Chú trọng tổng kết rút kinh nghiệm thựchiện chính sách tạo việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 104)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc thựchiện chính sách tạo việclàm cho

3.2.6. Chú trọng tổng kết rút kinh nghiệm thựchiện chính sách tạo việc

làm cho nông dân

Tổng kết rút kinh nghiệm là việc đánh giá lại toàn bộ công việc đã triển khai nhằm xem xét mức độ thành công, thất bại để có những kế hoạch tiếp theo.

Công tác tổng kết việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân huyện Yên Phong phải nêu lên được kết quả toàn diện về triển khai công việc trong kỳ, kể cả mặt được và mặt chưa được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; phải chỉ ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của kết quả đã nêu; phải rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc triển khai công việc, nhất là những bài học kinh nghiệm tổng kết ý kiến phản hồi của người dân được thụ hưởng chính sách và chính quyền địa phương; phải đề xuất được các kiến nghị và giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, yếu kém hoặc phải đưa ra được những giải pháp khắc phục những hậu quả do việc triển khai công việc không thành công.

Vì vậy, muốn công tác tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân huyện Yên Phong được thực hiện một cách kịp thời, chính xác; chính quyền huyện cùng với Ban chỉ đạo và các ban ngành có liên quan cần thực hiện báo cáo tổng kết theo quy trình sau:

- Xác định mục đích và yêu cầu của việc tổng kết: mục đích của việc tổng kết là nhằm đánh giá đúng thực trạng kết quả, hiệu quả của nội dung chính sách, quá trình tổ chức triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp, kiến nghị bổ sung, sửa đổi nội dung của chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện hiệu quả của chính sách phù hợp với điều kiện thực tế. Muốn việc tổng kết đạt kết quả thì cần phải thực hiện bước xác định mục đích và yêu cầu của việc tổng kết. Bởi đây là bước định hướng cho công tác tổng kết; là bước đặt ra mục tiêu chủ yếu của công tác tổng kết cần hướng tới hay cần đạt được.

- Xây dựng đề cương kế hoạch triển khai thực hiện việc tổng kết:

+ Căn cứ vào nội dung chính sách cần được sơ kết, tổng kết để xây dựng đề cương;

+ Tổ chức các đoàn kiểm tra thực tế tại địa phương, thường là các địa bàn trọng điểm, các địa phương tổ chức triển khai tốt và yếu kém trong việc thực hiện chính sách

+ Xây dựng hệ thống các biểu mẫu thống kê, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính sách và công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách; tuỳ từng loại, từng đặc điểm của chính sách mà xây dựng các biểu thống kê thu thập thông tin phù hợp. Các biểu mẫu thống kê phải đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện, tính cấn đối, tính cập nhật thông tin và đặc biệt là có thể so sánh được.

+ Hướng dẫn các địa phương bằng văn bản nội dung kiểm tra tổng kết, gửi báo cáo kết quả để tổng hợp;

+ Tập hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện để làm cơ sở so sánh kết quả thực hiện so với mục tiêu và nội dung chính sách;

+ Lựa chọn các phương pháp sử dụng trong báo cáo: Sử dụng các phương pháp như: mô tả, so sánh, phân tích nguyên nhân, …để từ đó xác định mức độ tác động của từng nguyên nhân đến tổng thể nghiên cứu.

- Xây dựng báo cáo tổng hợp: tập trung phân tích, đánh giá các nội dung sau:

+ Đối tượng thụ hưởng chính sách;

+ Nguồn lực đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chính sách;

+ Đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách (khâu quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra);

+ Hiệu quả của chính sách (nhấn mạnh hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội);

+ Mặt hạn chế (chưa phù hợp, thiếu tính khả thi) của chính sách đối với các địa phương qua thời gian tổ chức thực hiện;

+ Đề xuất, kiến nghị bổ sung hoàn chỉnh chính sách (cả về nội dung chính sách, tổ chức thực hiện, nguồn lực đảm bảo và đối tượng thụ hưởng);

+ Xin ý kiến đóng góp vào dự thảo và hoàn chỉnh báo cáo và trình cấp có thẩm quyền (có thể tổ chức Hội tổng kết việc thực hiện chính sách nếu thấy cần thiết).

