chế để phát triển kinh tế. Vì vậy Đảng và nhà nước ta cần có các biện pháp, chính sách tạo tạo việc làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từ đó khai thác thế mạnh sẵn có của địa phương và tận lực giảm đi các hạn chế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên.

Thứ hai: trình độ phát triển kinh tế xã hội: Nền kinh tế có ổn định, phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu người và trình độ học vấn của dân cư có cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai chính sách tạo việc làm. Đi kèm đó, việc nhận biết các điều kiện về trình độ phát triển kinh tế cùng nhiều phong tục, tập quán của đời sống dân cư trên địa bàn sẽ giúp hạn chế những đặc tính có thể gây cản trở cho quá trình chính sách,đồng thời phát huy tối đa những đặc tính phù hợp với quá trình thực hiện chính sách.

Thứ ba: thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, hoạt động đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đã đạt nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việclàm và thu nhập cho người lao động, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tạo việc làm

đã đề ra. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư thời gian qua hiệu quả chưa cao, chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do một số rào cản xuất phát từ thể chế kinh tế, tổ chức hệ thống và quản lý kinh tế, các yếu tố đầu vào của sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư đã làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư, gây khó khăn trong việc thực thi một số nội dung của chính sách tạo việc làm.

Thứ tư: ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin quản lý kịp thời. Trong quản lý, thông tin được coi là chất liệu của đầu vào, là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm của quản lý. Còn trong quá trình thực hiện chính sách thông tin không chỉ là chất liệu mà còn là dẫn liệu trong toàn bộ quá trình đến kết quả của chính sách. Không có thông tin và thông tin không chính xác thì không thể tạo nên bất kỳ kết quả nào của chính sách. Chúng ta có thấy được vai trò quan trọng của thông tin qua nhận định của V.I.Lê- nin: “Không có thông tin thì không có thắng lợi trong bất kỳ lĩnh vực nào, cả khoa học, kĩ thuật và sản xuất”.

1.5. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân

1.5.1. Kinh nghiệm huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang

Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đường bộ. Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên. Với lợi thế về địa bàn và giao thông thuận tiện, lại tiếp giáp với các vùng kinh tế lớn trong và ngoài tỉnh, Hiệp Hòa đã sử dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm tìm kiếm, thu

hút, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát triển kinh tế - xã hội huyện, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tạo nhiều chỗ làm việc mới: Kinh nghiệm tạo việc làm ở huyện Hiệp Hòa là:

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Từ đó, chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc trong ngành công nghiêp – xây dựng và dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)