3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc thựchiện chính sách tạo việclàm cho
3.2.1 Hoàn thiện công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ
Việc xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn và kế hoạch triển khai về thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân đã được các cấp chính quyền chú trọng. Tuy nhiên, các văn bản còn mang tính định hướng chung chung, chưa rõ ràng đã gây ra khó khắn trong quá trình thực hiện chính sách. Do vậy, trong thời gian tới, để chính sách tạo việc làm cho nông dân đạt được mục tiêu,công tác xây dựng văn bản liên quan đến hoạt động tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân cần thực hiện những giải pháp sau:
- Đối với thực hiện chính sách đào tạo nghề cho nông dân:
Thứ nhất: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát lại các nghề đào tạo cho nông dân, bảo đảm các nghề phải phù hợp nhu cầu thực tế của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.Phối hợp với các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đại học trong việc tuyển sinh, định hướng học nghề phục vụ nhu cầu lao động tại chỗ trong Khu, cụm cụng nghiệp trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.
Thứ hai: việc xây dựng, ban hành văn bản về đào tạo nghề phải bảo đảm sự thống nhất và các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, sát với yêu cầu của thực tế.
Thứ ba: cần xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới theo hướng: tạo đầu ra cho các học viên sau khi hoàn thành các khóa học nghề, xây dựng cơ chế giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo có địa chỉ và thực hiện tốt việc giải quyết việc làm sau đào tạo.Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, thường xuyên cho các đối tượng độ tuổi từ 18 đến 55 có nhu cầu đào tạo trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, cơ khí, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nhằm tạo ra lực lượng lao động có tay nghề, xác định làm việc lâu dài, ổn định ngành nghề đã chọn.
- Đối với thực hiện chính sách phát triển khu, cụm công nghiệp và làng nghề đào tạo:
Thứ nhất: Tăng cường công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch. Xây dựng chương trình hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, nhằm mở ra cơ hội mới cho công nghiệp Yên Phong trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Thứ hai: Giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất phát triển, sản xuất kinh doanh. Hướng các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh vào các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch; xây dựng bản tin quy hoạch sử dụng đất nhằm cung cấp thông tin, công khai quy hoạch sử dụng đất đến từng xã và hỗ trợ doanh nghiệp.
Thứ ba: Xây dựng cơ chế kiểm tra hệ thống xử lý chất thải và kinh phí vận hành các công trình đảm bảo vệ sinh môi trường của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, thực hiện phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững, không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển kinh tế; đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những hộ bị thu hồi đất.
Thứ tư: Củng cố và phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, quy mô doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; khuyến khích và tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất tiên tiến hài hoà với kỹ thuật truyền thống.
Thứ năm: Chú trọng xây dựng các khu vực sản xuất tập trung, kết hợp sản xuất tại các hộ gia đình. Phát huy các làng nghề truyền thống lâu đời, có trình độ sản xuất cao, đưa nghề mới vào địa phương. Quan tâm đầu tư, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình cho các tập thể, cá nhân các lĩnh vực phụ trợ cho sản xuất trong khu, cụm công nghiệp tập trung như các nghề: sản xuất bao bì giấy, gỗ, túi nhựa… (bao bì đóng gói); xuất ăn công nghiệp, trang phục bảo hộ….
Thứ sáu: Hỗ trợ các làng nghề tìm kiếm thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm: quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước trong việc cung cấp đầu vào cho sản xuất; gắn kết các làng nghề với hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm; phối hợp với các Trung tâm xúc tiến thương mại, thương vụ để quảng bá, giới thiệu và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài…
- Đối với thực hiện chính sách cho nông dân vay vốn
Hiện nay, các tổ chức tín dụng, tài chính ngân hàng và các tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp với các nguồn quỹ hội tương đối lớn, cùng với sự hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, để người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận và vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống.
Tuy nhiên, để người lao động có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và vay vốn, cần phải: Đơn giản hoá các thủ tục hành chính để cho phần lớn người lao động có cơ hội vay vốn, đặc biệt là những người lao động nghèo làm ăn lớn cũng như những lao động muốn đi xuất khẩu lao động nhưng không có vốn, tức là cần quan tâm đến điều kiện cụ thể của từng đối tượng vay. Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và thời điểm vay vốn của người lao động, ưu đãi lãi suất vay. Cho vay vốn cần tư vấn, giới thiệu hướng dẫn cụ thể để cho người lao động sử dụng đồng vốn vay hiệu quả.
Ưu tiên cho vay vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất, những người có trình độ kỹ thuật, lao động qua đào tạo nghề có dự án mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, có khả năng thu nhận nhiều lao động để bồi dưỡng kiến thức, đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ.
- Đối với thực hiện chính sách hỗ trợ đi lao động ở nước ngoài
Thứ nhất: Tiến hành xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động huyện Yên Phong trong thời gian tới, tìm kiếm thị trường lao động mới phù hợp với đặc điểm, điều kiện lao động của địa phương
Thứ hai: Cần tìm hiểu thông tin thị trường lao động một cách thường xuyên. Vì thông tin thị trường lao động phản ánh trung thực cung cầu lao động, các điều kiện làm việc, trung gian thị trường lao động. Thông tin thị trường giúp cho các cơ quan chức năng hoạch định các chính sách trong phát triển nguồn nhân lực, định hướng nghề nghiệp phù hợp, giúp người sử dụng lao động có kế hoạch tuyển lao động… từ đó giúp người lao động có khả năng tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.
Thứ ba: Thông báo công khai các khoản đóng góp theo quy định, quy chế quyền lợi của người lao động tham gia xuất khẩu.
Thứ tư: Các cơ quan nhà nước cần tăng cường chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các đối tượng đi xuất khẩu vì chi phí bỏ ra để đi xuất khẩu là quá lớn nên nhiều người có nhu cầu nhưng lại không thể đi.
Thứ năm: Nhiều lao động trên địa bàn huyện sau khi xuất khẩu lao động về cho rằng việc làm không phù hợp do chưa có trình độ tay nghề, chuyên môn. Nên người lao động trước khi đi xuất khẩu cần được đào tạo bàn bản, học nghề, ngoại ngữ , pháp luật và phong tục tập quán của nước đến xuất khẩu. Do vậy, Phòng lao động TB&XH huyện cần phối hợp với các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề cùng thực hiện, một mặt chủ động được nguồn lao động, mặt khác nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu.
Thứ sáu: Cần giảm thiểu thời gian làm thủ tục và thời gian chờ đợi của người lao động. Đây là một trong những giải pháp góp phần giảm chi phí phát sinh ban đầu của người lao động nhằm thu hút đông đảo người lao động đi xuất khẩu.
Thứ bảy: Cần vận dụng đúng nghị quyết văn bản của Nhà nước về xuất khẩu lao động nhằm tạo ra hành lang pháp lý phù hợp với điều kiện của địa phương. Cần đánh giá cao vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động.