Mỗi vấn đề đưa ra trong báo cáo phải có nhận định, có dẫn chứng, phân tích nguyên nhân; bố trí các phần trong báo cáo hài hoà cân đối nhau theo một quan hệ tỷ lệ.

Tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách là công việc có tính tổng hợp, đòi hỏi người làm ngoài việc biết thu thập thông tin một cách khoa học (chính xác, kịp thời, đầy đủ) còn phải biết lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các phương pháp phân tích. Việc lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao giá trị những tư liệu hiện có, góp phần quan trọng quyết định chất lượng của công tác tổng kết.

Để đảm bảo chính sách tạo việc làm cho nông dân được triển khai một cách có hiệu quả; kịp thời phát hiện những ưu, nhược điểm trong quá trình triển khai thực hiện nhằm phát huy, nhân rộng những mặt được, hạn chế những mặt

chưa được; công tác tổng kết việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, theo lộ trình thời gian nhất định. Để làm tốt công tác tổng kết, những người tham gia các hoạt động xây dựng chính sách cũng như triển khai thực hiện chính sách phải có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, trong đó có yêu cầu phải nắm chắc công nghệ và quy trình tổ chức công tác tổng kết; phải biết vận dụng kiến thức đã cập nhật được, chủ động tiến hành các hoạt động tổng kết trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, từ đó đúc rút kinh nghiệm hoàn thiện kiến thức và kỹ năng triển khai các hoạt động tổng kết rút kinh nghiệm nói chung và tổng kết các chính sách tạo việc làm cho nông dân nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, quan điểm và định hướng của huyện Yên Phong cũng như thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân huyện, học viên đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong bao gồm:

- Đổi mới công tác ban hành văn bản, tổ chức triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân.

- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách tạo việc làm cho nông dân. - Hoàn thiện chuyên môn và kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện chính sách.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện chính sách, có cơ chế khen thưởng và kỷ luật thích hợp.

- Đẩy mạnh việc tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính tạo việc làm cho nông dân.

Trên đây là một số giải pháp học viên đưa ra, do hạn chế về thời gian và hiểu biết nên các giải pháp trên có thể chưa đi vào chi tiết nhưng mang tính chất tham khảo cho địa phương, góp phần hoàn thiện thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong.

KẾT LUẬN

Tạo việc làm là chính sách đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động. Là giải pháp giúp xoá đói, giảm nghèo, thông qua tạo việc làm người lao động có công việc ổn định, tạo ra thu nhập cho bản thân và xã hội. Tạo việc làm luôn là một vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội cấp bách hiện nay. Tạo việc làm cho người lao động phải gắn với phát triển nguồn nhân lực, để kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội. Con người là mục tiêu, động lực phát triển đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo đổi mới và hoàn thiện quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mối quan hệ này vừa là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển vừa là đòi hỏi chủ quan bức xúc của quản lý kinh tế - xã hội và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thông qua việc triển khai các chính sách.

Việc làm thay đổi tích cực đời sống của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, hình thành thị trường lao động, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần tích cực vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với tính chất quan trọng, vấn đề việc làm và tạo việc làm cho người lao động luôn được Đảng và Nhà nước chỉ đạođầu tư, xây dựng triển khai chiến lược, chính sách, chương trình. Trên cơ sở đó, Đảng bộ và chính quyền huyện Yên Phong đã đẩy mạnh việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân trên địa bàn huyện . Mỗi năm bình quân huyện tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng và cải tạo bộ mặt của huyện, bước đầu hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao rõ rệt đời sống của người dân. Đồng thời, việc triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm trong thời gian qua cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác quản lý. Làm sao để tạo được nhiều việc làm cho người lao động và làm sao khai

thác được hết tiềm năng của sức lao động trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội luôn là câu hỏi cần được nghiên cứu và trả lời trong toàn quá trình thực hi ện chính sách.

