Quan điểm tạo việclàm cho nông dân tại huyệnYên Phong, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 84)

3.1. Quan điểm tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

3.1.1. Quan điểm về tạo việc làm cho nông dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đề cập đến Chủ nghĩa xã hội đã chỉ rõ: “Trước hết cần làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” và yêu cầu xây dựng “một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là “một xã hội không có chế độ người bóc lột người; một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm ra nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng”

Tuy nhiên, trước khi Đảng và Nhà nước ta có chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm và tạo việc làm chưa được quan tâm đúng mức. Theo nhận thức của người lao động, chỉ có Nhà nước mới có khả năng tạo ra việc làm cho người lao động. Vì thế, việc làm chỉ bó hẹp trong khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ đó dẫn tới tình trạng người thừa việc trong khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, còn lại các khu vực kinh tế khác vẫn thiếu người do không tính toán đến nhu cầu và hiệu quả kinh tế; không tính toán được hiệu quả sử dụng lao động.

Ngày 27/7/1978, tại hội nghị Trung ương Khóa IV đã ra Nghị quyết về “Kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới”. Nghị quyết đã chỉ rõ “về kinh tế, bộ máy lãnh đạo và quản lý

phải xuất phát từ đỏi hỏi của việc xây dựng cơ cấu kinh tế mới (ngành, địa phương, cơ sở) và phương thức quản lý kinh tế mới, phải phát huy tác dụng tích cực đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế mới và phương thức quản lý mới”. Trong đó “các cơ sở phải thực hiện cho được hoạch toán kinh tế, sản xuất kinh doanh có lãi, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước nâng cao thu nhập của người lao động, phát triển phúc lợi tập thể tăng nguồn vốn tự có để tái sản xuất mở rộng”. Trên cơ sở đảm bảo, hoàn thành kế hoạch nhà nước, cơ sở có quyền đặt quyền hạn trực tiếp với các đơn vị cơ sở khác bằng những hợp đồng về phân công hợp tác sản xuất, về cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm về vận chuyển hàng hóa, về đào tạo công nhân, về áp dụng và nâng cao khoa học kỹ thuật.

Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và cho đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội. Từ sử dụng mức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến máy móc với công nghệ, phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Chính vì thế, vấn đề việc làm và tạo việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư. Điều đó đã được thể hiện tại các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và lần thứ X.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII về đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế xã hội Đại hội VI, Đảng ta thừa nhận: tốc độ tăng dân số quá nhanh tạo nên áp lực lớn về đời sống và việc làm; Vấn đề việc làm đặc biệt gay gắt, do người lao động không có việc làm từ nhiều nguồn tăng lên nhanh; Các chính sách và biện pháp tạo việc làm, giải quyết việc làm còn bị động, chắp vá. Do đó, Đảng ta tiếp tục nêu rõ trong một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội cấp bách trong 5 năm 1991-1995 là phấn đấu tạo thêm nhiều việc làm kể

cả cho những người dôi ra trong quá trình sắp xếp lại sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý, chú trọng đào tạo lại nghề nghiệp và giúp một phần vốn cần thiết ban đầu. Đặc biệt trong Đại hội VII, Đảng ta đã ghi trong Văn kiện Đảng cụm từ “thị trường sức lao động”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, trong khi đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng ta yêu cầu phải tiến hành công bằng xã hội. Trong đó chú trọng vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt; Vì thế cần tạo việc làm nhiều hơn, số lao động tăng lên hàng năm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 22-25% và Đảng ta xác định đảm bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việc làm; Khuyến khích các tổ chức cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp cụ thể là tạo việc làm cho 6,5-7 triệu người, tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên 75%.

Lần đầu tiên, khi đưa vào trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX “thành phần kinh tế có vốn nước ngoài”, Đảng ta yêu cầu cần lưu ý đến tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội, cho nên tạo việc làm là một chính sách xã hội cơ bản, bằng nhiều giải pháp tạo ra việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng nhất là trong nông nghiệp và nông thôn; Các thành phần kinh tế mở mang nhiều ngành nghề, các cơ sở sản xuất dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Khôi phục và phát triển các làng nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên, tổ chức chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở nước ngoài; Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh

xã hội, sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp. Với các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2001-2005 là tạo việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động qua đào tạo, bình quân 1,5triệu lao động/năm; Đặc biệt là “mở rộng thị trường lao động”.

Đại hội X của Đảng nêu rõ: “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển”, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; là “trong 5 năm tạo việc làm cho 8 triệu lao động”. Trong đó, ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều doanh nghiệp.

Đại hội XI, Đảng ta quán triệt quan điểm: “Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập. Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề.Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế.Đẩy mạnh và chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động”.

Đại hội Đảng XII, Đảng ta xác định gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo.

Như vậy, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà cốt lõi là phát triển sức sản xuất, với tư duy đổi mới kinh tế, Đảng ta luôn xác định tạo việc làm cho nông dân là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với nước ta.

3.1.2. Quan điểm của huyện Yên Phong

- Trong thời gian tới UBND huyện Yên Phong cần phải xác định tạo việc làm là nhiệm vụ cấp bách, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

- Tạo việc làm phải dựa trên cơ sở huy động và sử dụng đầy đủ, đồng bộ các nguồn lực có trên địa bàn, đảm bảo các nguồn lực được khai thác một cách hiệu quả, đặc biệt là nguồn lực con người.

- Cần sự kết hợp đầu tư của Nhà nước, các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các tổ chức đoàn thể, cả cộng đồng và bản thân người lao động. Đồng thời, phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống chính sách, cơ chế đồng bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương.

- Tạo việc làm cũng cần gắn chặt với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

3.1.3. Định hướng của huyện Yên Phong

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Gắn công tác phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm với thực hiện nhiệm vụ công tác của các cấp, các ngành.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm của trung ương, tỉnh, huyện đề ra, như: chương trình xóa đói giảm nghèo, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn….Phấn đấu mỗi năm tạo được từ 1.000 đến 1.500 chỗ việc làm mới và ổn định.

- Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh, nhằm nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, quy hoạch rõ ràng, cụ thể về chất lượng, đội ngũ giáo viên cả dạy văn hoá và dạy nghề. Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh vào học các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và trường nghề.

- Chú trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực Nhà nước thu hồi đất và các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, trong đó tập trung nâng cao tỷ lệ lao động có tay nghề kỹ thuật.

- Nắm chắc các đầu mối về phát triển nguồn nhân lực ở các địa phương, các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động có những thông tin đầy đủ về cung - cầu lao động.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)