Xuất phát từ mục tiêu và yêu cầu, luận văn “Thực hiện chính sách tạo

việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” đã giải quyết

được những nội dung sau:

Luận văn đã hệ thống được vấn đề lý luận về việc làm, tạo việc làm, chính sách tạo việc làm, thực hiện chính sách tạo việc làm,sự cần thiết phải thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân, là cơ sở lý luận khoa học để đề ra các giải pháp.

Đồng thời, đưa ra các căn cứ thực tiễn, kinh nghiệm của các địa phương về thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân. Mỗi địa phương đều có những đặc trưng riêng với những cách thực hiện cũng như các thế mạnh riêng trong công tác triển khai thực hiện chính sách. Vì vậy, việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc để áp dụng vào thực tiễn của huyện Yên Phong là điều hoàn toàn cần thiết.

Để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, học viên tập trung phân tích thực trạng các nội dung chính sách về: chính sách đào tạo nghề, chính sách vay vốn, chính sách phát triển khu, cụm công nghiệp và làng nghề, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Đây là cơ sở để luận văn đưa ra những đánh giá và nhận xét về hoạt động thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong.

Hoạt động thực thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong thời gian qua đã có nhiều thành tựu. Việc triển khai chính sách được thực hiện đồng bộ, với nhiều hoạt động thiết thực để tạo việc làm cho người lao động sau khi mất đi diện tích đất canh tác nông nghiệp. Đồng thời, huyện cũng chủ động thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách

tạo việc làm, xây dựng các thiết chế hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm, thành lập và sử dụng Quỹ quốc gia về tạo việc làm, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm, phát huy và cải tiến các sản phẩm truyền thống đặc sắc của các làng nghề và tổ chức xuất khẩu lao động cho nông dân. Đã góp phần quan trọng huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội về tạo việc làm cho nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật lao động (2012).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm, của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công

nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.

3. PGS.TS. Trần Xuân Cầu (2013), “ Kinh tế nguồn nhân lực”, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

5. Đỗ Kim Chung và cộng sự (2008), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.

6. Nguyễn Mậu Dũng (2011), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Chung (1997), Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia.

8. Nguyễn Thúy Hà (2013), Chính sách việc làm – Thực trạng và giải pháp”, Viện nghiên cứu lập pháp.

9. Phạm Mạnh Hà (2013), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnhNinh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ, Học viện chính trị – Học viện Hành chính Quốc gia HCM.

10. PGS.TS Nguyễn Hữu Hải “Chính sách công - Những vấn đề cơ bản” (2014). 11. Nguyễn Hữu Hải (2008), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội;

12. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về chính sách công, Nxb chính trị quốc gia.

13. Triệu Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học KTQD Hà Nội.

14. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), Nxb Chính trị quốc gia. 15. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb Chính trị quốc gia.

16. Học viện Hành chính (2013), Giáo trình Hoạch định và thực thi chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia.

17. Hội nông dân huyện Yên Phong (2017), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ X.

18. Phạm Văn Khôi (2007), Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Đại học kinh tế quốc dân.

19. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng (2006).

20. Luận văn thạc sĩ “ giải quyết việc làm cho người lao động tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

21. Luận văn thạc sĩ, năm 2017 Học viện hành chính Quốc gia “ Thực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

22. Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Thị Loan, năm 2015 Học viện Hành chính Quốc gia “ Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.

23. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách công, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Phan Công Nghĩa (1999), Giáo trình thống kê laođộng, NXB Thống kê, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Nhường (2011), Chính sách an sinh xã hội đối với ngừơi nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp( nghiên cứu tại Bắc Ninh). Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

26. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia.

27. Nguyễn Minh Phong (2011), “Chính sách lao động - việc làm nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô”, Tạp chí Tài chính điện tử, số 96 ngày 15/6/2011.

28. Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2010), Chính sách hỗ trợ của nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện Hội nhập WTO, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

30. Nguyễn Ngọc Phú (ch.b) (2010), Thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay: Những vấn đề đặt ra - giải pháp, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

31. Chu Tiến Quang (2001), “Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

32. Quyết định số 1831/2013/QĐ-TTg ngày 09/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)